Sở GTVT Hà Nội giải thích lý do “mặc đồng phục” cho taxi
Ông Hà Huy Quang – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội – cho biết, không thành phố nào nhiều nào taxi nhiều màu như ở Thủ đô (80 hãng, 80 loại màu). Do vậy, thành phố sẽ xây dựng lộ trình để đến năm 2025 thống nhất chung một màu sơn xe taxi ở Hà Nội.
Ngày 29/8, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Sở GTVT Hà Nội đã làm rõ những vấn đề liên quan đến dự thảo Quy chế Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn.
Nội dung quy chế quy định rõ niên hạn sử dụng của xe taxi không quá 8 năm tính từ ngày sản xuất. Xe taxi hết niên hạn không được hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn thành phố.
Từ năm 2018, thành phố sẽ thống nhất thiết kế màu sơn chung cho xe taxi hoạt động trên địa bàn. Từ năm 2019 đến 2024, xe taxi thay mới sẽ áp dụng màu sơn chung. Từ năm 2025, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn toàn thành phố.
Hà Nội sẽ phân vùng hoạt động của xe taxi trên địa bàn thành pho
Đơn vị taxi cũng phải xây dựng phương án kinh doanh theo vùng phục vụ để trình Sở GTVT phê duyệt. Phương án kinh doanh phải đảm bảo các tiêu chí như vùng phục vụ, biển số xe hoạt động theo vùng, mầu sơn, điểm đỗ, điểm dừng đón trả khách…
Quy định cũng nêu rõ thành phố sẽ xây dựng phần mềm điều hành chung xe taxi trên địa bàn. Từ ngày 1/7/2018, các đơn vị taxi phải sử dụng phần mềm này. Dữ liệu phần mềm điều hành chung được kết nối với hành khách, đơn vị taxi và lái xe thông qua điện thoại, máy tính bảng…
Ông Hà Huy Quang – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, thực tế những vấn đề đưa ra trong dự thảo còn quá mới, nhiều ý kiến trái chiều. Do vậy, thành phố vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, các chuyên gia để xây dựng quy chế.
Video đang HOT
Tại hội nghị, ông Hà Huy Quang cũng dành nhiều thời gian làm rõ những băn khoăn của dư luận sau khi công bố dự thảo. Cụ thể, về vấn đề “mặc đồng phục” cho taxi trên địa bàn thành phố, ông Quang cho biết, trên địa bàn thành phố có 80 doanh nghiệp taxi, cùng đó có tới 80 màu sơn xe taxi khác nhau. Ông Quang thông tin không thành phố nào taxi có nhiều màu như Hà Nội.
Ông Quang cho biết, sở GTVT cũng nhận được ý kiến của nhiều doanh nghiệp về việc quá tốn kém khi cùng lúc thay đổi màu sơn xe taxi. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ làm việc này theo lộ trình. Cụ thể, năm 2018, Hà Nội mới đưa ra các mẫu sơn taxi để lấy kiến nhân dân. Và đến năm 2025, mới tính đến việc sơn xe taxi cùng một màu.
Trước ý kiến về việc phân vùng hoạt động taxi trên địa bàn thành phố là “ngăn sông cấm chợ” ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ông Quang lại cho rằng, hoạt động taxi trên địa bàn thành phố hiện quá tự do.
“Sau khi đăng ký kinh doanh, taxi muốn chạy ở đâu cũng được. Chúng tôi thấy như vậy là không ổn, có những vị trí quá nhiều xe, nhưng cũng có nơi không có xe nào”, ông Hà Huy Quang nói.
Theo ông Quang, đã kinh doanh thì phải hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh, chứ không thể đăng ký ở tỉnh này nhưng hoạt động ở tỉnh khác. Do vậy, việc phân vùng hoạt động taxi là hình thức để điều tiết mật độ xe cho phù hợp với thực tế nội thành và ngoại thành và cả xe taxi ngoại tỉnh đưa đón khách trên địa bàn thành phố.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng giải thích rõ vì sao Hà Nội chưa đưa Uber và Grab thuộc diện phải quản lý trong quy chế. Theo ông Quang đây là loại hình vận tải mới, đang được Chính phủ cho vận hành thí điểm, sau đó sẽ tổng kết.
“Do vậy, chúng tôi chưa đưa xe Uber, Grab vào quy chế. Đây là công nghệ mới, trào lưu mới, dẫn đến mô hình quản lý vận tải phải có sự thay đổi cho phù hợp”, ông Hà Huy Quang giải thích thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Xử lý taxi ngoại tỉnh "nằm vùng" ở Hà Nội bằng cách nào?
Theo qui định, các xe taxi phải thực hiện giao ca hàng ngày tại bãi đỗ xe mà doanh nghiệp đã đăng ký địa chỉ với Sở GTVT nơi mình được cấp phép. Tuy nhiên, hàng nghìn xe taxi ngoại tỉnh đang hoạt động thường xuyên ở Hà Nội không thực hiện được quy định này. Sở GTVT các tỉnh có thể căn cứ vào nội dung này để xử lý, thu hồi phù hiệu.
