Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì về hiện tượng học sinh bị ‘ép’ không được thi vào lớp 10 công lập?
Trước phản ánh của dư luận về việc một số phụ huynh có con đang học lớp 9 bị vận động, tư vấn không nên tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024, sáng 26/4, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)Hà Nội đã lên tiếng về vấn đề này.
Thông tin với PV Báo CAND, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: Ngành GD&ĐT Hà Nội không đưa kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập thành tiêu chí xếp loại thi đua đối với các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố. Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, xác minh các sự việc được phản ánh. Nếu phát hiện đơn vị, trường học nào để xảy ra vi phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi học tập và dự thi của học sinh, Sở sẽ nghiêm khắc xử lý.
Cũng theo chia sẻ ông Phạm Xuân Tiến, ranh giới giữa việc tư vấn, định hướng với việc có dấu hiệu ép buộc học sinh không tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập trên thực tế rất mong manh, nếu cô giáo ứng xử không khéo léo có thể khiến phụ huynh học sinh hiểu nhầm, dẫn đến câu chuyện đáng tiếc. Do vậy, cần xem xét ở từng tình huống cụ thể, xác minh từ nhiều phía, không nên nghe phản ánh một chiều.
Sở GD&ĐT Hà Nội cấm các trường vận động học sinh không tham dự kỳ thi vào lớp 10 công lập dưới bất kỳ hình thức nào.
“Vài năm trước, tại một vài trường cũng có hiện tượng giáo viên định hướng học sinh có học lực thấp hơn các bạn nên lựa chọn đăng ký nguyện vọng lớp 10 ở các loại hình trường phù hợp với năng lực học tập của các con. Thực tế, có phụ huynh đã quyết định cho con học trường nghề hoặc trường tư thục ngay trước khi kỳ thi lớp 10 diễn ra, mặc dù trước đó đã viết đơn đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường công lập. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, cũng có trường hợp bị nhà trường ép buộc, khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Đây là điều rất đáng tiếc”, ông Tiến nói.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Sở GD&ĐT Hà Nội rất hoan nghênh các cơ quan báo chí, phụ huynh học sinh phản ánh về những sự việc chưa được ở các nhà trường để kịp thời có biện pháp xử lý. Đối với từng sự việc cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các nhà trường xác minh, có hình thức xử lý với mục tiêu bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh.
Video đang HOT
Đặc biệt, tại hội nghị hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2023-3024 diễn ra vào đầu tháng 4/2023, Sở GD&ĐT Hà Nội đã quán triệt tới tất cả các phòng GD&ĐT, các nhà trường, yêu cầu tuyệt đối không vận động học sinh không tham dự kỳ thi lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào. Các nhà trường có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác tới tất cả học sinh về các quy định liên quan đến công tác tuyển sinh lớp 10 và định hướng phân luồng học sinh của thành phố Hà Nội để học sinh có lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc; đồng thời bảo đảm quyền lợi đăng ký dự thi của tất cả học sinh.
“Căn cứ vào năng lực học tập của học sinh, giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh, phụ huynh học sinh về các loại hình trường mà các em có thể theo học ở lớp 10 và tư vấn cho các em nguyện vọng phù hợp với năng lực, quyền quyết định là của học sinh, gia đình học sinh. Các nhà trường phải bảo đảm quyền lợi tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024 của học sinh khi các em đủ điều kiện, có nguyện vọng”, ông Tiến nhấn mạnh.
Trước đó, Báo CAND đã có bài phản ánh về việc một số phụ huynh có con em học tại Trường THCS Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) phản ánh về việc con em họ đã bị định hướng, bị “ép” không nên thi vào các trường THPT công lập năm học 2023-2024 khiến học sinh bị ảnh hưởng tâm lý, phụ huynh bức xúc.
Địa phương lo ngại khi hàng trăm giáo viên bỏ việc vì lương không đủ sống
Gần năm học mới, nhiều địa phương vẫn đang loay hoay với bài toán thiếu giáo viên. Thậm chí, tại một số địa phương còn có đến hàng trăm giáo viên nghỉ việc, khiến tình trạng thiếu hụt giáo viên càng thêm trầm trọng.
Ngày 2/8, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Nghị quyết số 72/QĐ/TW.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Nhiều địa phương đang thiếu giáo viên để triển khai Chương trình GDPT mới. (Ảnh minh họa).
Đến nay, thực tế nhiều địa phương đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trường lớp cho năm học mới cũng như để triển khai chương trình GDPT 2018, song khó khăn lớn nhất vẫn nằm ở đội ngũ giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cho biết, mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn thành song vẫn thiếu lượng lớn giáo viên tiểu học, mầm non so với quy định. Trong năm học 2022-2023, Bình Dương tăng thêm 11 trường, trong đó có 1 trường THCS và 10 trường mầm non ngoài công lập, dự kiến số học sinh trong năm học này cũng sẽ tăng thêm 29.000 em, tập trung chủ yếu ở các địa bàn có khu công nghiệp.
