Sở Du lịch Bình Thuận vào cuộc xác minh resort Aroma bị tố lừa đảo, “đe dọa hành hung” khách du lịch
Sau khi xem qua clip và lời chia sẻ của vị khách du lịch, lãnh đạo Sở Du lịch cho rằng chưa thể khẳng định được resort Aroma sai vì clip chỉ mới phản ánh một chiều, cần phải xác minh làm rõ.
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT-DL) tỉnh Bình Thuận cho biết, qua thông tin từ mạng xã hội đã nắm được về sự việc khách hàng cho rằng bị một khách sạn lừa đảo và đe dọa hành hung.
Theo đó, vụ việc xảy ra tại resort Aroma Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận). Thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội từ một khách hàng có tên Nguyễn Anh Khoa. Như lời chia sẻ của anh Khoa, anh từ TP. HCM ra Bình Thuận du lịch và có đặt phòng tại resort này thông qua một trang web cung cấp các dịch vụ đặt phòng khách sạn bằng hình thức online.
Nam hành khách trong sự việc
Để đặt được trên trang web này phải thanh toán bằng thẻ ngân hàng, nhưng anh Khoa để một người bạn của mình đặt phòng và ảnh chỉ chuyển tiền vào thẻ để người bạn của mình thanh toán online.
Tuy nhiên khi đến check in nhận phòng thì không được chấp nhận do thẻ ngân hàng đứng tên người bạn nhưng người đứng tên phòng là anh Khoa.
Sau đó anh Khoa được lễ tân khách sạn gợi ý huỷ hình thức đặt phòng online và thay vào đó là đặt phòng trực tiếp thì anh cũng chấp nhận. Theo anh, giá phòng vip khi đặt online và đặt trực tiếp thì lễ tân nói vẫn như nhau.
Tưởng chừng bỏ ra số tiền 2,2 triệu đồng để được ở phòng tốt nhất là dạng phòng Bungalow, loại phòng nhà trệt cỡ lớn nhưng vị khách này bất ngờ khi được nhân viên resort dẫn vào chung cư villa, loại phòng nhỏ có giá chỉ tầm 1 triệu đồng.
Vì vậy sau đó anh không nhận phòng và lên quầy lễ tân hỏi tại sao lại lừa khách như vậy. “ Tôi đặt phòng 2,2 triệu đồng cho loại phòng Bungalow, thì lễ tân thái độ thách thức khách hàng và nói chuyện kiểu chợ búa. Thậm chí lúc sau gọi bảo vệ lên đòi đánh mình và đòi đập điện thoại tôi“, anh Khoa chia sẻ.
Sở Du lịch Bình Thuận vào cuộc xác minh Resort Aroma bị tố lừa đảo, đe dọa hành hung khách du lịch.
Về vấn đề này, một lãnh đạo Sở VH,TT-DL cho biết: “ Chúng tôi đã nghe qua thông tin và có xem clip trên mạng xã hội do vị khách du lịch này quay lại, nhưng vẫn chưa nhận được cuộc gọi hay văn bản nào phản ảnh về sự việc này. Mặc dù vậy, sau khi nắm thông tin qua mạng xã hội chúng đã vào cuộc xác minh, đến resort trên để kiểm tra và đang chờ báo cáo vụ việc“.
Theo vị lãnh đạo này, sau khi xem qua clip và lời chia sẻ của vị khách này thì vẫn chưa thể khẳng định được resort Aroma sai vì clip chỉ mới phản ánh một chiều, cần phải xác minh làm rõ.
Còn về vấn đề khách tố bị lễ tân yêu cầu bảo vệ resort hành hung, đập điện thoại vì quay phim khi đang làm việc, lãnh đạo Sở VH,TT-DL cho rằng đây có thể là quy định của resort không cho quay phim chụp hình nhưng khách vẫn thực hiện.
“ Clip của khách quay không có cảnh đe dọa hành hung nên chưa thể khẳng định được có hay không“, vị lãnh đạo nói và khẳng định sẽ xác minh làm rõ vụ việc sẽ cung cấp thông tin cho báo chí sau.
Theo gocamthuc
Bỏ rạp hát Hòa Bình và dinh Tỉnh trưởng: Người Đà Lạt nói gì?
Người dân đa phần đều muốn giữ lại một chút gì đó của Đà Lạt. Để khi nhắc đến các địa điểm này, du khách nghĩ ngay đến một Đà Lạt với lịch sử hình thành và phát triển hơn 1 thế kỷ.
