Sợ dính “drama công sở” vì lương gấp đôi đồng nghiệp, cô nàng ngỡ ngàng trước lời khuyên “bao ngầu”
Vẫn biết mỗi công việc, mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của công việc và mức độ đóng góp cho công ty, tuy nhiên cô nàng trong những dòng tâm sự dưới đây không khỏi lo lắng một ngày mình sẽ dính phải “drama công sở”.
Trong môi trường công sở, lương được coi là vấn đề khá nhạy cảm. Hiện tại rất nhiều công ty, việc bàn luận lương hay tiết lộ mức lương cho người khác biết bị cho là điều cấm kỵ. Dù không ai nói với ai song nhiều người lo ngại việc tiết lộ lương với đồng nghiệp có thể kéo theo nhiều rắc rối phát sinh ở nơi làm việc.
Vẫn biết mỗi công việc, mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của công việc và mức độ đóng góp cho công ty, tuy nhiên cô nàng trong những dòng tâm sự dưới đây không khỏi lo lắng một ngày mình sẽ dính phải “drama công sở”. Chuyện là trước giờ cô nàng luôn giấu kín mức lương của mình vì biết con số có cao hơn so với đồng nghiệp. “Sóng gió” ập đến khi công ty của cô có một thành viên mới…
Những dòng tâm sự của cô nàng khổ tâm vì lương cao…
“Do đặc thù công việc nên lương của em hơi cao hơn các đồng nghiệp dù cùng cấp. Đó cũng là lí do em luôn giấu lương để tránh bị sân si so bì hơn thua từ đồng nghiệp và cũng không bao giờ đi hỏi lương người khác làm gì. Chuyện lương bổng hơn kém nhau xưa giờ luôn rất nhạy cảm. Đó là lí do các doanh nghiệp lớn luôn nắm tay dặn dò nhân viên lúc mới vào công ty là tuyệt đối không được để người cùng công ty biết lương của mình trừ sếp.
Công ty mới đây cũng có tuyển thêm một bạn làm cùng công việc với em nhưng làm cho nhóm khác. Em thì lại chơi thân với một chị bên nhóm đấy. Một ngày đẹp trời, chị ấy nhắn tin thở than với em:
“Biết lương thằng đó nhiêu không? Gần gấp đôi lương chị luôn đó, trong khi nó mới ra trường mới vào làm, kinh nghiệm không có, nghiệp vụ phải học lại từ đầu… Chị cảm thấy suy sụp, cảm thấy bất công, chị không muốn làm nữa. Chị làm việc chăm chỉ tăng ca trường kì để làm gì khi mà một đứa mới vô lương gần gấp đôi chị. Chị muốn nghỉ luôn cho rồi…”
Em kiểu sét đánh ngang tai, không biết nói sao luôn các bác ạ, trong khi sự thật là lương em thì gấp đôi lương chị ấy (là do tự chị ấy nói lương cho em). Em cũng kiểu biện minh thuê cho bạn kia là tại bạn ấy giỏi, tự tin năng lực nên đề nghị lương cao và sếp đồng ý trả chứng tỏ sếp đánh giá giá trị mà nó đem lại cho công ty tương xứng. Hơn nữa, mỗi ngành nghề là mỗi mức lương khác nhau, sao đem đi so bì như vậy rồi thấy bất công được.
Nói vậy chứ em cũng run gần chết. Em nghĩ lỡ như tới một ngày nọ sấm chớp phong ba, bà chị đó bằng nguồn tin “chim lợn” nào đó mà biết được lương em chắc bà ấy nghỉ chơi với em thật luôn quá. Nhỡ ngày đó tới thật thì em biết nói như nào với bà ấy cho “hoa hậu thân thiện” đây các bác ơi?”
Ảnh minh họa.
Đúng là, lương thấp thì buồn mà lương cao lại cũng lo. Ngay sau khi được đăng tải, câu chuyện của nàng công sở đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như lời khuyên, mách nước đã được để lại bên dưới phần bình luận.
Video đang HOT
“Không nhìn vào khối lượng công việc , tính chất công việc , hiệu quả đem lại mà chỉ nhìn vào con số… Mình nghĩ bạn nên bảo với chị ấy, cảm thấy mình xứng đáng với mức lương cao thì hãy đề nghị với sếp hoặc sang công ty khác để có mức lương phù hợp. Đừng ngồi đó mà so đo”.
“Quan trọng là lượng công việc có giống nhau không, tính chất công việc như thế nào. Mặc bằng lương chung công việc của bạn và nhân viên mới kia nặng hơn, phức tạp hơn thì dĩ nhiên phải cao hơn thôi. Kệ thôi bạn ạ”.
“Mức lương mỗi người tùy lúc ban đầu đề nghị, vị trí tuyển có cần gấp hay không… Thường thì người cũ muốn lên lương phải có thay đổi rõ rệt về khả năng đóng góp. 10 năm làm một việc như nhau thì rất khó để nói chuyện lương lên một tầm cao khác”.
