Sợ Covid-19, khách hàng trả tới 15.000 USD một giờ thuê máy bay riêng
Dịch bệnh do virus corona khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ máy bay tư nhân “bùng nổ”, khách hàng sẵn sàng chi tới 15.000 USD/giờ bay để sơ tán và lách lệnh cấm đi lại.
Theo Dailymail, ngành công nghiệp hàng không tư nhân đang “bùng nổ” trong bối cảnh phần lớn người dân sợ hãi đám đông ở các máy bay thương mại và bỏ qua các lệnh cấm đi lại của chính quyền. Mỹ vừa ban bố cảnh báo du lịch do virus corona đã nâng lên cấp độ cao nhất, cấp độ 4 – không đi lại hoàn toàn.
Cho đến nay, dịch bệnh từ Vũ Hán, Trung Quốc đã bùng phát và lan tới 74 quốc gia trên thế giới. Tại Mỹ, số ca nhiễm bệnh tăng vọt lên 111 ca tính tới ngày 3/3.
Trong lúc hoang mang và rối loạn, các hãng máy bay tư nhân là lựa chọn nhiều người quan tâm. Các khách hàng chấp nhận hóa đơn lên tới 15.000 USD/ giờ bay của dịch vụ bay tư nhân nhằm tránh đám đông và qua mắt các chốt kiểm tra an ninh tại các sân bay công cộng.
Dịch vụ bay tư nhân bùng nổ do hành khách sợ lây lan dịch bệnh ở các sân bay thương mại. Ảnh: Jettly.
Adam Twidell, CEO của PrivateFly, cho hay “Chúng tôi chứng kiến nhiều khách hàng gọi đến khi phải hủy các chuyến bay thương mại hoặc lo sợ các chuyến bay đông đúc sẽ lây lan dịch bệnh. Khả năng tiếp xúc cao hơn ở các chuyến bay thương mại khiến nguy cơ nhiễm virus corona cao hơn”.
Sau khi xác nhận có tới 9 người tử vong vì dịch bệnh hôm 3/3, nguy cơ dịch bệnh Covid-19 đã nâng lên mức báo động ở Mỹ.
Tương tự, hãng máy bay riêng XO cũng cho phép khách hàng có thể đặt chỗ ngồi đơn trên máy bay.
Video đang HOT
“Theo quan sát, nhu cầu sử dụng máy bay riêng đang tăng mạnh, các thượng đế toàn cầu đều ưu tiên sử dụng dịch vụ cao cấp này trong thời điểm nhạy cảm của dịch bệnh”, Ron Silverman, CCO của XO cho biết.
Vị này còn nhận định “Chúng tôi dự đoán trong tương lai gần sẽ có sự tăng trưởng liên tục của dịch vụ, hãng sẽ cố gắng đáp ứng làn sóng nhu cầu này”.
Trong điều kiện đó, một hãng cung cấp dịch vụ máy bay riêng đã phải huy động gấp số nhân viên gấp 3 lần để hỗ trợ.
Hãng Jettly cho biết hàng nghìn đơn đặt hàng cho dịch vụ máy bay riêng 6-8 chỗ ngồi tới tấp gửi đến sau chỉ vài giờ dù có giá tới 5.000 USD/giờ bay.
“Nói ngắn gọn, chúng tôi đang thực sự bùng nổ. Toàn bộ phải căng như dây đàn để phục vụ”, Giám đốc điều hành Jettly, Justin Crabbe phát biểu với Business Insider.
Vị này tiết lộ “Lượng khách đặt trước cho các dịch vụ bay cao cấp tăng vọt gấp 2,3 lần dẫn đến sự thiếu hụt tàu bay và phi hành đoàn trong khu vực. Thậm chí, nhiều máy bay phải đến tận nơi để đón khách hàng sơ tán dịch bệnh. Thời gian bay bổ sung đi kèm khoản chi phí đáng kể”.Với nhu cầu chạy trốn khỏi vùng dịch, hầu như không có giới hạn trong chi tiêu của các thượng đế.
Tuy nhiên, CEO Justin Crabbe lo ngại sự bùng nổ của dịch vụ này có thể bỏ lọt các hành khách nhiễm bệnh. “Có quá nhiều lỗ hổng. Các hành khách của dịch vụ máy bay riêng vẫn phải dùng chung các nhà ga thương mại, nhưng không bị kiểm tra khi qua sân bay, thậm chí bỏ qua cả khâu kiểm tra thân nhiệt”, Justin Crabbe lo ngại.
Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng của các dịch vụ máy bay riêng trong thời kỳ dịch bệnh không mang ý nghĩa phát triển lâu dài. Tính phạm vi trên toàn thế giới, đã có hơn 92.174 người nhiễm bệnh và 3.128 người chết, dịch bệnh khiến ngành du lịch lao đao khi người dân hủy bỏ các kế hoạch đi lại.
Adam Twidell, CEO của PrivateFly cho biết “Nhu cầu gia tăng bền vững phải đến từ sự ưa chuộng và nhu cầu dịch vụ dài hạn, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế toàn cầu. Do đó, dù có sự gia tăng bất thường về dịch vụ nhưng một bộ phận lớn khác đang cân nhắc thay đổi hoặc hủy bỏ kế hoạch di chuyển. Do đó, dịch vụ hậu cần tại các vùng dịch đang rất khó khăn vì sự hạn chế của máy bay và phi hành đoàn tại chỗ”.