Taxi ngoại tỉnh đang phá vỡ qui hoạch taxi Hà Nội, góp phần làm gia tăng thêm áp lực giao thông của thành phố này (Ảnh minh họa: Nguyễn Dương).
Trước thực trạng hàng nghìn xe taxi do các tỉnh lân cận Hà Nội cấp phép như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,... thường xuyên "tụ" về Thủ đô để kiếm khách, Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc này đang gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, phá vỡ qui hoạch taxi và làm tăng lượng phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.
Liên quan đến nội dung trên, ông Đào Việt Long - Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) - cho biết: Trong số các điều kiện để thành lập 1 hãng taxi, có qui định các doanh nghiệp phải có bãi tập kết xe theo qui định tại địa phương nơi được cấp phép.
Cũng theo ông Long, tại Phụ lục 8a của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 qui định: Đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi và vận tải hàng hóa phải thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn phương tiện: tổng số phương tiện, số xe vận doanh bình quân, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các phương tiện, nội dung kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện trước khi đưa xe ra hoạt động hàng ngày (bao gồm kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát hành trình xe).
"Các doanh nghiệp taxi sẽ phải đăng ký với Sở GTVT nơi mình được cấp phép về thời gian giao ca trong ngày, sáng hoặc chiều. Từ đó, Sở GTVT sẽ theo dõi qua thiết bị giám sát hành trình (GPS) xem các xe taxi có "tụ" về bãi đỗ xe của hãng mình để thực hiện công việc giao ca không, nếu không thực hiện Sở GTVT có quyền xử lý, thu hồi phù hiệu" - ông Long phân tích.
Ông Đào Việt Long thông tin thêm, theo kết quả truy xuất từ thiết bị giám sát hành trình, hàng nghìn xe taxi ngoại tỉnh chỉ hoạt động ở Hà Nội thì không thể thực hiện đúng điều kiện giao cao hàng ngày cũng như điểm đỗ được. Do đó, Sở GTVT các tỉnh có thể căn cứ vào đây để xử lý, thu hồi phù hiệu taxi nếu các doanh nghiệp vi phạm.
Về việc này, khi làm việc với PV Dân trí, đại diện lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh cho rằng rất khó để xử lý vì không có qui định về phạm vi hoạt động của xe taxi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Sở GTVT các tỉnh đang cố tình "tiếp tay" cho xe taxi ngoại tỉnh về Hà Nội hoạt động. Bởi nếu các Sở này thực hiện nghiêm túc công tác hậu kiểm và kiểm tra thường xuyên các hãng taxi sau khi cấp phép thì sẽ không có chuyện hàng nghìn xe taxi nói trên đồng loạt về Hà Nội hoạt động như vậy.
"Thực tế là Hà Nội không cấm các xe taxi ngoại tỉnh về thành phố trả khách. Nhưng khi các doanh nghiệp đăng ký phương án hoạt động ở các tỉnh, cấp phù hiệu tỉnh đó thì để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tỉnh đó chứ không phải phục vụ cho Hà Nội" - ông Đào Việt Long nói.
Ông Long thông tin thêm, trước mắt, Sở GTVT Hà Nội đã chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp chặt chẽ với lực lượng của Công an thành phố và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các vi phạm của phương tiện taxi ngoại tỉnh theo đúng qui định.
Ngày 28/9/2016, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản số 3815/SGTVT-QLVT đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra các điều kiện kinh doanh vận tải đối với phương tiện taxi do Sở GTVT các tỉnh quản lý về hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội. Ngày 30/9/2016, Sở GTVT Hà Nội đã chủ động mời các Sở GTVT các tỉnh liên quan dự cuộc họp để thống nhất về công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi.
Theo số liệu thống kê của Sở GTVT Hà Nội cung cấp, hiện nay có khoảng gần 8.000 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có biển kiểm soát tại Hà Nội (chưa được cấp phù hiệu hoặc đã trả lại phù hiệu) chuyển đi Sở GTVT các tỉnh, thành phố khác quản lý và cấp phù hiệu.
Qua kiểm tra, theo dõi trên hệ thống giám sát hành trình nhiều thời điểm trong tháng 9, tháng 10 năm 2016 cho thấy: Trong danh sách các xe đã được Sở GTVT xác nhận di chuyển đi thì có 2.272 xe đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội tại tất cả các thời điểm kiểm tra, cụ thể như bảng thống kê sau:
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hà Nội: Trích xuất dữ liệu giám sát hành trình, thu hồi phù hiệu 567 ô tô Sau khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, Sở GTVT Hà Nội quyết định thu hồi 641 phù hiệu ô tô vi phạm, trong đó có 121 phù hiệu "Taxi Hà Nội", 151 phù hiệu "Xe hợp đồng", 230 phù hiệu "Công-ten-nơ", 53 phù hiệu "Xe chạy tuyến cố định" và 12 phù hiệu "Xe buýt". Trong 121...