Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ lại tăng nhẹ
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ lại tăng nhẹ trong tuần qua.
Người tìm việc tại hội chợ việc làm ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu mới nhất được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 8/7 cho thấy trong tuần kết thúc ngày 3/7, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 373.000 đơn, tăng 2.000 đơn so với mức 371.000 đơn của tuần trước đó – mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 3/2020. Số liệu cũng cho thấy có thêm 99.001 người xin trợ cấp theo Chương trình hỗ trợ thất nghiệp do đại dịch trong tuần trước nếu chưa điều chỉnh theo mùa.
Bất chấp số liệu mới nhất này, chuyên gia kinh tế Ian Shepherdson thuộc Pantheon Macroeconomics nhận định số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vẫn có xu hướng giảm. Ông dự đoán số đơn này sẽ tiếp tục giảm khi “thị trường lao động được thắt chặt”, khiến người sử dụng lao động không sa thải nhân viên.
Tuy nhiên, bà Rubeela Farooqi thuộc High Frequency Economics lại cho rằng số người được chính phủ hỗ trợ vẫn cao “một cách đáng kinh ngạc” trong bối cảnh nền kinh tế đang dần khôi phục trạng thái bình thường. Theo báo cáo của Bộ Lao động, tính đến hết tuần kết thúc vào ngày 19/6, hơn 14,2 triệu người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo tất cả các chương trình hỗ trợ của chính phủ, chứng tỏ tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao dù con số này thấp hơn mức được ghi nhận trong giai đoạn nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 hồi năm 2020.
Video đang HOT
Mùa Xuân năm ngoái, đại dịch COVID-19 bùng phát đã khiến nền kinh tế Mỹ đình trệ, ảnh hưởng mạnh tới lực lượng lao động. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này đã tăng thêm 3 triệu lên mức kỷ lục 3,3 triệu đơn trong tuần kết thúc vào ngày 21/3/2020 và sau đó tăng gấp đôi lên mức kỷ lục 6,87 triệu đơn trong tuần kết thúc vào ngày 28/3/2020.
Cuộc sống đã dần trở lại bình thường tại Mỹ, khi người dân giờ đây có thể đi lại tự do và tập trung mà không cần đeo khẩu trang. Chiến dịch tiêm chủng đang diễn ra rầm rộ, với khoảng 1 triệu mũi tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế công cộng hiện vẫn cảnh báo về nguy cơ của đại dịch khi nhiều biến thể của virus SARS-COV-2 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là biến thể Delta được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp tại Mỹ đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng vọt trong những ngày gần đây, với 93% ca nhiễm tại Mỹ tập trung tại các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng dưới 40%. Biến thể Delta, có khả năng lây lan nhanh hơn và có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi, chiếm 25% tổng số ca mắc mới tại Mỹ vào tuần trước. Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ dự báo biến thể Delta sẽ nhanh chóng áp đảo các biến thể khác tại Mỹ trong những tuần tới. Giới chức đang chạy đua với thời gian để đảm bảo có thêm nhiều người dân được tiêm chủng đủ liều vaccine.
Việc biến thể Delta đang lây lan mạnh tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới đã ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khiến các chỉ số chủ lục trên sàn chứng khoán Phố Wall mở phiên giao dịch 8/7 trong sắc đỏ. Khoảng 15 phút sau khi mở cửa, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,4% xuống mức 34.184,56 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 1,7% xuống mức 14.420,68 điểm. Chỉ số S&P 500 trượt 1,5% xuống mức 4.292,60 điểm.
Thị trường lao động Mỹ ghi nhận thêm diễn biến tích cực
Việc các công ty giữ chân người lao động trong bối cảnh tình trạng thiếu người làm gia tăng đã khiến số người lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm trong tháng 4/2020.
Người lao động bên ngoài Văn phòng Sở Lao động thành phố New York (Mỹ). Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo báo cáo công bố ngày 13/5 của Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 8/5 là 473.000 đơn, giảm so với 507.000 đơn của tuần trước đó.
Báo cáo phản ánh thực tế là mặc dù số việc làm trống người lao động hiện ở mức cao kỷ lục 8,1 triệu chỗ và vẫn có gần 10 triệu người ở tình trạng thất nghiệp chính thức, trong khi các doanh nghiệp Mỹ vẫn đang loay hoay tìm kiếm lao động. Có nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng "mất kết nối" giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, đó là việc người lao động ung dung sống nhờ khoản trợ cấp thất nghiệp, hay tâm lý lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khi đi làm, trong khi có nhiều bậc phụ huynh phải ở nhà để chăm sóc con cái, hay buộc phải nghỉ làm do nơi làm việc thiếu nhiên liệu thô, hoặc chuyển đổi công tác.
Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ vào tuần trước, trong tháng 4, nền kinh tế "đầu tàu" thế giới đã tạo ra 266.000 việc làm sau khi bổ sung được 770.000 việc làm trong tháng 3/2020.
Một số nhà kinh tế cho rằng những chương trình hỗ trợ người thất nghiệp nâng cao, bao gồm khoản tiền trợ cấp của chính phủ 300 USD/tuần có thể khuyến khích nhiều người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, số người xin trợ cấp thất nghiệp đã liên tục giảm từ mức kỷ lục 6,149 triệu đơn hồi đầu tháng 4/2020. Một số bang của Mỹ như Tennessee và Missouri - nơi có tỷ lệ thất nghiệp dưới mức trung bình 6,1% của cả nước, mới đây thông báo sẽ kết thúc chương trình trợ cấp thất nghiệp trong đại dịch COVID-19 vào tháng tới. Trong năm 2020, Chính phủ Mỹ đã cung cấp gần 6.000 tỷ USD hỗ trợ cho người dân nước này ứng phó với các cuộc khủng hoảng phát sinh do dịch bệnh.
Đến nay, cùng với việc có hơn 1/3 dân số Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ, chính quyền nhiều bang đang tiến tới gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp.
Gói kích thích kinh tế khổng lồ cùng với sức khỏe cộng đồng dần được cải thiện đã góp phần làm bùng nổ nhu cầu với hàng hóa trong khi nguồn cung hạn chế đã dẫn đến hậu quả làm lạm phát gia tăng.
Theo báo cáo khác công bố cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 0,6% trong tháng 4, sau khi tăng 1,0% trong tháng trước đó. Trong 12 tháng qua, PPI đã tăng tổng cộng 6,2%. Đây là mức tăng theo năm cao nhất kể PPI được điều chỉnh vào năm 2010.
Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất qua đêm xuống gần bằng 0 vào năm ngoái và đang "bơm" tiền vào nền kinh tế Mỹ thông qua việc mua trái phiếu hằng tháng. Theo FED, cơ quan này có thể chấp nhận để lạm phát cao hơn trong một thời gian để bù đắp những năm có lạm phát thấp hơn mức mục tiêu 2%. FED chủ trương duy trì chỉ số giá tiêu dùng ở mức 1,8%.
Trung Quốc hưởng lợi gì từ chính sách kích thích kinh tế của Mỹ? Các chuyên gia cho rằng, nhưng biện pháp kích thích kinh tế của Tổng thống Joe Biden, vôn có xu hướng trực tiếp thúc đẩy tiêu dùng, có thể có lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Trung Quốc khó có thể bị ảnh hưởng bởi các chính sách kích thích kinh tế mới của Mỹ. (Nguồn: Getty) Xuất khẩu Trung...