Sơ cứu cho người uống nhầm hóa chất thế nào mới đúng?
Có người bảo nếu lỡ uống nhầm hóa chất thì vắt chanh vào miệng hay cố nôn ra sẽ đỡ, có người kêu cố nôn thì… coi chừng nặng thêm. Tôi rất hoang mang.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Lê (35 tuổi, lenguyen7…@gmail.com), hỏi: Tôi đọc báo thấy mỗi dịp Tết con nít về quê, ở nhà lạ hay tiện tay lấy chai này chai kia uống đại, dẫn đến uống nhầm hóa chất, từ chất rửa tẩy đến xăng, dầu, dấm…. Tôi rất lo vì Tết này định dẫn cả 3 con (4, 5 và 9 tuổi) về quê. Tôi có tham khảo trên mạng nhiều cách xử trí tại chỗ nhưng không biết đúng sai: cố uống thứ gì đó để trung hòa (ví dụ uống phải xà bông thì pha ít dấm vào nước uống), nặn chanh vô miệng, cố làm cho nôn ra… Cách sơ cứu cho trẻ hay người lớn bị uống nhầm hóa chật vậy có đúng không?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Hóa chất có 2 loại bay hơi và không bay hơi. Chỉ có các chất không bay hơi mới có thể “gây ói an toàn”, còn chất có bay hơi như xăng, dầu, các axit… nếu gây ói chỉ khiến hơi hóa chất có cơ hội tấn công cơ thể nặng nề hơn, nhất là tấn công vào đường thở.
Cách uống nhiều nước cũng vậy, có 2 mặt. Ví dụ uống nhầm ít dấm, cổ họng không bị tổn thương nặng thì uống nước cho dấm loãng ra cũng được. Nhưng lỡ là hóa chất khác, cổ họng bị thương tổn, nếu bắt trẻ/người bị nạn uống nước, có khi gây sặc, viêm phổi hít còn nguy hiểm hơn.
Phương án nặn chanh càng nên tránh, vì chẳng có tác dụng gì, chỉ khiến nạn nhân dễ sặc, viêm phổi hít và làm chậm trễ việc cấp cứu.
Vì vậy, tốt nhất vẫn là nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Không làm gì cả, nhất là khi chưa rõ trẻ uống nhầm cái gì, không biết nó có bay hơi hay không, là axit hay baz… Nên lưu ý cả những hóa chất mà mọi người hay tưởng là “nhẹ” như xà bông hay dấm, cũng phải đưa trẻ đi viện, bởi uống trực tiếp như thế, dù nó chỉ đi vào đường tiêu hóa vẫn có thể ăn mòn, gây viêm loét cần điều trị.
Video đang HOT
Đặc biệt, đừng bao giờ dùng những chai từng đựng nước uống để đựng hóa chất. Đa số các trường hợp uống nhầm chúng tôi tiếp nhận đều là trẻ thấy cái chai nước suối, nước ngọt, trà xanh, cứ tưởng trong đó là nước uống được nên mới uống nhầm. Các loại chai có màu càng nguy hiểm, người lớn cũng dễ nhầm.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Đừng coi thường cơn ho, sổ mũi kéo dài!
Cơn ho ở trẻ nhỏ có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau, có khi tưởng nhẹ nhưng hóa nặng, cũng có khi điều trị lạm dụng kháng sinh nên để lại hậu quả về sau
Đưa con đi tái khám tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), chị Nguyễn Trần K.C (32 tuổi) cho biết mới đây con trai 7 tuổi của chị đã phải nằm viện vì viêm phổi. "Con tôi viêm mũi dị ứng từ nhỏ, nên cứ giao mùa là cháu sụt sịt, cảm ho... nhưng ít bữa là khỏi. Ai dè lần này bệnh nặng như vậy. Bé ho đến ngày thứ ba, mới sáng chỉ thấy bé thở hơi nặng, vậy mà chiều đã mệt dậy không nổi..." - chị C. than thở.
Chú ý triệu chứng đi kèm
Anh Trần Văn V. (40 tuổi; quận Gò Vấp, TP HCM) thì một phen hết hồn khi con trai 5 tuổi lúc đi công viên chơi chỉ ho vài cái nhưng mấy giờ sau, cháu đã than mệt, thở khò khè. "Khi bác sĩ (BS) nói cháu bị suyễn, tôi còn cãi, bởi trước giờ con tôi đâu có bệnh đó, nào ngờ đó là cơn suyễn đầu tiên, BS bảo có thể ở công viên cháu vừa chơi có nhiều loại phấn hoa mà cháu mẫn cảm, từ đó làm lộ ra căn bệnh giấu mặt bấy lâu" - anh V. kể.
