Sợ dịch Covid-19, liên tiếp 2 bệnh nhi suýt chết vì vỡ ruột thừa
Trẻ bị đau bụng nhiều ngày nhưng người nhà chần chừ không đưa tới bệnh viện vì lo ngại dịch Covid -19. Khi bệnh nhi có biểu hiện sốc, phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ xác định ruột thừa hoại tử đã vỡ.
Ngày 22/4, BS Trần Quang Dư, khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận 2 trường hợp nhập viện trong tình trạng rất nguy hiểm do bị viêm ruột thừa nhưng đến bệnh viện trễ.
Trường hợp thứ nhất là bé Nguyễn Đăng K. (6 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM) được người nhà đưa vào bệnh viện trong tình trạng sốc, rối loạn tri giác, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm thấp, nguy hiểm đến tính mạng.
Ruột thừa viêm bị vỡ thường gây nhiễm trùng ổ bụng, nguy cơ tử vong cao
Khai thác bệnh sử từ phía người nhà ghi nhận, 3 ngày trước bé có biểu hiện đau bụng vùng quanh rốn. Người nhà nghĩ rằng bé bị rối loạn tiêu hóa nên có mua thuốc cho bé uống nhưng không giảm. Tuy nhiên, do lo ngại dịch Covid-19 và đang trong giai đoạn cách ly xã hội nên người nhà chần chừ không đưa trẻ tới bệnh viện.
Đến khi bệnh nhi có biểu hiện ói nhiều lần, than mệt, vã mồ hôi, gia đình mới được đưa vào bệnh viện thăm khám. Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán bị viêm phúc mạc ruột thừa. Các bác sĩ đã điều trị chống sốc tích cực cho trẻ, đồng thời hội chẩn nhanh và quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật cấp cứu.
Video đang HOT
Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp mổ ghi nhận toàn bộ ruột thừa bệnh nhi bị hoại tử, đã vỡ. Ê kíp bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt ruột thừa, rửa bụng, đặt ống dẫn lưu ổ bụng cho trẻ. Sau phẫu thuật, bệnh nhi tiếp tục được điều trị tại khoa Hồi sức Ngoại, tình trạng sức khỏe hiện đang hồi phục tốt.
Trường hợp thứ hai cũng đối mặt với tử thần là bé Cao Mạnh H. (9 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM). Bệnh nhi được bệnh viện địa phương chuyển viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, nói sảng. Tại Nhi Đồng 1, qua khai thác bệnh sử của bác sĩ từ người nhà ghi nhận, 2 ngày trước khi vào viện, bệnh nhi có biểu hiện đau bụng, người nhà đã tự ý mua thuốc cho uống nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn đau dữ dội hơn.
Viêm ruột thừa là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ, cộng đồng nên cảnh giác
Bệnh nhi được đưa đi khám ở phòng khám đa khoa tư nhân, lấy thuốc cho uống nhưng vẫn không giảm. Tối ngày thứ 2 (kể từ khi có biểu hiện đau bụng) bệnh nhi bị ói 4 lần rồi lơ mơ, nói sảng. Người nhà lập tức đưa bé vào cấp cứu tại Bệnh viện quận 12 rồi chuyển Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Qua thăm khám, làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phúc mạc ruột thừa. Sau hội chẩn nhanh các bác sĩ đã ngay lập tức thực hiện cuộc phẫu thuật cấp cứu cắt ruột thừa, rửa ổ bụng và đặt dẫn lưu ổ bụng cho bé. Hiện bệnh nhi đang được tiếp tục được điều trị tại Khoa Hồi sức Ngoại. 2 ngày sau cuộc mổ, bé đã tỉnh, tình trạng sức khỏe dần hồi phục.