Vừa qua, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm TP.Đà Lạt (Lâm Đồng). Theo đó, rạp hát Hòa Bình sẽ bị dỡ bỏ để xây dựng khu giải trí đa chức năng, dinh Tỉnh trưởng sẽ được di dời nguyên khối để xây dựng khu khách sạn cao tầng cao cấp.
Xung quanh vấn đề gây nhiều tranh cãi, phản đối này, PV Dân Việt đã gặp và trò chuyện với những người dân TP.Đà Lạt. Những người đã cao tuổi gắn bó, làm việc tại khu Hòa Bình vài chục năm.
Bà Kim Oanh (58 tuổi, người sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt) tiếc nuối chia sẻ: "Nếu lãnh đạo tỉnh đã phê duyệt đề án thì sẽ thực hiện sớm hay muộn thôi. Theo tôi, chúng ta không nên phá bỏ kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử hình thành và phát triển của TP.Đà Lạt hàng thế kỷ qua. Chúng ta hãy làm như Quảng Nam, giữ lấy một phố cổ Hội An gắn liền với đời sống của người dân địa phương. Làm sao để khi nhắc đến Đà Lạt, người ta nghĩ ngay đến những địa danh của thành phố".
Khu Hòa Bình - trung tâm TP.Đà Lạt sẽ trở thành khu giải trí đa năng.
Bà Oanh còn cho biết, trước kia Đà Lạt có đến 4 rạp hát, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ người dân địa phương. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn duy nhất một cái, đây được xem là cái hồn, là trung tâm của thành phố. Vì vậy, chính quyền địa phương cần nâng cấp, tôn tạo chứ không phải phá hủy.
Cùng ý kiến với bà Oanh, ông Nguyễn Ngữ (69 tuổi, chủ một cửa hàng tại khu Hòa Bình hơn 30 năm) nhận định: "Nếu khách du lịch muốn đến khu Hòa Bình (sắp tới là khu giải trí đa năng) sẽ phải đi qua cầu Ông Đạo. Chính vì thế cầu này sẽ tạo thành một nút thắt cổ chai, tắc đường, kẹt xe là khó tránh khỏi. Đường tại Đà Lạt do người Pháp thiết kế và xây dựng, thời điểm đó dân cư còn rất ít nên đường trong nội thành cũng như đèo rất nhỏ, vì vậy việc kẹt xe sẽ xảy ra thường xuyên nếu quy hoạnh không phù hợp".
Dinh Tỉnh trưởng, công trình được xây dựng vào khoảng năm 1910 sẽ bị di dời và thay vào đó là hệ thống khách sạn cao tầng cao cấp.
Ông Ngữ cũng cho rằng, việc xây dựng các khu theo quy hoạch cũng tạo điều kiện để Đà Lạt phát triển ngang bằng với các địa phương khác. Bên cạnh đó, rạp hát Hòa Bình và dinh Tỉnh trưởng cũng đã xuống cấp nên nếu quy hoạch hợp lý sẽ tạo ra bước đột phá.
Tuy nhiên, ông Ngữ vẫn tỏ ra không ưng ý với bản quy hoạch này. Bởi theo ông, nếu muốn giữ lại các địa danh mà kinh tế, du lịch vẫn phát triển thì tại sao địa phương không quy hoạch ra vùng ngoại ô thành phố. Điều này vừa tạo sự thông thoáng, giúp cho các vùng phụ cận phát triển, tránh kẹt xe cũng như các dịch vụ du lịch quá tải như trong thời gian vừa qua mỗi dịp lễ tết.
Người dân Đà Lạt muốn giữ lại cái hồn của TP.Đà Lạt, là những địa điểm bị "khai tử" nhằm phát triển kinh tế địa phương.
Theo khảo sát của PV, đa phần ý kiến của người dân địa phương là không muốn phá bỏ kiến trúc của hai địa điểm trên, đặc biệt là rạp hát Hòa Bình. Đơn giản vì những người con của TP.Đà Lạt muốn giữ lại những gì đã gắn với lịch sử, với thời gian hình thành và phát triển của địa phương. Có những người được sinh ra, lớn lên tại đây mới hiểu được sự quý giá của những gì gắn liền với tuổi thơ và mong muốn địa phương có những quyết định hợp lý.
Theo Danviet
Tấn công lò mổ gà vịt : Bắt 22 người Việt chui lủi trong mê cung bốc mùi Cơ quan chức năng vừa bắt giữ 22 lao động và khách du lịch Việt Nam tại một trại mổ gia cầm ở Đài Bắc. Theo NIA, cơ quan này đã nhận được thông tin một nhóm người Việt lao động bất hợp pháp tại một lò mổ gia cầm ở Đài Bắc. Họ nghi ngờ đây là nhóm lao động nhập cư...