Sở GTVT TP.HCM yêu cầu sửa chữa nhiều cây cầu
Sở GTVT TP.HCM vừa yêu cầu Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ tiến hành sửa chữa, cải tạo nhiều cây cầu trên địa bàn TP.
Cụ thể, đối với cầu Bình Lợi trên đường Phạm Văn Đồng sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá và đề xuất phương án để thực hiện sửa chữa, thay thế các thiết bị quan trắc bị hư hỏng.
Đối với hầm chui Tân Tạo trên quốc lộ 1, quận Bình Tân: Tiến hành sửa chữa các bóng đèn chiếu sáng, các vị trí bị đọng nước trong phòng đặt máy bơm thoát nước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng khai thác của công trình để tiến hành sửa chữa ngay khi có hư hỏng hoặc các vị trí bị thấm, nứt.
Đối với cầu Tân Thuận 1 (đường Huỳnh Tấn Phát, quận 4, quận 7): Cung cấp cho Sở GTVT hồ sơ hoàn thành công việc sửa chữa.
Cầu Cống Đập Rạch Chiếc (quận 9) sẽ được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: ĐÀO TRANG
Video đang HOT
Đối với cầu Rạch ông trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8): Thường xuyên thực hiện vệ sinh trụ cầu và đường dẫn hai bên cầu; lắp đặt camera giao thông ở hai đầu cầu để giám sát vi phạm về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành giải tỏa các vị trí chiếm dụng gầm cầu. Tháo dỡ các đường dây, đường ống đi trên lan can cầu không đúng quy định hoặc chưa được sự cho phép của Sở GTVT…
Ngoài ra, một số cầu khác cũng sẽ được tiến hành sửa chữa như cầu Rạch Cát (đường Mễ Cốc, quận 8), cầu Cống Đập Rạch Chiếc (đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9)…
ĐÀO TRANG
Theo PLO
Bảo tồn 2 nhịp cầu đường sắt Bình Lợi
Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết đã bắt đầu lên kế hoạch bảo tồn 2 nhịp cầu đường sắt Bình Lợi.
Cụ thể, theo Sở GTVT, các đơn vị liên quan như Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng thành phố, Ban Quản lý dự án 7, Phân Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực III, UBND quận Bình Thạnh, Thủ Đức và Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi thống nhất nội dung bảo tồn toàn bộ câu đường săt Bình Lợi là không khả thi và chỉ bảo tồn 2 nhịp cầu (trong đó có 1 nhịp cầu quay và 1 tháp canh đầu cầu phía quận Thủ Đức).
Theo Sở GTVT, Bảo tàng thành phố không có điều kiện mặt bằng để lưu giữ nhịp, dầm cầu và các cấu kiện khác nên công trình sẽ được bảo tồn tại vị trí đang hiện hữu.
Về nhu cầu quay phim, chụp hình trong quá trình tháo dỡ cầu Bình Lợi (các hạng mục không bảo tồn), Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi (Nhà đầu tư) sẽ hỗ trợ Bảo tàng thành phố thực hiện.
Nhịp cầu đường sắt Bình Lợi phía quận Thủ Đức với tháp canh (bên trái) sẽ được bảo tồn. Ảnh: Kiên Cường
Đồng thời, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ Bảo tàng thành phố trong việc thu thập thông tin, tài liệu về hồ sơ thiết kế cầu. Đối với các kết cấu cầu Bình Lợi đề nghị bảo tôn, hiện nay, cầu Bình Lợi là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đang được Tổng Công ty đường sắt Việt Nam quản lý, do đó sở đề nghị đơn vị này tiếp tục có kế hoạch quản lý, bảo tồn.
Ngoài ra, Sở GTVT cũng cho biết sau khi hoàn thành tháo dỡ cầu đường sắt Bình Lợi, phạm vi khu vực cầu đường sắt Bình Lợi cũ (phía bờ quận Bình Thạnh), sở đề xuất giao cho Khu Quản lý đường thủy nội địa nghiên cứu xây dụng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thủy.
Cầu Bình Lợi nằm trong khu ga Bình Triệu - Gò Vấp, trên tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM, thuộc địa bàn TPHCM, cầu được xây dựng từ những năm đầu 1900, có chiều dài 280,4 m băc qua sông Sài Gòn. Năm 1902, cầu đưa vào khai thác gồm 6 nhịp dàn thép vòm mạ cong.
Qua nhiều thời gian, bên phải đường ray gần chân cầu theo hướng từ quận Thủ Đức sang quận Bình Thạnh, hiện vẫn còn tháp canh, trên vách tường hướng ra bờ sông còn rõ ô đắp chữ nổi "Binh Loi Octobre 1948". Năm 2006 đến nay 2 nhịp giản đơn được thay thế bằng 1 nhịp dàn thép thẳng 62 m.
Dự án xây dựng mới cầu đường sắt Bình Lợi thay thế cho cầu đường sắt Bình Lợi cũ với khoang thông thuyền cầu mới đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa cấp III, đáp ứng cho các phương tiện thủy có tải trọng 2.400 DWT lưu thông qua cầu an toàn.
Theo dự án được duyệt, sau khi xây dựng xong cầu đường sắt Bình Lợi mới sẽ tháo dỡ cầu đường sẳt Bình Lợi cũ để đảm bảo luồng giao thông thủy trên sông Sài Gòn.
KIÊN CƯỜNG
Theo PLO
Để người dân chọn đi xe buýt Theo thống kê của Sở GTVT TPHCM, trong 11 tháng năm 2019, trên địa bàn thành phố có 229,6 triệu lượt hành khách đi xe buýt, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018. Số người đi xe buýt mỗi năm ít dần, cho thấy việc phát triển loại hình vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt không khả quan. Bạn...