Với số học sinh tăng nhanh như hiện nay, dự kiến năm học 2022-2023, toàn tỉnh thiếu trên 3.000 giáo viên.
Theo bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, điều đáng ngại hơn nữa là trong bối cảnh thiếu giáo viên toàn tỉnh, nhưng thời gian gần đây có một lượng lớn giáo viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương xin nghỉ việc.
"Thống kê từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022 toàn ngành có đến 527 giáo viên nghỉ việc. Một trong những nguyên nhân là lương giáo viên không đủ sống. Tình trạng thiếu giáo viên nói chung và giáo viên mầm non ngoài công lập là một trở lại, thách thức lớn trong nâng cao chất lượng chương trình, xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng với giáo dục mầm non", bà Nguyễn Thị Nhật Hằng lo ngại.
Để khắc phục những bất cập về thiếu đội ngũ giáo viên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua Sở đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh để tuyển dụng theo phân cấp quản lý. Hiện nay Sở GD-ĐT cũng đang thực hiện đẩy mạnh tuyển dụng giáo viên toàn ngành. Trên cơ sở tham mưu, UBND tỉnh cũng đã có cơ chế cho phép ký hợp đồng với giáo viên sau khi tuyển dụng còn thiếu và tiếp tục xem xét cho các viên chức trong ngành nhưng không trực tiếp đứng lớp giảng dạy mà có bằng sư phạm được chuyển ra đứng lớp giảng dạy dựa trên đánh giá về chuyên môn. Đồng thời, Sở GD-ĐT cũng tiếp tục thực hiện phân công giáo viên dạy thêm giờ để khắc phục trước mắt tình trạng thiếu giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng cho biết thêm, bên cạnh khó khăn về giáo viên, thì số học sinh tăng cao, khiến sĩ số mỗi lớp vượt cao quá so với quy định cũng đang khiến nhiều trường trên địa bàn tỉnh phải giảm số lớp học 2 buổi/ngày do thiếu phòng học. Đặc biệt, nhiều trường phải dạy 1 buổi/ngày với học sinh lớp 1, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chương trình GDPT mới.
Còn tại tỉnh Nghệ An, ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, thời điểm hiện tại Nghệ An đang thiếu khoảng 8.000 giáo viên, trong năm học 2021-2022 đã bổ sung được gần 2.800 giáo viên, như vậy trong năm học 2022-2023 vẫn thiếu hơn 5.000 giáo viên. Việc thiếu lượng lớn giáo viên khiến việc thực hiện chương trình GDPT 2018 tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Từ thực tế trên, ông Long đề nghị cần có cơ chế đặc thù, thí điểm các trường THPT công lập tự chủ, đặc biệt có cơ chế hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. "Nếu thực hiện được như vậy, các trường có cơ sở bán trú thì sẽ giảm được điểm trường, khi giảm được điểm trường thì có thể giảm số lượng giáo viên đứng lớp, rõ ràng thuận lợi hơn khi thực hiện chương trình GDPT mới", ông Bùi Đình Long nói.
Hình ảnh giáo viên Trường THCS Châu Thôn, huyện Quế Phong, Nghệ An đến từng bản giao bài tập cho học sinh trong mùa Covid-19. (Ảnh: GVCC)
Tương tự, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, năm học 2021-2022, toàn tỉnh còn thiếu 8.968 giáo viên. Đến năm học 2022-2023, Thanh Hóa sẽ thiếu 10.276 giáo viên các cấp học (tỷ lệ thiếu 19%) theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT phối hợp với các ngành liên quan giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng. Đồng thời, cần xem xét việc thực hiện giảm biên chế (mỗi năm 2%) là không phù hợp với thực trạng biên chế sự nghiệp của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là với ngành giáo dục.
Còn theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Nghị định 120 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập, quy định mỗi trường chỉ 2 cấp phó hiệu trưởng. Tuy nhiên, tại Hà Nội, các trường chuyên, trường trọng điểm quốc gia, trường ở các khu đô thị thì sĩ số học sinh luôn quá tải. Với những trường có đông học sinh, ông Cương đề xuất nên xem xét lại quy định này, cho phép các trường có 3 phó hiệu trưởng để giảm tải khối lượng công việc.
Nói về vấn đề thiếu giáo viên hiện nay, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, để thực hiện chương trình GDPT mới, cần tập trung phát triển, bồi dưỡng giáo viên.
"Đã đến lúc cần đặc biệt quan tâm đến kiên cố hóa trường học, nhà công vụ và chế độ với thầy cô, học sinh vùng khó khăn. Trong điều kiện hiện tại, khi thấy rõ sự phân hóa giàu nghèo, ai cũng muốn lựa chọn môi trường công tác thuận lợi, nên chăng cần có những giải pháp cụ thể để có đủ đội ngũ giáo viên ở các vùng khó khăn. Nếu không triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chỉ trong vài năm nữa sẽ thấy những báo động về đội ngũ giáo viên. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách của đội ngũ giáo viên, việc làm của sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp. Đây là việc lớn mà chỉ riêng Bộ GD-ĐT sẽ không thể giải quyết được", GS.TS Nguyễn Văn Minh nói./.
Ngân sách ở đâu để miễn học phí cấp THCS? Kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS toàn quốc ngay từ năm học 2022 - 2023, Bộ GD-ĐT đồng thời nêu ước tính số ngân sách sẽ cấp bù khi thực hiện chủ trương này. Cần hơn 25.000 tỉ đồng cho 3 năm Như Thanh Niên đã đưa tin, hôm qua 4.7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân"

