Sơ cứu nhanh chóng khi bị đập đầu xuống đất, tránh biến chứng chấn thương sọ não cực nguy hiểm
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi bị đập đầu xuống đất, trẻ em cũng như người lớn cần hết sức chú ý xử lý kịp thời, không chủ quan để tránh những biến chứng không mong muốn.
Đập đầu xuống đất – chấn thương có thể xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày
Trong cuộc sống hàng ngày, chấn thương đầu nói chung bao gồm nhiều hiện tượng như đập đầu xuống đất, bị va đầu vào vật cứng gây đau đầu, thậm chí gây choáng váng, ngất xỉu… Phần lớn chấn thương đầu không quá nguy hiểm và không để lại di chứng gì, ngoại trừ những vết bầm tím hoặc bị sưng.
Tuy nhiên trong chấn thương đầu vẫn có nhiều ca nặng hoặc những sang chấn trường diễn ở đầu cũng mang lại những tổn thương cho não bộ.
Trong cuộc sống hàng ngày, chấn thương đầu nói chung bao gồm nhiều hiện tượng như đập đầu xuống đất, bị va đầu vào vật cứng gây đau đầu, thậm chí gây choáng váng, ngất xỉu…
Hầu hết những trường hợp bị chấn thương đầu nhẹ sẽ gặp phải những hậu quả như chảy nhiều máu vì da đầu và mặt tập trung nhiều mạch máu, sau đó gây thâm tím, sưng… nhưng thực sự không quá nghiêm trọng, theo thời gian sẽ khỏi dần.
Tuy nhiên, biến chứng của những trường hợp bị chấn thương đầu nặng có thể sẽ rất nguy hiểm. Khi bị chấn thương, có thể chỉ là bị sưng, hoặc chảy máu nhưng cũng có thể là bị chảy máu não dẫn đến tăng áp lực nội sọ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi bị đập đầu xuống đất, trẻ em cũng như người lớn cần hết sức chú ý xử lý kịp thời, không chủ quan để tránh những biến chứng không mong muốn. Trong trường hợp có những dấu hiệu của chấn thương sọ não cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu, trong lúc đợi xe cấp cứu đến bệnh viện nhanh chóng.
Khi bị đập đầu xuống đất, trẻ em cũng như người lớn cần hết sức chú ý xử lý kịp thời, không chủ quan để tránh những biến chứng không mong muốn.
Một số dấu hiệu của chấn thương sọ não mà chúng ta không được bỏ qua là mất ý thức, nhịp thở bất thường, vết thương nghiêm trọng và nghi ngờ vỡ hộp sọ, chảy máu, chảy dịch từ mũi, tai và miệng, nói ngọng, nói linh tinh hoặc thị lực suy giảm đột ngột, đồng tử giãn rộng, người yếu, liệt người, buồn nôn, đau cứng cổ, nói lắp, nôn vọt nhiều hơn 2-3 lần (trẻ em sẽ không nôn ngay sau khi xảy ra chấn thương vì vậy đừng quá hoảng sợ nếu một đứa trẻ bị ốm sau khi chấn thương vùng đầu).
Khi xuất hiện những dấu hiệu này cần ngay lập tức gọi điện để xe cấp cứu tới đưa nạn nhân đến bệnh viện. Trong lúc đó, bạn cần tiến hành sơ cứu khi bị chấn thương đầu theo những bước cụ thể.
Sơ cứu khi bị đập đầu xuống đất cần nhanh chóng, kịp thời và nhanh nhạy
Đối với trẻ nhỏ
Khi trẻ nhỏ chẳng may bị đập đầu xuống đất hay bị va đầu vào đâu, khiến trẻ bị chấn thương đầu, phụ huynh cần hết sức bình tĩnh giúp trẻ theo những bước sau:
Video đang HOT
Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút.
- Kiểm tra tổng thể những vết thương trên người trẻ. Nếu chảy máu cần dùng bông băng để giúp trẻ cầm máu tạm thời.
- Dùng khăn để chườm lạnh cho bé khoảng 20 phút nếu xuất hiện sưng u đầu. Nếu cần, mẹ có thể ngưng 5 phút, và tiếp tục chườm lạnh thêm 20 phút. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm.
- Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút.
- Sau khi bị ngã đập đầu xuống đất, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.
- Nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bé bị thương nghiêm trọng và trở nên mất ý thức. Trong trường hợp không có những dấu hiệu đó vẫn cần quan sát kỹ trong 1-2 ngày sau đó.
Đối với người lớn
Giữ nạn nhân bất động cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút.
- Cần xem xét, đánh giá vết thương vùng đầu sau khi xảy ra va chạm. Nếu nhẹ thì chỉ cần chườm lạnh để giảm sưng đau và tiếp tục theo dõi. Nhưng cần nhanh chóng gọi điện cho cơ sở y tế khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm.
- Giữ nạn nhân bất động cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút. Không di chuyển bệnh nhân trừ khi cần thiết và tránh di động cổ. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo bỏ mũ ra.
- Sử dụng gạc vô trùng hay vải sạch băng ép vết thương để cầm máu. Nếu nghi ngờ vỡ xương sọ thì không băng ép trực tiếp lên vết thương.
- Nếu nạn nhân không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho, vận động) thì cần tiến hành CPR.
Theo Helino
80% dân số thế giới mắc phải căn bệnh không ai ngờ
Khoảng 80% dân số trên thế giới mắc chứng đau lưng mà theo các chuyên gia, những cơn đau này không phải do chấn thương hay triệu chứng của các căn bệnh nghiêm trọng.
Nguyên nhân thực sự dẫn đến hiện tượng đau lưng là do con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ hàng ngày như: trong công việc, cuộc sống, thói quen sinh hoạt...
Khi còn là những đứa trẻ, bố mẹ chúng tôi thường nói với chúng tôi: "Giữ lưng thẳng!" Tuy nhiên, giữa cuộc sống hối hả và nhộn nhịp hàng ngày, chúng ta liên tục quên đi quy tắc này và chỉ nhớ điều đó khi cơn đau xảy ra.
Yếu tố nghề nghiệp
Đau lưng không chỉ xảy ra ở những người phải làm những công việc khuân vác nặng nhọc, mà nó còn phổ biến ở những nghề như thẩm mỹ, làm móng, kiến trúc sư, tài xế, kĩ sư, nhân viên văn phòng hay thợ may...
Hãy nghỉ ngơi ít nhất 1 lần sau mỗi 1 giờ làm việc căng thẳng, điều này rất quan trọng. Nếu có thể, hãy đứng dậy khỏi nơi làm việc và làm nóng cơ thể đôi chút, hoặc ít nhất là duỗi chân ra, tất cả những điều này sẽ làm giảm căng thẳng cho các cơ lưng của bạn.
Môi trường làm việc
Bạn nghĩ rằng một khi đã đi làm về nhà, lưng của bạn không còn gặp nguy hiểm nữa. Bầu không khí ấm cúng của ngôi nhà bạn sẽ giúp bạn thư giãn và quên đi việc duy trì tư thế thích hợp. Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro vẫn xảy ra, tất cả những công việc nhà hàng ngày (như rửa bát, chuẩn bị thức ăn, hoặc ủi) cũng gây hại.
Bạn phải điều chỉnh môi trường xung quanh theo nhu cầu của bạn. Chiều cao của bồn rửa, bàn, hoặc bàn ủi phải phù hợp với chiều cao của bạn. Điều này là rất quan trọng để giữ cho cột sống thẳng và cơ lưng thoải mái khi bạn đang làm những việc xung quanh nhà.
Giày không thoải mái
Chạy theo tiêu chuẩn của cái đẹp ngày nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến cột sống của bạn bị ảnh hưởng. Phụ nữ thường dễ bị mê hoặc bởi những đôi giày cao gót mà quên mất rằng nó có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế cũng như sức khoẻ. Hãy nhớ rằng: tuyệt đối không mang giày cao gót quá 2 tiếng mỗi ngày.
Những đôi giày đế bệt cũng có thể gây ra những cơn đau tương tự cho cột sống. Điều này xảy ra là vì trọng lượng cơ thể không được phân bổ đều, kết quả là các cơ lưng của bạn phải gánh một phần trọng lượng không cần thiết. Do đó, giày đế bệt cũng không được khuyến khích mang nhiều.