Qua các trường hợp trên, BS Trần Quang Dư khuyến cáo cộng đồng, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi chấp hành nghiêm việc thực hiện giãn cách xã hội mỗi người cần phải luôn quan tâm, cảnh giác với các vấn đề sức khỏe. Khi thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bệnh lý, cha mẹ nên gọi điện thoại đến cơ sở y tế để được tư vấn. Trường hợp cần thiết nên sớm đưa trẻ đi khám bệnh ở các cơ sở y tế gần nhà để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dịch Covid-19 nguy cơ còn kéo dài, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng mà cần thực hiện tốt các biện pháp khuyến cáo phòng tránh Covid-19 của Bộ Y tế. Cần giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh môi trường quanh nhà, khử khuẩn các vật dụng, đồ chơi của trẻ; cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng; tập cho trẻ ý thức rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chạm vào các vật dụng công cộng, sau khi chơi đồ chơi… Đặc biệt, cần khích lệ, động viên và hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà.
Vân Sơn
Chủ quan sau cú té đập đầu, cụ ông rơi vào nguy kịch
Không may trượt chân ngã đập đầu xuống nền gạch, nhưng cụ ông 85 tuổi chủ quan không đến bệnh viện sớm. 3 ngày sau, cụ rơi vào tình trạng nôn ói, rối loạn tri giác vì chấn thương sọ não nặng.
Đó là trường hợp cụ ông N.N.T. (85 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) vừa được gia đình chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở Củ Chi, TPHCM. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ thân nhân người bệnh ghi nhận, 3 ngày trước trong lúc đi lại cụ không may trượt chân, té đập đầu xuống nền gạch.
Cụ ông bị chấn thương sọ não nặng sau cú té đập đầu nhưng chủ quan không đến bệnh viện sớm
Sau khi té, cụ bị choáng váng nhưng không thấy xây xát. Nghĩ rằng chẳng có vấn đề gì nghiêm trọng nên cụ ông chủ quan, không tới bệnh viện kiểm tra. 3 ngày sau nạn nhân bị đau đầu dữ dội kèm theo nôn ói, rối loạn tri giác phải nhập viện cấp cứu.
Qua kiểm tra và chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ xác định não bệnh nhân bị thương tổn xuất huyết tụ máu dưới màng cứng bán cấp vùng bán cầu bên phải, gây chèn ép nhu mô não kế cận, làm lệch cấu trúc đường giữa sang trái, nguy hiểm đến tính mạng.
Sau hội chẩn, các bác sĩ nhận định bệnh nhân đã lớn tuổi, bị tổn thương não phức tạp, tiên lượng xấu. Sau khi hội ý, thống nhất phương án với gia đình, người bệnh đã được chỉ định thực hiện cuộc phấp thuật cấp cứu. Sau hơn 2 giờ căng thẳng trong phòng mổ, các bác sĩ đã mở hộp sọ, lấy triệt để lượng máu tụ trong não cho người bệnh. Sau phẫu thuật, ngày 19/4 cụ ông đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần bình phục, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, giảm đau đầu và vận động tứ chi khỏe.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu, lấy máu tụ, giúp bệnh nhân qua nguy kịch
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng con không nên chủ quan với các tai nạn gây chấn thương vùng đầu ở người lớn tuổi. Những trường hợp té ngã gây máu tụ dưới màng cứng thường có các triệu chứng tăng dần như: đau đầu, nôn ói, yếu nửa người, yếu hai chi dưới, rối loạn vận động, rối loạn thị giác, thính giác, nói khó.
Trường hợp nặng hơn người bệnh rơi vào hôn mê, nguy cơ tử vong cao. Những nạn nhân không may bị chấn thương, do té ngã hoặc tai nạn, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán can thiệp kịp thời, để tránh nguy hiểm đến tính mạng, sau can thiệp ít để lại di chứng.
Vân Sơn
Mổ cấp cứu thành công cho 2 bệnh nhân ở vùng cách ly y tế thôn Hạ Lôi Hai bệnh nhân thuộc thôn Hạ Lôi nên công tác chuẩn bị trước mổ rất quan trọng, vừa để đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa an toàn cho y bác sĩ tiếp xúc trực tiếp. Đó là trường hợp bệnh nhân Đ.T.H (39 tuổi ở xóm Xanh, thôn Hạ Lôi) ở vùng cách ly y tế thôn Hạ Lôi. Bệnh nhân...