Sợ đánh bom, máy bay Qantas phải quay trở lại
Hôm qua 7-4, một chiếc máy bay của hãng hàng không cất cQantasánh từ New Zealand tới Australia đã buộc phải quay trở lại do lo ngại bị đánh bom.
Chiếc Boeing 737 đã bay được khoảng 90 phút và đang trên đường tới Sydney thì phi công nhận được yêu cầu quay trở lại sân bay quốc tế Auckland sau khi phát hiện một vật tình nghi trên máy bay. Ngay sau đó, hành khách đã được sơ tán tới một khu vực an toàn để đội rà phá bom điều tra nhưng không phát hiện chất nổ nào trên máy bay. Người phát ngôn hãng Qantas, Jacqui Kempler cho biết, chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn và không gặp sự cố gì. Sau khi được kiểm tra, chiếc Boeing 737 đã lên đường tới Sydney lúc 13h20 (giờ địa phương).
Cũng trong sáng 7-4, một chiếc máy bay của hãng Airwork (New Zealand) đã phải quay trở lại sân bay Auckland ngay sau khi cất cánh do bị trục trặc động cơ.
Theo ANTD
Video đang HOT
Indonesia "tăm tia" thủy phi cơ trinh sát độc đáo M-50 Aron
Chính phủ Indonesia có kế hoạch sẽ mua một số thủy phi cơ Aron M-50 do Hàn Quốc sản xuất cho quân đội nước này, để phục vụ các mục đích trinh sát hàng hải và tìm kiếm cứu nạn.
Ngày 05-4, chiếc thủy phi cơ được đưa sang Indonesia để chào hàng, đã thực hiện chuyến bay trình diễn những khả năng cất cánh, hạ cánh và di chuyển độc đáo trên mặt biển tại cảng Paddle thuộc Căn cứ hải quân Frog, trên Vịnh Jakarta, Indonesia.
Thủy phi cơ Aron M-50, được thiết kế cho các nhiệm vụ bảo vệ và an ninh hàng hải và có thể hoạt động được cả trong điều kiện thời tiết xấu, được cho là phù hợp với điều kiện biển đảo của Indonesia.
Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Indonesia, Phó Đô đốc Sumartono, cho biết trong buổi trình diễn rằng, thủy phi cơ này được cho là lý tưởng trong thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển, nhưng về mục đích quân sự thì cần phải phát triển và trang bị thêm các hệ thống vũ khí hoặc chuyển giao công nghệ cho Indonesia vì ở Indonesia vẫn thiếu các trang bị quân sự này.
Tổng giám đốc Công ty Aron Flying Ship, Cho Hyun-wook, cho biết đây là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có thể vận hành được cả ở dưới nước và trên không với tốc độ cao nhưng vẫn duy trì được sự ổn định và vững chắc của máy bay.
Theo ông, thủy phi cơ này có thể di chuyển với tốc độ 100 km/giờ trên mặt nước và 220 km/giờ khi bay trên không, với tầm hoạt động tới 800km. Máy bay được trang bị động cơ 250 mã lực, rất tiết kiệm nhiên liệu và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với giá thành chỉ 5 triệu USD mỗi chiếc.
"Thủy phi cơ Aron chỉ cần chạy trên mặt nước 200 - 400m là có thể cất cánh và có thể vượt qua các con sóng biển cao tới 2m", ông Cho Hyun-wook cho biết.
Một lợi thế nữa là máy bay khó bị radar phát hiện do bay ở tầm thấp tối đa 150m trên mặt biển. Thân máy bay được làm bằng chất liệu sợi carbon hoặc kevlar tổng hợp và được phủ một lớp chống can nhiễu.
Thủy phi cơ Aron M-50 có trọng lượng khoảng 1,7 tấn, chiều dài 10m, sải cánh 12m, cao 3m. Phiên bản đặc biệt M-50 chỉ chở được 4 người, không bao gồm 2 phi công. Trong khi các phiên bản khác, như M-80 có thể chở được 8 người, và M-200 và MK-80 có thể chở được 20 người.
Thành viên Ủy ban Hạ viện Indonesia Susaningtyas Kertopati cho biết, loại thủy phi cơ này thích hợp với nhiệm vụ duy trì an ninh hàng hải, đặc biệt là ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp tại các vùng biển của Indonesia. Máy bay có thể là một lựa chọn thay thế cho các trang bị quân sự khác như máy bay trực thăng. Ông đã đề nghị chính phủ cân nhắc đề xuất này, vì máy bay có giá cả tương đối hợp lý. Theo ông, máy bay có thể được triển khai tại các khu vực như quần đảo Riau hoặc các quần đảo ở Thái Bình Dương của Indonesia.
Theo ANTD
Vì sao Nhật phớt lờ dân chúng, cho Mỹ triển khai thêm 12 chiếc Osprey? Ngày 31-3, Japan Times đưa tin, Nhật Bản và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai thêm lô 12 chiếc máy bay MV-22 Osprey thứ hai vào tháng 7, có thể đến một căn cứ Hải quân lục chiến thuộc khu vực Chugoku trước khi triển khai tới Okinawa. Cùng với 12 chiếc máy bay vận tải cánh quạt MV-22...