Đối với các hoạt động thường lệ, chọn giày có đế thấp. Ngoài ra, xăng đan và các loại dép mùa hè là một lựa chọn an toàn.
Đeo túi xách
Xu hướng thời trang đeo túi xách lớn cũng góp phần làm tổn thương cột sống của bạn theo thời gian. Việc xách túi 1 bên vai sẽ làm sai tư thế, gây cong vẹo cột sống mà bạn không nhận ra.
Hãy kiểm tra và chỉ giữ lại những món thật sự cần dùng, tránh chứa quá nhiều vật dụng không cần thiết gây nặng túi.
Ba lô là một giải pháp lý tưởng cho các công việc hàng ngày, miễn là bạn đeo nó một cách chính xác trên hai vai thay vì một. Điều chỉnh dây đai sao cho ba lô ấn chặt vào vai, thay vì đeo lủng lẳng ở mức lưng.
Quần áo bó sát
Việc mặc những trang phục quá chật và không thoải mái như váy bút chì, váy ôm, quần da, quần jeans ôm (kể cả đàn ông) làm bạn khó di chuyển, gây ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Chưa hết, vào cuối ngày bạn sẽ cảm thấy toàn thân ê ẩm, đau nhức do bị bó chặt trong những bộ quần áo đó.
Đối với phụ nữ, việc lựa chọn đồ lót cũng rất quan trọng. Không nên mặc áo ngực quá chật, việc mặc chật gây nhiều áp lực lên các cơ bắp cản trở tuần hoàn máu, hãy nhớ mặc thoải mái.
Căng thẳng và chán nản
Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng nhiều trạng thái tinh thần chán nản mà chúng ta phải chịu đựng trong cuộc sống hàng ngày có thể gây căng thẳng quá mức ở các cơ lưng.
Khi buồn, chúng ta ngừng chú ý đến tư thế - vai chùng xuống và lưng trở nên cong dẫn đến đau lưng không thể tránh khỏi.
Hoạt động thể chất giúp loại bỏ căng thẳng. Hãy dành thời gian chọn một hoạt động mà sẽ làm cho bạn thực sự hạnh phúc. Đó có thể là khiêu vũ, bơi lội hay chạy bộ - hãy chọn thứ gì đó để nâng cao tâm trạng của bạn!
Trong trường hợp trầm cảm kéo dài, tốt hơn nên liên hệ với một chuyên gia. Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề.
Vị trí ngủ sai
Vị trí ngủ không chính xác kết hợp với một tấm nệm không thoải mái không chỉ ngăn cản bạn nghỉ ngơi tốt mà còn có thể gây đau lưng. Một tấm nệm cứng có tác động tiêu cực đến tư thế. Ngủ trên các bề mặt quá mềm cũng không được khuyến khích. Chọn một tấm nệm vừa phải là giải pháp tốt nhất.
Khi bạn đang ngủ, cột sống của bạn phải được giữ thẳng, hãy chắc chắn rằng đầu của bạn không gối quá cao, cũng không quá thấp. Nếu bạn nằm ngửa, hãy đặt một cái gối nhỏ ở dưới đầu gối, điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho thắt lưng của bạn. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng từ thắt lưng của bạn.
Nhấc vật nặng sai cách
Chúng ta đều biết nâng một vật quá nặng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống, đặc biệt là nâng sai tư thế. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày khó tránh khỏi vấn đề này.
Để bảo vệ cột sống của bạn khỏi bị thương, hãy đảm bảo tuân theo quy tắc dễ nhớ này: Ngồi xuống giữ vật nặng sao cho đầu gối của bạn cong, còn sống lưng và đầu của bạn được giữ thẳng.
Theo VietnamNet
Nhớ lại giấc mơ - Cách vượt qua ác mộng và ám ảnh Những giấc mơ tỉnh sẽ giúp bạn vượt qua những cơn ác mộng, điều trị chứng ám ảnh, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, cải thiện kỹ năng vận động và thậm chí giúp phục hồi chức năng do chấn thương. Và để có những giấc mơ tỉnh thì cần phải nhớ lại được giấc mơ thường xuyên. Nghiên cứu mới...