Các bình luận của cư dân mạng đều cho rằng cô nàng không nên lo lắng, nếu ngày đó đến thật cũng không cần phải băn khoăn gì nhiều vì đây hoàn toàn là chuyện người đi làm phải chấp nhận. Tuy nhiên đang chú ý nhất chính là một bình luận nhận được nhiều sự ủng hộ.
“Khi có người ganh tỵ với bạn chứng tỏ bạn đã đạt được thứ mà người ta không đạt được. Cố lên”.
Cảm giác biết đồng nghiệp có mức lương cao hơn mình không mấy dễ chịu nhưng phải làm gì trong tình huống này? Thay thay vì tỏ ra bực dọc, sân si, đây mới là những điều mà một người thông minh nên làm:
Bình tĩnh và nhìn nhận lại
Rõ ràng, cùng nhau làm cùng một công việc, có cùng trình độ những đồng nghiệp được trả cao hơn sẽ khiến bạn vô cùng tức giận.
Đây chính là điều đầu tiên mà bạn nên làm. Bỗng một ngày đẹp trời, bạn phát hiện ra cô bạn phòng bên có mức lương cao ngút trời dù thời gian làm việc cũng chỉ như bạn. Đừng vội lao vào phòng sếp hay đi gặp 1001 người để kể lể oan ức rồi làm việc một cách thiếu chuyên nghiệp. Điều quan trọng là hãy làm sao để mình cũng được tăng lương như vậy.
Hãy tự hỏi bản thân, liệu trình độ và sự đóng góp của mình có xứng đáng được tăng lương không? Mức lương hiện tại có phù hợp không?
Sau khi bình tĩnh lại và trả lời câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình có cần đặt một cuộc hẹn và tự tin đề nghị mức lương đảm bảo quyền lợi cho bản thân hay không. Một lưu ý khác là trong buổi đề nghị đó, đừng bao giờ nhắc đến người đồng nghiệp vô tình bị lộ mức lương kia. Hãy chứng minh cho sếp thấy mình xứng đáng với mức lương mới, bạn đã chăm chỉ và đạt hiệu quả ra sao trong công việc.
Tham khảo mức lương trên thị trường
Nếu chưa biết con số nào phù hợp với mình để đưa ra trong buổi deal lương, hãy tham khảo, nghiên cứu thông tin trên thị trường việc làm. Đừng lầm tưởng rằng cứ chăm chỉ hơn, thường xuyên tăng ca thì điều đó có nghĩa là bạn xứng đáng với mức lương cao hơn.
Một người lãnh đạo có rất nhiều việc phải làm và thường quản lý nhân viên theo đầu việc. Họ sẽ không thể biết hết từng việc của từng người nên nếu cảm thấy mức lương mình đang quá thấp so với thị trường, hãy là người chủ động mở lời và cho người quản lý thấy giá trị cũng như sự hiểu biết về thị trường lao động của mình.
Cho mình một cơ hội khi không được giải quyết thỏa đáng
Việc tăng lương không thể diễn ra đơn giản trong ngày một ngày hai song nếu đã chứng minh năng lực thực sự xứng đáng mà cấp trên vẫn không giải quyết thỏa đáng, thay vì ở đó kêu ca phàn nàn, hãy cho bản thân mình một cơ hội.
Khi đi làm, tiền lương không phải là tất cả song sẽ là yếu tố nói lên bạn là ai, đóng góp được những gì cho công ty. Trên thị trường lao động, các công ty luôn chào đón những người có năng lực và tự tin, biết mình là ai, mình có thể làm những gì.
Bĩu môi chê đồng nghiệp "siêu sân si" khi dành 7 giờ đồng hồ để nói xấu người khác, nàng công sở lĩnh ngay hậu quả
"Sân si" nơi công sở ấy mà, hình như chẳng có ai thích cả, cho nên sau câu chuyện này cứ ngỡ cô gái trẻ sẽ được dân mạng đồng cảm và chia sẻ "bí kíp" diệt trừ "sân si" nhiều lắm, nhưng không, cái kết thật sự gây bất ngờ.
"Sân si" trong môi trường công sở vốn là chuyện thường, gần như ở đâu cũng có, đáng tiếc dẫu thường và phổ biến nhưng nó vẫn khiến không ít người cảm thấy "chướng tai gai mắt". Và cũng từ đây, những câu chuyện anti hành vi "sân si" nơi công sở cứ xuất hiện đều đều trên MXH mỗi ngày.
Chẳng hạn như một nàng công sở nào đó dưới đây đã đích thân đăng đàn than thở, bĩu môi chê bai 2 đồng nghiệp "siêu sân si" của mình trên một diễn đàn mạng rất lớn như sau:
"Ở phòng làm việc mình có 2 ông bà chị, siêu sân si luôn, nhất là bà nữ. Ổng bả bằng tuổi nhau, sinh năm 1990, chắc vì vậy mà nói chuyện hợp. Mà hễ trong công có ai được/mất gì, sếp khen/sếp chê, thưởng/phạt gì, 2 ổng bả cũng bàn tán tới lui, rồi ý kiến này ý kiến nọ.