Trong khi đó, loạt hãng hàng không Mỹ phải hủy hoặc tạm dừng cung cấp dịch vụ bay do dịch bệnh do Covid-19 bùng phát nghiêm trọng. Sân bay Milan vắng lặng khi Mỹ dừng các chuyến bay đi và đến Ý. Ảnh: Getty.
Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố nâng mức cảnh báo đi lại lên tới mức 4 – mức cao nhất và cấm đi lại với hành khách. Các hãng hàng không của Mỹ như Delta và American Airlines đều phải hoãn lại các chuyến bay từ sân bay từ Mỹ qua Milan Malpensa trong vòng 2 tháng tới. Delta cũng ngưng các chuyến bay giữa Mỹ và Thượng Hải, Bắc Kinh, đồng thời giảm các dịch vụ bay tới Seoul.
Trong khi đó, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến ngành hàng không Trung Quốc lao dốc, các sân bay lớn và sầm uất nhất của nước này giảm tới 80% lượng khách khi khách hàng hủy bỏ cá chuyến bay. Các chuyên gia nhận định, sức tàn phá cuịch bệnh do Covid – 19 với hàng không thế giới nghiêm trọng hơn cả vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Theo danviet.vn
Ngân hàng Trung Quốc dùng thịt lợn hút khách hàng
Nhiều ngân hàng Trung Quốc tặng thịt lợn để khuyến khích khách hàng mở tài khoản khi cơn khát thịt vẫn đang hoành hành ở quốc gia tỷ dân.
Khách hàng gửi từ 10.000 tệ (hơn 1.400 USD) trở lên với kỳ hạn 3 tháng tại Ngân hàng Nông thương Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc sẽ nhận được phiếu trúng thưởng một phần thịt lợn từ 500 gram đến vài kg, theo thông báo hôm 16/12 của ngân hàng cho hay.
Sự bùng phát dịch tả lợn châu Phi khiến giá thịt lợn Trung Quốc tăng phi mã, đồng nghĩa với việc thịt lợn trở thành thứ hàng hóa được tìm kiếm rất nhiều trước mùa lễ hội bận rộn.
Dù có những cải thiện, tình trạng thiếu thịt lợn của Trung Quốc được dự đoán trở nên căng thẳng hơn khi mùa lễ hội sắp đến. (Ảnh: Bloomberg)
"Tiền vẫn là của tôi, lãi suất tốt. Tôi vui khi nhận thêm một phần thịt lợn" - một nữ khách hàng gửi khoảng 2.900 USD cho biết.
"Đó là một ý tưởng hay và rất nổi tiếng với người dân địa phương, đặc biệt là người lớn tuổi" - một nhân viên ngân hàng cho biết. Theo Metropolitan Express, những khách hàng lớn tuổi xếp hàng từ sáng 17/12 và ngân hàng này đã phân phối được 1.097 phần thưởng tiền gửi.
Trong khi đó Ngân hàng Thương mại Nông thôn Dushan, tại miền vùng núi Quý Châu, đưa ra tặng thưởng là một phiếu mua thịt lợn giảm giá trị giá 1,4 USD cho mỗi 10.000 nhân dân tệ tiền gửi mới.
Sự "sáng tạo" này cho thấy Trung Quốc đang thiếu hụt thịt lợn thực sự. Giá thịt lợn tăng chóng mặt sau khi dịch tả lợn châu Phi khiến hơn 100 triệu con lợn ở Trung Quốc chết. Chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc tháng 11 tăng 4,5% so cùng kỳ năm trước, phần lớn do giá thịt lợn tăng 110,2%.
Các chuyên gia cho biết dù có dấu hiệu cải thiện, khủng hoảng có thể còn tệ hơn vào năm sau trước khi phục hồi.
"Chúng tôi dự đoán sẽ có những đợt bùng phát vào mùa đông bởi vì rất khó để làm sạch các xe tải, đặc biệt là ở phía Bắc Trung Quốc, và virus dễ bùng phát trong thời tiết lạnh. Thêm vào đó, có một thực tế là những con lợn bị nhiễm bệnh đang tiếp tục đi vào các lò mổ, và mọi người đi xe tải của họ đến lò mổ. Vì vậy, căn bệnh này đang được lan truyền trên đường cao tốc giống như một năm trước. Không có lý do gì để nghĩ rằng nó đã kết thúc"- E. Wayne Johnson, một chuyên gia tại Enable AgTech Consulting, Bắc Kinh cho biết.
Hôm 18/12, Trung Quốc thông báo cung cấp thêm 40.000 tấn thịt lợn đông lạnh, sau 40.000 tấn cung cấp vào tuần trước. Trong tháng 12, Trung Quốc cũng thông báo sẽ bỏ thuế nhập khẩu đối với một số lô hàng thịt lợn từ Mỹ. Tổng cộng, họ sẽ mua hơn 3 triệu tấn thịt lợn năm nay, nhiều hơn gấp đôi so với năm ngoái, theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Sự thật hãi hùng về trận Waterloo nổi tiếng lịch sử Trận Waterloo nổi tiếng lịch sử diễn ra vào năm 1815 tại khu vực gần Waterloo ở Bỉ giữa quân đội Pháp với liên quân của Anh và các đồng minh. Đằng sau trận chiến cam go, ác liệt này là sự thật rùng rợn liên quan đến những người lính tử trận. Kết thúc trận Waterloo nổi tiếng lịch sử năm 1815...