Sờ đầu rùa, rải tiền lẻ cầu may ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Nhiều người chọn ngày mùng 3 Tết để đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), nơi được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam để cầu may về đường học hành, thi cử.
Sáng mùng 3 Tết, Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) tấp nập khách du xuân.
Các phụ huynh đưa con em đến một trong những trường học lâu đời nhất tại Việt Nam để mong học hành tiến bộ trong năm mới.
Hàng dài người xếp hàng xin chữ nhằm cầu một năm học hành, thi cử được thuận buồm xuôi gió.
“Năm nay em thi hết lớp 12 nên xin chữ Đăng Quang với mong muốn sẽ thi đỗ đại học”, em Hoàng Linh Chi ở Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ.
Trong nhà bái đường, nhiều người cầu may mắn bằng cách sờ đầu rùa.
Toà Bái Đường là nơi tổ chức các nghi thức tế lễ, do vậy ở chính giữa đặt một hương án trên bày đồ thờ. Hai bên hương án có 2 con hạc đứng trên lưng rùa.
Video đang HOT
Xoa mình hạc để cầu may cho năm mới.
Một số người rải tiền mệnh giá nhỏ khắp các ban thờ từ trong ra ngoài.
Rải tiền ở các nơi thờ phụng là thói quen khi đi lễ của nhiều người.
Trong những ngày Tết, các hoạt động văn hóa như dâng hương, chơi cờ tướng, viết chữ… được tổ chức tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám để phục vụ du khách.
Nhiều du khách thích thú với điệu múa sênh tiền.
Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền (sênh trong tiếng Nôm là phách). Cũng có tên khác là sinh tiền. Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sênh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sênh tiền.
Gian hàng bán đồ lưu niệm nhộn nhịp người mua bán.
Ngọc Thành
Theo VNE
Hà Nội khai trương phố ông đồ ở Hồ Văn
Ngày 21/1, khoảng 100 ông đồ viết chữ Hán - Nôm, chữ Quốc ngữ đã tham gia Hội chữ Xuân Đinh Dậu 2017 tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.
Giống như 3 năm trước, Hội chữ Xuân năm nay được tổ chức tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.
Khoảng 100 ông đồ đến từ 13 câu lạc bộ Thư pháp và một số hoạt động tự do. Theo Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, những ông đồ này đều đã qua sát hạch từ các năm trước. Năm 2017, hội chữ không tổ chức khảo tuyển nữa mà chỉ thẩm định trình độ của những người "thi vớt" năm 2016 với số lượng ít.
Dụng cụ hành nghề của ông đồ ngoài giấy là các loại bút và nghiên mực.
"Mỗi nét chữ thể hiện được tính nhân văn, thẩm mỹ, và chân thiện mỹ trong cuộc sống. Người xin chữ luôn mong muốn điều tốt lành trong năm mới cho gia đình, bản thân, cho cơ quan, tập thể. Chính vì thế, người viết chữ cần hướng thiện và chọn chữ phù hợp để cách thể hiện chữ đúng với tính cách của người xin chữ", ông Trần Quốc Chí, Phó chủ nhiệm CLB UNESCO thư pháp Việt Nam cho biết.
Đội ngũ thầy đồ sau mỗi năm lại tốt dần lên, bởi năm nào cũng trải qua khảo thí, sát hạch bằng bài viết trong trường thi, tác phẩm triển lãm.
Trong số ông đồ tham gia có rất nhiều người trẻ. Theo Ban tổ chức, giới trẻ hiện nay học rất nhanh bởi được học viết bài bản, có người sang cả Trung Quốc học thư pháp. Nhiều bạn trẻ tham gia dạy lớp thư pháp đông hơn là người cao tuổi.
Nhiều người đến hội xin chữ vào cả những cuốn sổ tay, những cuốn lưu bút nhỏ.
Hội chữ Xuân Đinh Dậu là không gian để người dân, thầy đồ có cơ hội học hỏi, chia sẻ về thư pháp.
Khu vực giới thiệu tranh dân gian giúp trẻ em có thêm trải nghiệm vẽ tranh.
Khoảng 30 bức thư pháp chữ Hán - Nôm và chữ Quốc ngữ do các ông đồ gửi về, được Ban tổ chức thẩm định và lựa chọn tham gia triển lãm với chủ đề tôn sư trọng đạo.
Ngọc Thành
Theo VNE
Hà Nội dừng quét vôi Văn Miếu - Quốc Tử Giám Các hạng mục ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) như Khuê Văn Các, cổng Tam Quan, Nhà Bái Đường, Nhà Thái Học được dừng quét vôi, không triển khai theo kế hoạch ban đầu. Ngày 13/1, trao đổi với VnExpress, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám...