Sợ COVID-19, phụ huynh Trung Quốc không dám cho con du học
Đại dịch COVID-19 đã khiến phụ huynh Trung Quốc sợ gửi con ra nước ngoài du học và thay vào đó, họ cân nhắc chọn trường quốc tế ở Trung Quốc.
Đại dịch khiến nhiều phụ huynh nghĩ lại việc cho con ra nước ngoài học. Ảnh: AP
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, ông Wu Yue, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành công ty New School Insight Media (NSI), cho biết phụ huynh luôn đặt an toàn của con lên hàng đầu, tiếp đó mới là chất lượng học thuật của các trường.
Khi COVID-19 đang hoành hành ở phương Tây, du học không còn là lựa chọn với nhiều học sinh Trung Quốc.
Do đó, trường quốc tế ngày càng thu hút hơn vì các trường cho phép học sinh đã về nước sau khi du học tiếp tục phong cách giáo dục tương tự.
Video đang HOT
Trong đại dịch, một số phụ huynh cho rằng cho con học trường quốc tế không chỉ vì muốn chuẩn bị cho con ra học đại học ở nước ngoài. Một phụ huynh họ Lin ở Thượng Hải cho biết mình cho con trai 10 tuổi tới trường song ngữ Thượng Hải HD với học phí 23.000 USD vì trường cân bằng giáo dục, không chỉ chăm chăm nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Người này nói: “Tôi không có mục tiêu cố định rằng con tôi sẽ học tại trường đại học nước ngoài. Trung Quốc ngày càng mạnh hơn và dịch COVID-19 ở bên ngoài đang nghiêm trọng. Tôi sẽ quyết định sau”.
Theo NSI, có 907 trường quốc tế được đăng ký với giới chức giáo dục Trung Quốc tính tới tháng 9/2020, trong đó 113 trường chỉ nhận học sinh nước ngoài.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, 53 trường quốc tế tiền đại học đã mở cửa ở Trung Quốc, trong đó 5 trường nhằm vào đối tượng có hộ chiếu nước ngoài.
Một số trường học mới gắn với các thương hiệu Anh như trường quốc tế Harrow ở Thâm Quyến, trường Chiway Repton ở Hạ Môn, trường St Bees ở Thạch Gia Trang và Đông Hoản, trường Cogdel Cranleigh ở Trường Sa.
Các trường khác dự kiến mở cửa năm nay đã hoãn kế hoạch khai trương tới năm 2021 do giáo viên nước ngoài không thể tới Trung Quốc vì dịch bệnh.
Australia chuẩn bị đưa 24.000 công dân về nước trước Giáng sinh
Chính phủ Australia đang lên kế hoạch đưa 24.000 công dân đang mắc kẹt ở nước ngoài về nước trước dịp Giáng sinh năm nay.
Quyết định mới được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần 2 tại nước này đang dần được kiểm soát và nhiều địa phương tiếp tục nới lỏng các hạn chế đi lại bắt đầu từ tuần tới. Sau cuộc họp nội các liên bang Australia vừa diễn ra, chính phủ nước này cho biết sẽ phấn đấu đưa 24.000 công dân đang mắc kẹt ở nước ngoài trở về nước, trong đó khoảng 4.000 người đang cần về nước sớm nhất có thể
Australia phấn đấu đưa 24.000 công dân mắc kẹt ở nước ngoài về nước trước dịp Giáng Sinh năm nay. Ảnh: AAP.
Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định chính phủ sẽ làm hết sức bao gồm hỗ trợ lãnh sự, cung cấp các chuyến bay và cơ sở cách ly để đưa phần lớn người dân có nhu cầu trở về trước dịp Giáng sinh.
Chính phủ liên bang Australia đưa ra tuyên bố này sau khi đạt được thỏa thuận với một số bang về việc mở rộng năng lực cách ly của các cơ sở tiếp nhận người hồi hương cùng với sự hỗ trợ của quân đội liên bang. Bên cạnh đó, Australia dự kiến sẽ miễn cách ly đối với người dân trở về từ các khu vực không có dịch Covid-19 tại New Zealand. Hiện số người Australia đang ở New Zealand chiếm khoảng 15% tổng số công dân nước này muốn được hồi hương.
Cũng trong cuộc họp nội các liên bang vừa qua, các bang tại Australia đã đồng ý tăng tiếp nhận công dân hồi hương từ mức 4.000 người mỗi tuần hiện nay lên mức 6.000 người/tuần trong 2 tuần tới và nới lỏng thêm các hạn chế kiểm soát biên giới để tạo điều kiện thúc đẩy giao thương giữa các bang trong 6 tuần tới.
Quyết định tăng mức tiếp nhận công dân hồi hương được đưa ra khi dịch bệnh Covid-19 đang từng bước được khống chế tại Australia. Tại bang Victoria, bang điểm nóng về đợt dịch thứ 2, ngày hôm nay (19/9) chỉ ghi nhận 21 ca mắc mới và 7 trường hợp tử vong.
Đây là mức tăng hàng ngày thấp nhất tại bang Victoria kể từ tháng 6 đến nay. Bang New South Wales hôm nay (19/9) ghi nhận 3 ca mắc, trong đó 2 trường hợp là du khách nhập cảnh. Các bang và vùng lãnh thổ khác không ghi nhận ca mắc mới. Tính đến hôm nay, Australia đã có gần 26.900 ca mắc, hơn 23.800 người đã bình phục và 844 trường hợp tử vong do Covid-19./.
Hong Kong điều tra cựu nghị sĩ theo luật an ninh Cảnh sát Hong Kong điều tra cựu nghị sĩ Ted Hui với cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia, sau khi ông này trốn ra nước ngoài. Cảnh sát Hong Kong hôm nay xác nhận Hui đang bị điều tra tội "thông đồng với thế lực nước ngoài", một trong những tội được quy định trong luật an ninh quốc gia được...