Ông anh đó thì mình phục về khả năng làm việc của ổng, vì ổng cho ra những sản phẩm chất lượng và làm nhanh hơn mình, ổng hơn mình 2 năm kinh nghiệm. Nhưng đó là công việc thì mình nể chứ tính cách không ổn lắm. Còn bà nữ thì thôi rồi, làm sai tới sai lui, mình và ông anh đó thì cứ phải hứng hậu quả vì làm khâu sau.
Việc bả thì ít, mà sai thì đầy, công việc đó mà mình làm thì mình đảm bảo làm đúng nhiều hơn. Mà ôi thôi, đã thiếu sót trong công việc thì tập trung chuyên môn đi, đằng này cứ khoái đánh giá người khác. Bà chị đó nói thiệt chứ làm 8 tiếng mà hết 7 tiếng ngồi bấm điện thoại với sân si người khác. Mình thì không muốn nói lại với leader, tại cũng không phải chuyện của mình, mặc dù khá bực vì nhiều lần gánh hậu quả không phải do mình gây ra.
Mỗi lần nghe 2 người nói chuyện là chỉ muốn cắm tai nghe vào bật max volume nhạc để khỏi mệt dùm mấy người bị sân si. Sân si đến cả ông anh trợ lý giám đốc - quản lý văn phòng chỉ vì ông anh này nhỏ hơn 2 người họ 1 tuổi.
2 người họ bị làm sao ấy nhỉ, vấn đề không liên quan đến mình thì quan tâm làm gì. Mình nghe nhạc riết không còn cái để nghe thì phải mở youtube lên nghe nhạc nghe phim nghe truyện này kia, sếp thấy mở youtube tưởng mình chơi, fine.
Làm việc trực tiếp với 2 người này cũng ức chế tâm lý nữa, theo mọi người thì mọi người thấy sao ạ?".
"Sân si" nơi công sở ấy mà, hình như chẳng có ai thích cả, cho nên sau câu chuyện này cứ ngỡ cô gái trẻ sẽ được dân mạng đồng cảm, an ủi, chia sẻ "bí kíp" diệt trừ "sân si" nhiều lắm nhưng không, trái lại còn bất ngờ hơn khi chính cô nàng lại là đối tượng bị mọi người chĩa mũi dùi công kích. Cụ thể, dân mạng cho rằng, về bản chất "sân si" nơi công sở là hành vi xấu nhưng cái việc đăng đàn bỉ bai đồng nghiệp cũng không tốt lành gì hơn.
"Sân si đi chê người khác sân si hơn mình à? Vớ vẩn, vác câu chuyện này lên đây cốt để chỉ trích đồng nghiệp sân si chứ không phải nói về vấn đề năng suất làm việc, đọc ai cũng hiểu mà. Nên là đừng cố tỏ vẻ thanh cao nữa, việc ai người nấy làm, chừng nào người ta sân si tới mình hẳn tìm cách giải quyết, riêng vấn đề teamwork chưa tốt hãy chủ đồng ngồi lại bàn luận với nhau, chứ bảo người khác sân si xong mình thì cắm đầu nghe nhạc, thực ra đó đều là những kiểu người đáng trách nơi công sở".
"Chị không biết chuyện cụ thể 2 người kia sân si là gì nhưng chị khẳng định, em chả khác gì họ. Việc em thì em cứ tập trung làm, còn người khác thế nào đã có cấp trên họ đánh giá, lãnh đạo họ biết hết đấy chứ không phải không biết đâu. Em kể lể người ta trên này thành ra em cũng đang sân si đấy".
"Bạn còn nói được câu 'vấn đề không liên quan đến mình thì quan tâm làm gì' à? Rõ ràng việc đồng nghiệp bạn buôn chuyện cũng có liên quan gì đến bạn đâu".
Thế đấy, chỉ với đôi dòng bĩu môi than thở nhẹ mà nàng công sở vô tình lại trở thành nhân vật chính bị ném đá. Thậm chí, hàng loạt các bình luận "phản đòn" như trên vẫn cứ xuất hiện đều đều khiến cho bao người phải muối mặt thay "chủ thớt". Thôi thì không biết nói gì hơn ngoài một lời khuyên nhỏ:
Nếu đồng nghiệp có hành vi gì đó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chung thì hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết bằng những hành động cụ thể như đối thoại với cấp trên. Còn lại những sở thích và "đam mê" riêng tư của họ như buôn chuyện, sân si,... tốt nhất nên bơ đi mà sống, không sống được cứ tìm đường thoát thân (đổi chỗ ngồi bàn làm việc chẳng hạn). Bởi "đam mê" thì rất khó từ bỏ, một hai dòng than thở trên MXH chẳng giải quyết được gì đâu, không khéo còn bị mắng ngược.
Theo Trí Thức Trẻ
Sinh viên mới ra trường ở Nhật Bản bị chính các 'tiền bối' quấy rối khi đi xin việc Theo The Japan Times, sinh viên mới tốt nghiệp tại Nhật Bản khi muốn vào làm việc ở môi trường công sở, họ phải liên hệ với cựu sinh viên đang làm việc tại nơi đó để tìm được công việc và vị trí phù hợp. Đáng chú ý, các cuộc gặp gỡ thường diễn ra ở quán bar hoặc nhà hàng. Một...