Ngược lại, chị Trần K. (49 tuổi, ở Long An) thì rất hối hận khi con gái 17 tuổi phải nằm rất lâu sau chấn thương ở chân do té xe, vì bé bị đề kháng với thuốc kháng sinh. Theo chị C., ngay từ nhỏ, mỗi khi con gái bị cảm, ho là chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh cho bé uống, bé hết liền. Không ngờ việc "dập" kháng sinh thường xuyên đã gây hậu họa.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 1, với các trường hợp bé ho, sổ mũi thông thường, một đợt bệnh mất 5-7 ngày mới hết. Biện pháp ban đầu cha mẹ nên làm là rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn để thấm nước mũi, bôi dầu vào lòng bàn chân, bảo đảm nhiệt độ phòng phù hợp, dùng thuốc ho thảo dược hay các loại thuốc ho an toàn tự làm.
Cách làm bấc sâu kèn rất đơn giản: dùng khăn giấy cuốn thành 1 đầu to và 1 đầu nhỏ nhỏ vừa với mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào lỗ mũi cho ngấm nước mũi rồi kéo nhẹ ra.
Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), ho có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, cúm..., với độ nặng nhẹ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là viêm hô hấp trên cấp tính, không đáng ngại.
Quan trọng nhất vẫn là cha mẹ theo dõi bé để phát hiện các biểu hiện nặng, không còn là cảm ho thông thường. Đó là các biểu hiện như thở nhanh (dưới 2 tháng là 60 lần/phút trở lên, 2 tháng đến 1 tuổi là 50 lần/phút trở lên, 1-5 tuổi là 40 lần/phút trở lên, trên 5 tuổi là 30 lần/phút trở lên), thở nặng nề, có co lõm ngực, khò khè..., khi đó cần đưa bé đi bệnh viện. Bệnh kéo dài quá mà không rõ nguyên nhân cũng nên đưa bé đến BS kiểm tra lại.
Nên cho trẻ đi khám nếu ho, sổ mũi kéo dài chứ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc long đàm, kháng sinh. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Có biến chứng mới "dập" thuốc
Thông thường ở Việt Nam, một cơn ho dưới 15 ngày ở trẻ em được xác nhận là "viêm hô hấp cấp tính", nếu không có biến chứng, thường BS chỉ cho các loại dược thảo, siro ho an toàn, có thành phần tự nhiên chứ không cố gắng "dập" bằng kháng sinh.
Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Các cơ quan y tế tại Anh hiện nay cũng kêu gọi các bác sĩ và phụ huynh chỉ dùng mật ong để trị những cơn ho thông thường kéo dài 2-3 tuần. Chẳng hạn như NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) khuyên chỉ nên dùng mật ong để chống lại những cơn ho thông thường kéo dài dưới 3 tuần. Viện Sức khỏe và Chăm sóc ưu việt Anh (NICE) và Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) thì khuyến cáo dùng mật ong hoặc thuốc ho bằng thảo dược tự nhiên. Cả 3 cơ quan này cho rằng chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp ho kéo dài hoặc có biến chứng nguy hiểm.
BS Trương Hữu Khanh lưu ý thêm: "Nếu thấy bé không bớt ho hay đột nhiên ho nặng hơn thì phải đi BS, không nên tự uống thuốc long đàm. Thuốc long đàm cần có chỉ định của BS vì có thể làm bé ho thêm. Tự uống kháng sinh càng không nên, bởi sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh, sau này đến khi có bệnh nặng, cần kháng sinh thực sự thì thuốc đã không còn hiệu quả".
BS Nguyễn Minh Tiến khuyên mùa này cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc quần áo phù hợp vì đang chuyển mùa, có khi trở lạnh. Không khí ô nhiễm cũng khiến bé dễ bị bệnh đường hô hấp hơn, nhất là trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn có thể nặng thêm nên cần hạn chế ra đường khi không cần thiết. Phấn hoa, các loại áo len, áo lông không phù hợp... cũng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Tự làm "thuốc ho an toàn" cho trẻ
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cách làm "thuốc ho an toàn" cho trẻ như sau:
1. Nửa trái chanh hay vài trái tắc vắt lấy nước, 2 muỗng cà phê mật ong.
2. 15-20 g cánh hoa hồng bạch tươi hoặc 8-10 g hoa khô, 1 muỗng cà phê đường phèn.
3. Tần dày lá tươi giã nát (10 g trở xuống cho trẻ dưới 5 tuổi, 12 g cho trẻ trên 5 tuổi), 2 muỗng cà phê mật ong hoặc 1 muỗng cà phê đường phèn.
Dùng 1 trong 3 công thức nói trên đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm 5-10 phút; chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn trưa và tối khoảng 1-2 giờ.
ANH THƯ
Theo nguoilaodong
Cúm H3N2 nguy hiểm cỡ nào? Bạn đọc Trần Văn Dinh (dinhtran19...@gmail.com) hỏi: Tôi nghe nói ở Việt Nam cũng có loại cúm H3N2, có người bảo chỉ là cúm mùa. Ảnh minh họa Tuy nhiên, tôi đọc báo thấy loại này ở nước ngoài gây nên đại dịch, gọi là cúm Aussie, chết nhiều người vào đầu năm ngoái. Vậy tóm lại, loại cúm này là nặng hay...