Sở GTVT Hà Nội đề xuất mỗi chuyến xe buýt chỉ chở 20 người
Để phòng chống dịch COVID-19, Sở GTVT Hà Nội đề nghị giảm 50% số hành khách trên mỗi chuyến xe buýt.
Chiều 3/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, đại diện Sở GTVT cho biết, với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Sở đề xuất thực hiện các quy định về phòng, chống dịch. Tuy nhiên, trong điều kiện hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế với thông điệp 5K yêu cầu giữ khoảng cách thì sẽ không đảm bảo.
Theo lý giải của Sở GTVT, điều kiện hoạt động trên xe buýt hành khách đông, không gian chật hẹp nên đề xuất giảm số lượng hành khách vận chuyển trên xe. Khi giảm số lượng hành khách xuống chỉ còn 20 người/chuyến, đơn vị cũng đề xuất tăng tần suất các chuyến xe.
“Với những xe lớn 80 chỗ, đề xuất không vận chuyển quá 50% chỗ ngồi, chỗ đứng. Như vậy mỗi xe sẽ không chở quá 20 người và bố trí hành khách cách đều nhau 1m và 1 ghế. Trước đó năm 2020 Sở Giao thông cũng thực hiện vấn đề này”, đại diện Sở GTVT cho biết thêm.
Với xe khách liên tỉnh, Sở GTVT cho rằng cần phải hiệp thương với các tỉnh và thành phố khác để điều chỉnh cho phù hợp.
Ảnh minh hoạ.
Cũng tại cuộc họp, đại diện Sở GTVT cho hay, sáng 3/2, đơn vị đã nhận được thông tin từ cơ quan chức năng có 1 cán bộ của ngành giao thông là F1 của BN1883. Cán bộ này tiếp xúc với bệnh nhân vào ngày 30/1, ngày chủ nhật cán bộ này ở nhà và thứ 2, thứ 3 đi làm ở cơ quan (số 1 Kim Mã). Trong quá trình làm có giữ khoảng cách cũng như thực hiện quy định phòng chống dịch.
“Tối qua, cán bộ này nhận được thông tin của cơ quan y tế và đã được hướng dẫn để cách ly theo quy định”, đại diện Sở GTVT thông tin.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 1/2, Bộ GTVT đã ban hành Công văn số 951/BGTVT-CYT hoả tốc gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Công văn nêu rõ bắt buộc đeo khẩu trang đối với tất cả người điều khiển phương tiện, tiếp viên, người phục vụ, hành khách và mọi người khác (như người đưa tiễn) trong khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe… và trên các phương tiện vận tải hành khách. Từ chối vận chuyển các trường hợp hành khách không đeo khẩu trang theo đúng quy định.
Không cấm người từ Hà Nội về các địa phương, không phong tỏa tràn lan
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khẳng định, không có chuyện cấm người dân về các địa phương, nhưng việc đi như thế nào và có cần thiết hay không cũng nên được cân nhắc.
Chiều tối nay (3/2) tại phiên họp BCĐ phòng chống dịch TP Hà Nội, Phó giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Từ các ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh đã lan ra 8 tỉnh thành phố khác trong đó có Hà Nội (như vậy đợt này, 10 tỉnh thành đã có dịch ngoài cộng đồng).
Các trường hợp mắc ngoài cộng đồng ở Hà Nội đều xác định được nguồn lây và có nguồn gốc liên quan tới hai ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh.
Các trường hợp mắc trong cộng đồng tại Hà Nội thời gian qua có lịch trình đi lại nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là ca mắc số 1883 gần đây nên nguy cơ lây nhiễm cho nhiều người tiếp xúc. Thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới ngoài cộng đồng.
Đề xuất dừng hoạt động phố đi bộ hồ Gươm
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong đề xuất TP cho phép dừng hoạt động phố đi bộ quanh hồ Gươm ngay từ tuần này để chủ động phòng dịch bởi thực tế số lượng người đến không gian này cũng ít.
Trong đêm giao thừa, nếu có bắn pháo hoa ở hồ Gươm, quận đề xuất TP cấm hoàn toàn không gian quanh hồ để đảm bảo an toàn.
Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo trên địa bàn quận, qua điều tra, truy vết đã xác định được 666 trường hợp đi từ Hải Dương, Quảng Ninh về. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả 4 trường hợp dương tính..
Dẫn chứng về trường hợp BN 1694 có lịch sử di chuyển phức tạp, Chủ tịch Nam Từ Liêm cho biết ngành y tế lấy trao đổi thông tin nhằm xác định lịch trình di chuyển rất khó khăn khi người này quanh co. Đối với các trường hợp này, quận đề nghị các phường khi làm việc nên có công an đi cùng.
Các nhà xe sát trùng tay cho hành khách trước khi lên xe. Ảnh: Đoàn Bổng
Giám đốc sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, có thể tạm gọi BN 1694 là trường hợp "siêu lây nhiễm" khi đã lây ra 12 người khác, với 3 chùm bệnh nhân ở các quận huyện Đông Anh, Mê Linh, Nam Từ Liêm.
Trước thắc mắc về việc người từ Hà Nội có được về các địa phương hay không, ông Hiền cho biết hiện chưa có chuyện cấm người dân về các địa phương, nhưng ông cũng lưu ý "chuyện đi như thế nào và có cần thiết phải đi hay không".
Lãnh đạo Sở Y tế hoan nghênh các địa phương đã dứt khoát với các trường hợp không đeo khẩu trang khi ra ngoài. Ông Hiền cũng đề nghị nếu là cán bộ, công chức vi phạm thì thông báo về cơ quan để xử phạt.
Nói về nguy cơ nếu không tuân thủ, Giám đốc Sở Y tế phân tích: "Từ trường hợp ca bệnh 1883 là công chứng viên thì rất nhiều cơ quan lo lắng, cuống quýt. Tại các cuộc họp, dù được yêu cầu sát khuẩn, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang nhưng không thực hiện. Mỗi ngành, mỗi cơ quan phải gương mẫu, cán bộ công chức càng phải gương mẫu".
Không phong tỏa tràn lan
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng lý giải, biểu đồ về số các ca nhiễm và nhận định số ca đang giảm xuống. Với 21 ca mắc, TP đã xác định rõ chuỗi lây bệnh và nếu tiếp tục khoanh vùng, truy vết sẽ kiểm soát tốt tình hình.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng kết luận tại cuộc họp.
Ông nêu rõ quan điểm của Hà Nội về việc thực hiện phong tỏa không làm tràn lan mà cần dựa trên cơ sở khoa học. "Phong tỏa diện rộng thì an toàn cho chúng ta nhưng người dân rất khổ. Phong tỏa rộng mà ở trong lỏng lẻo thì còn nguy hiểm hơn. Phải khoanh vùng phong tỏa chính xác, an toàn", lãnh đạo TP nhấn mạnh.
Để chuẩn bị cho người dân phải đón Tết trong khu cách ly, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị các đơn vị rà soát các trường hợp cách ly để có thể chuyển về khu cách ly ở gần địa phương mình để an tâm và tiện cho việc cung ứng nhu yếu phẩm, phục vụ nhu cầu của người dân".
Về việc xử lý các trường hợp vi phạm không đeo khẩu trang nơi công cộng, Phó Chủ tịch UBND TP ghi nhận việc các địa phương đã vào cuộc quyết liệt và yêu cầu phải công khai tên tuổi, đơn vị các trường hợp vi phạm bởi: "Đây là việc không mong muốn nhưng phải xử phạt nghiêm để siết chặt kỷ cương".
Ông Dũng cũng đồng ý với đề xuất của sở GTVT về việc xe buýt Hà Nội phải giảm 50% công suất, mỗi chuyến chỉ được chở không quá 20 khách để đảm bảo khoảng cách phòng dịch.
Chủ động phân luồng giao thông trên quốc lộ qua các khu vực có dịch COVID-19 Tổng cục Đường bộ đề nghị các đơn vị quản lý quốc lộ chủ động hướng dẫn phân luồng giao thông từ xa để xe lưu thông qua các địa phương đang cách ly, phong tỏa bởi COVID-19 an toàn. Tổng công ty Vận tải Hà Nội thực hiện khử trùng xe buýt - Ảnh: Transerco Đó là nội dung chính của công...