Sở Giáo dục đề xuất lắp camera trong lớp mầm non
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM đề xuất TP khuyến khích các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục lắp đặt camera nhằm ngăn chặn bạo hành trẻ em, đảm bảo việc nuôi dạy trẻ an toàn.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn vừa có công văn gửi Thường trực UBND TP về việc lắp đặt hệ thống camera tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục tại TP.
Theo Sở, sau khi lấy ý kiến của Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an TP, hiện chưa có quy định pháp luật cụ thể liên quan đến việc lắp đặt camera- là một trong những điều kiện để được cho phép thành lập và hoạt động đối với trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, các nhóm trẻ, lớp mầm non tư thục và các trường học.
Cơ sở mầm non Mầm Xanh từng xảy ra nạn bạo hành trẻ em. Hiện cơ sở này đã bị đình chỉ hoạt động.
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT nhận thấy việc lắp đặt camera tại các nhóm trẻ và lớp mầm non tư thục sẽ là một công cụ hỗ trợ việc giám sát hiệu quả đối với hoạt động giữ trẻ.
Do vậy, Sở đề xuất TP khuyến khích các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục lắp đặt hệ thống camera dựa trên sự đồng thuận tự nguyện của phụ huynh, giáo viên nhằm ngăn chặn bạo hành trẻ em, đảm bảo việc nuôi dạy trẻ an toàn, đạt chất lượng.
Theo N.Phan (Người lao động)
Bạo hành trẻ em: Tăng mức xử phạt mới có thể phòng ngừa, răn đe
Dư luận chưa kết khiếp sợ vụ trẻ hơn 1 tháng tuổi ở Phủ Lý, Hà Nam bị người giúp việc đánh đập, "tung hứng", thì lại tiếp tục bàng hoàng khi xem cảnh 3 cô giáo mầm non tát, đạp, dùng dao, chai nhựa... nện tới tấp xảy ra tại cơ sở mầm non ở TP.HCM. Sáng 27.11, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) khẳng định, cần phải có các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành.
Video đang HOT
Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH)
Thưa ông, với vụ việc trẻ bị hành hạ dã man ở cơ sở mầm non Mầm Xanh mà dư luận đang quan tâm thì các biện pháp cần phải xử lý khẩn cấp là gì?
- Theo tôi, ngay lúc này tất cả các biện pháp xử lý cần chú ý vào hai góc độ. Góc độ thứ nhất phải ưu tiên quan tâm đến chăm sóc, bảo vệ nạn nhân. Với vụ việc bạo hành ở cơ sở Mầm Xanh, Cục Trẻ em đã có kết nối với ngành giáo dục và được biết đơn vị này đã ngay lập tức đóng cửa trường và cơ quan công an đã vào cuộc điều tra.
Bảo mẫu dùng vỏ chai đánh vào đầu trẻ tại cơ sở Mầm Xanh (TP.HCM). Ảnh: T.T.O
Tôi đã đề nghị ngành giáo dục phối hợp với Sở LĐTBXH chuyển các em tới đơn vị giáo dục khác và thực hiện chăm sóc đặc biệt như khám sàng lọc tâm lý để có phương án chăm sóc cụ thể.
Hiện nay các cơ quan công an, thực thi pháp luật đã vào cuộc khá nhanh, với trách nhiệm cao nhất để điều tra và xử lý vụ việc. Tại Hà Nội, Tổng đài chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng đã ngay lập tức liên hệ để hỗ trợ, hướng dẫn quy trình xử lý, cũng như biện pháp hỗ trợ. Rõ ràng, sự phối hợp của các cơ quan pháp luật, cơ quan có trách nhiệm xã hội đã tốt hơn.
Ngoài vụ bạo hành trẻ em như ở cơ sở Mầm Xanh, gần đây rất nhiều vụ trẻ bị hành hạ dã man như ở Hà Nam, Kiên Giang... Nguyên nhân vì sao các vụ bạo hành ngày càng gia tăng cả số lượng lẫn mức độ, thưa ông?
- Không hẳn là các vụ bạo lực gia tăng về số lượng và mức độ, có chăng là gần đây các vụ bạo hành, xâm hại được phát giác và tố cáo nhiều hơn. Thêm vào đó, việc tiếp nhận xử lý kịp thời các vụ tố giác đã bước đầu tạo niềm tin cho người dân.
Theo dự đoán của chúng tôi, thời gian tới những vụ tố giác việc bạo hành, xâm hại trẻ em sẽ còn tăng lên. Hiện nay Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và 1800157 được duy trì song hành và đang tiếp nhận nhiều hơn các cuộc gọi.
Luật đã quy định rõ trách nhiệm của chính quyền, địa phương nhưng qua các vụ bạo hành điển hình ở trên thì thấy vai trò chính quyền địa phương còn khá yếu. Liệu có sự tắc trách nào ở đây?
Gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em, yêu cầu chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về tất cả sự chậm trễ, không xử lý với các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em". Ông Đặng Hoa Nam
- Trước hết nói về vụ việc cha đẻ, có thể là cả mẹ kế nữa bạo hành bé gái 7 tuổi ở Châu Thành, Kiên Giang, thì thông tin mà Cục Trẻ em cập nhật được tới 17 giờ ngày ngày 26.11, chính quyền địa phương đã rất tích cực trong việc triển khai đúng Luật Trẻ em và Nghị định 56 là xử lý cách ly trẻ khỏi người chăm sóc. Tuy nhiên, đây là vụ việc bạo lực diễn ra trong gia đình, thuộc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nên sẽ có những yếu tố phức tạp. Ngoài những vấn đề được quy định có yếu tố thực thi pháp luật thì cũng có những yếu tố mang tính chất tình cảm.
Đặc biệt là yếu tố tâm lý tình cảm của đối tượng bị xâm hại, khi trẻ bị xâm hại thường bị hoảng loạn cho nên ngoài biện pháp can thiệp theo quy định pháp luật thì còn cần căn cứ vào tâm lý của trẻ và thời gian để xử lý.
Nguyên tắc, can thiệp bảo vệ với những trẻ bị bạo hành, đặc biệt với những trẻ em bị bạo hành nặng nề như ở Châu Thành thì phải lấy lợi ích tốt nhất cho trẻ làm đầu. Việc tách trẻ ra khỏi gia đình phải tuỳ thuộc vào diễn biến tâm lý, cũng như sự đánh giá về mức độ bạo hành về cả thể chất, tinh thần của trẻ.
Có ý kiến cho rằng việc xử lý của chúng ta còn quá nhẹ với cá nhân gây bạo hành, xâm phạm trẻ em nên bạo lực với trẻ em ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Theo ông có nên tăng nặng xử phạt đối với những tội phạm xâm hại trẻ em?
- Với những vụ việc mà nhà báo vừa nêu, Cục Trẻ em cũng đã nắm bắt thông tin, chỉ đạo hỗ trợ xử lý. Tất cả những vụ việc trên đều đã được cơ quan pháp luật đã vào cuộc. Chắc chắn với những hành vi bạo lực nghiêm trọng trong các vụ việc bạo hành như trên đều sẽ bị xử lý hình sự.
Theo Luật Hình sự, những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đều bị xử lý nghiêm và tăng nặng nếu có các tình tiết nghiêm trọng, xâm hại nhiều trẻ. Xâm hại trẻ em càng nhỏ tuổi hơn thì càng cần phải xử lý nghiêm hơn. Việc xử lý thế nào, sẽ căn cứ cụ thể vào hành vi và mức độ gây bạo lực.
Xin cảm ơn ông!
Bà Đào Hồng Lan - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH: Làm tốt 3 vấn đề để chăm sóc, bảo vệ trẻ em
Sau hàng loạt vụ bạo lực trẻ em xảy ra cần phải làm mạnh 3 vấn đề: Một là nâng cao nhận thức thầy cô, người chăm sóc trẻ; Thứ hai là cần làm tốt và khuyến khích cá nhân, đơn vị phát hiện, tố giác các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em; Thứ 3 là xử lý nghiêm các vụ việc điển hình để làm gương cho người khác".
Bà Ninh Thị Hồng - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam: Khó tách con cái ra khỏi cha mẹ
Theo các bộ luật hiện hành thì nếu những người chăm sóc trẻ có dấu hiệu sao nhãng, không chăm sóc hoặc bạo hành nghiêm trọng trẻ thì có thể can thiệp để tách trẻ. Tuy nhiên, cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể và dựa vào quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ để đưa ra quyết định cuối cùng.
ông Nguyễn An Chất - Chuyên gia tâm lý: Bạo hành trẻ em là sự biến thái nhân cách
Nguyên nhân sâu xa của những vụ bạo lực gia đình nói chung và bạo lực với trẻ em nói riêng là do bố mẹ ngày càng chịu nhiều áp lực nên nhân cách càng ngày càng méo mó. Những căng thẳng, hẫng hụt đó mà nhiều người không biết trút giận vào đâu nên trút lên con cái. Cụ thể như áp lực tiền bạc, chỗ ở, công việc, tình cảm..., đặc biệt là áp lực về đồng tiền. Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả, có tiền là sung sướng nên luôn căng thẳng về nó. Hoặc là họ bất chấp tất cả, kể cả vi phạm pháp luật, "đạp" lên đạo đức để kiếm tiền, còn nếu không kiếm được thì họ luôn tức giận, bí bách, sau đó lại trút giận vào trẻ em - người yếu thế nhất.M.N (ghi)
Theo Danviet
Phẫn nộ khi xem clip người phụ nữ hành hạ trẻ em Đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ đã lớn tuổi hành hạ bằng cách dùng vật cứng thọc vào bộ phận sinh dục bé trai khoảng 2 tuổi rồi liên tục nắm áo nhấc bổng, đập vào đầu khiến cộng đồng mạng bức xúc. Tối 26-12, một tài khoản Facebook đã đăng tải 1 đoạn clip dài hơn 3 phút ghi...