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Lễ diễu binh, diễu hành 30/4 tại TPHCM sẽ áp dụng công nghệ thực tế ảo

TPHCM khuyến cáo người dân mở cửa kính khi pháo lễ 30/4 bắn đạn thật

Việt Nam trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar

2 thanh niên đuối nước giữa lòng hồ

Lần đầu đấu giá biển số xe máy: Biển 29AC-555.55 trúng giá 317,5 triệu đồng

Sự thật clip bé trai bán hàng rong bị cô gái tát liên tục
Có thể bạn quan tâm

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sức khỏe
00:20:26 09/04/2025
Đoạn clip trước khi thẩm mỹ của phú bà Việt viral trở lại, gương mặt lộ rõ khuyết điểm
Hậu trường phim
23:41:25 08/04/2025
Màn ảnh Việt lại có thêm một phim cực đáng hóng, nam chính là "thánh hack tuổi" U40 trẻ đẹp không ngờ
Phim việt
23:38:12 08/04/2025
Mâu thuẫn đất đai, chàng rể đâm 4 anh em bên vợ thương vong
Pháp luật
23:33:18 08/04/2025
Chuyên gia nhận định về cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
23:28:56 08/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên và loạt nghệ sĩ Việt từng bị nhãn hàng 'phong sát' vì bê bối
Sao việt
23:19:45 08/04/2025
Hơn 345 nghìn lượt xem 1 streamer nổi tiếng: "Diss HIEUTHUHAI như này là quá nice rồi"
Nhạc việt
23:05:20 08/04/2025
Chê con dâu không xứng, 1 tuần sau mẹ chồng đến tận nhà thông gia xin lỗi
Góc tâm tình
22:56:01 08/04/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz Hàn sinh con trai đầu lòng cho người tình hơn tuổi
Sao châu á
22:53:02 08/04/2025
Uống hết 7749 sạp dừa Bến Tre, đang hí hửng mong con da trắng nõn nà, mẹ bỉm xém xỉu khi thấy cảnh này
Netizen
22:31:23 08/04/2025