Số F0 khỏi Covid-19 trong ngày 3/10 cao kỷ lục
Tính đến nay, tổng số ca Covid-19 được điều trị khỏi bệnh tại Việt Nam là 693.797 người.
Theo bản tin tối 3/10 của Bộ Y tế, Việt Nam có 28.859 bệnh nhân khỏi Covid-19. Đây là con số xuất viện cao nhất tại nước ta từ khi dịch bùng phát cho đến nay. Trước đó, số người khỏi bệnh cao nhất là vào ngày 2/10 với 28.857 trường hợp.
Từ ngày 28/9 đến nay, số lượng bệnh nhân xuất viện tại nước ta liên tục tăng, mỗi ngày đều trên 20.000 ca.
Bộ Y tế cũng cho biết kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 808.578 ca nhiễm, trong đó, tổng số người được chữa khỏi và xuất viện là 693.797 (chiếm 85% ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 803.993 người với 688.618 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, số ca mắc mới tại Việt Nam cũng có xu hướng giảm dần. Cụ thể, ngày 29/9, Việt Nam ghi nhận 8.744 ca, 30/9 giảm còn 7.937, 1/10 giảm còn 6.941, 2/10 còn 5.477. Hôm nay, cả nước có 5.367 giảm nhẹ sau 24 giờ.
Trong ngày 3/10, số bệnh nhân tử vong vì Covid-19 cũng giảm với 114 ca. Trước đó, ngày 2/10 ghi nhận 164 bệnh nhân tử vong, ngày 1/10 (136), 30/9 (159), 29/9 (162). Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.498 ca, trong đó có 4.318 người thở oxy mask, 26 người phải can thiệp ECMO.
Hà Nội vừa phát sinh ổ dịch mới phức tạp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Sau 4 ngày phát hiện ca mắc đầu tiên, đến này chùm ca bệnh này đã ghi nhận 32 ca nhiễm, trong đó: TP. Hà Nội (25), Nam Định (3), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (1). Các trường hợp bao gồm: 16 người nhà bệnh nhân, 10 bệnh nhân đang điều trị, 5 nhân viên làm việc tại bệnh viện và 1 trường hợp liên quan.
Tuy nhiên, ông Trương Quang Việt, Phó giám đốc CDC Hà Nội, cho biết cơ quan này cơ bản đã khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm bên trong Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gồm cả những bệnh nhân xuất viện từ ngày 15/9 đến nay. Các địa phương đều đã nắm danh sách bệnh nhân và tổ chức kiểm soát. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thành lập tổ công tác phòng, chống dịch dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm.
Tại TP.HCM, thành phố đang dần mở cửa theo Chỉ thị 18. Không chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh được nối lại, các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh cũng bắt đầu tiếp nhận lượng lớn người bệnh.
Trao đổi với Zing, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng từ sự việc lây nhiễm phức tạp ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, công tác sàng lọc rất quan trọng đối với cơ sở y tế. “Các bệnh viện ở TP.HCM cũng sắp đón nhận lại lượng bệnh nhân lớn. Trong bối cảnh thích ứng an toàn với Covid-19, việc sàng lọc cần thận trọng hơn”, ông nói.
CDC Hà Nội nhận định tình hình của ổ dịch phức tạp nhất hiện nay
Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, chùm ca bệnh ở Bệnh viện Việt Đức liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp nhất ở Hà Nội hiện nay.
Chùm ca bệnh ở Bệnh viện Việt Đức phức tạp nhất ở Hà Nội hiện nay. Ảnh: Tùng Giang
Tính đến hết ngày 2.10, tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã ghi nhận tổng số 23 ca mắc COVID-19 tại Hà Nội (trong đó có 11 người là của thành phố Hà Nội, còn lại của các tỉnh, thành phố khác), phân bố tại Hoàn Kiếm (15), Hà Đông (2), Sóc Sơn (2), Ba Đình (1), Quốc Oai (1), Thanh Oai (1), Thanh Trì (1).
Trao đổi với Lao Động, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội đánh giá: Chùm ca bệnh ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức rất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên phục vụ (nhân viên y tế, điều dưỡng, hộ lý, vệ sinh...).
Lý giải về mức độ phức tạp, ông Việt phân tích, số người ra vào bệnh viện đông. "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối nên thu dung bệnh nhân các tỉnh về rất đông. Bên cạnh đó, các khoa phòng bệnh thường xuyên luân chuyển. Một bệnh nhân không nằm ở một khoa, đi siêu âm ở phòng thăm dò chức năng, nội soi, chụp CT... nhiều nơi trong bệnh viện nên nguy cơ tiếp xúc lớn".
Hà Nội phong tỏa toàn bộ BV Việt Đức từ hôm 30.9. Ảnh: Tùng Giang
Ông Trương Quang Việt cho biết, hiện chưa xác định được nguồn lây liên quan đến chùm ca bệnh này. Phương án phòng chống dịch là Bệnh viện chỉ tiếp đón bệnh cấp cứu, lọc máu, chạy thận. Cùng với đó tách F1 đưa đi cách ly tập trung, giãn cách lượng người nhà bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh viện Việt Đức là bệnh viện lớn nhưng diện tích không rộng, chứa nhiều người nên khả năng giãn cách khó khăn hơn. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) thường xuyên yêu cầu đề phòng việc lây nhiễm trong bệnh viện. Khi có ca mắc COVID-19 trong bệnh viện sẽ phức tạp, ông Việt thông tin thêm.
"Hôm nay (3.10), bệnh viện sẽ tổ chức lấy khoảng 4.000 mẫu xét nghiệm. Đây là chùm ca bệnh phức tạp nhất ở Hà Nội hiện nay.", Phó Giám đốc CDC Hà Nội nói thêm.
Tính từ ngày 29.4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận tổng số 3.997 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.394 ca.
Thêm 17 F0 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức Sáng 2/10, CDC Hà Nội cho biết vừa có thêm 17 ca dương tính với SARS-CoV-2. Họ hầu hết đều là những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Theo thông báo của CDC Hà Nội, đến thời điểm này đã có 20 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức. Thêm 17...