Số công-tơ-mét và đời xe: tiêu chí nào quan trọng khi mua ô tô cũ?
Theo tạp chí Consumer Reports, người mua ô tô cũ nên quan tâm đến lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa hơn là số công-tơ-mét hay đời xe.
Khi mua ô tô đã qua sử dụng, khách hàng thường quan tâm đến 2 yếu tố, đó là số công-tơ-mét (ODO) và đời xe. Những chiếc ô tô cũ có thời gian sử dụng ngắn hơn thường có giá cao hơn vì ít bị hao mòn và hỏng hóc hơn. Tương tự như vậy, những chiếc xe cũ với số ODO thấp hơn cũng thường đắt hơn. Vậy, giữa số công-tơ-mét và đời xe, tiêu chí nào quan trọng hơn khi mua ô tô cũ?
Số công-tơ-mét và đời xe: tiêu chí nào quan trọng hơn khi mua ô tô cũ?
Trả lời cho câu hỏi này, ông Gabe Shenhar, Phó Giám đốc chương trình lái thử xe của tạp chí Consumer Reports, cho biết: ” Không có quy định nghiêm ngặt về điều này. Bạn phải nghiên cứu thực sự kỹ lưỡng về chiếc xe mà mình định mua. Hãy nhìn vào lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa để xem chiếc xe này có được chăm sóc cẩn thận hay không“. Bên cạnh đó, ông Shenhar cũng nói thêm: ” Tuy nhiên, nếu số ODO thấp một cách bất thường, bạn cần phải xem lại vì chẳng ai muốn rước một chiếc xe lâu không chạy về nhà“.
Theo tạp chí Consumer Reports, những chiếc xe có số ODO cao thường cần làm các dịch vụ và sửa chữa tốn kém, ví dụ như thay thế dây đai cam hoặc bơm nhiên liệu. Do đó, bạn nên tính đến cả các yếu tố này khi chuẩn bị tiền bạc để mua ô tô cũ.
Một yếu tố nữa mà người tiêu dùng cần cân nhắc khi quyết định xem nên mua ô tô cũ có số ODO cao hay đời sâu, đó là công nghệ trên xe. ” Tôi sẽ nghiêng về những chiếc ô tô đời mới hơn, ngay cả khi nó có số ODO cao hơn“, bà Jennifer Stockburger, giám đốc vận hành tại Trung tâm đánh giá ô tô của tạp chí Consumer Reports, lên tiếng. ” Và lý do tôi nói như vậy là vì ô tô ngày nay được cải tiến rất nhiều về mặt công nghệ an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Hãy nghĩ đến những công nghệ như hệ thống cân bằng điện tử, camera lùi, cảnh báo va chạm phía trước và phanh khẩn cấp tự động. Càng mua những chiếc ô tô đời sâu, bạn càng không có cơ hội sử dụng những công nghệ an toàn quan trọng này“.
Chưa hết, tạp chí Consumer Reports còn khuyên người mua nên mang xe đến gara và thuê thợ kiểm tra tổng quát một lượt trước khi “xuống tiền”. Hãy yêu cầu thợ tại gara viết báo cáo chi tiết về tình trạng của xe, ghi rõ những vấn đề tìm thấy và chi phí sửa chữa nếu có.
Cuối cùng, bạn nên dành thời gian tìm hiểu xem chiếc xe mình định mua đã từng bị tai nạn hay thuộc diện triệu hồi hay không. Làm như vậy, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định hoặc tăng thêm sức nặng cho lời nói của mình khi thương lượng với chủ xe.
10 việc cần làm khi bạn muốn mua một chiếc ô tô cũ
Hãy tránh kiểm tra xe bằng mắt thường dưới trời mưa hoặc vào ban đêm, bối cảnh ấy sẽ khiến bạn khó phát hiện ra vấn đề hơn. Dưới đây là 10 điểm bạn cần lưu ý khi muốn mua một chiếc xe cũ.
1, Kiểm tra lịch sử và hồ sơ bảo dưỡng của ô tô
Bạn nên kiểm tra sổ bảo dưỡng của ô tô và hỏi chủ xe xem họ có giữ biên lai những lần bảo dưỡng mà họ đã thực hiện hay không. Hãy thử gọi điện cho đại lý đã tiến hành bảo trì xe, họ sẽ lưu hồ sơ đầy đủ về những công việc đã thực hiện. Nếu sắp đến đợt bảo trì tiếp theo, bạn có thể lấy đó là cơ sở để thương lượng giảm giá.
10 điểm cần lưu ý khi muốn mua một chiếc ô tô cũ
Video đang HOT
2, Kiểm tra thân xe và khung gầm
Mọi khoảng trống giữa các miếng ghép của thân xe phải đồng đều, nếu có sự xô lệch bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy chiếc xe đã từng bị tai nạn. Kiểm tra màu sơn có đồng nhất giữa tất cả các tấm ghép thân xe, thường sẽ rất khó để tìm ra sự khác biệt giữa màu sơn gốc và màu sơn lại. Đồng thời, xem xét kỹ mọi vết xước và vết lõm nhỏ, những vết xước cắt qua lớp sơn phủ và chạm đến phần kim loại sẽ có khả năng bị ăn mòn cao hơn.
3, Bánh xe và lốp có trong tình trạng tốt không?
Vành bánh xe cần đảm bảo không bị nứt hoặc cong.
Còn lốp xe cần có độ sâu rãnh lốp tối thiểu là 1,6mm mới được phép lưu thông trên đường, nếu không đáp ứng yêu cầu này thì cần lưu ý về việc phải thay thế chúng. Lốp xe cũng không được có vết cắt hoặc chỗ phồng, các rãnh trên mỗi lốp cũng phải mòn đều, nếu lốp thường trong tình trạng quá căng thì sẽ có xu hướng mòn nhiều hơn ở giữa. Việc mòn không đều có thể là dấu hiệu cho thấy bánh xe hoặc hệ thống treo bị lệch, điều này có thể làm giảm hiệu suất của lốp, làm tăng độ mài mòn và tiêu hao nhiên liệu.
4, Kiểm tra mức dầu
Khi kiểm tra hãy đảm bảo động cơ xe đã nguội và chiếc xe đậu trên mặt đất bằng phẳng. Mở nắp ca-pô và kiểm tra mức dầu trong động cơ bằng que thăm. Mức dầu thấp có thể là dấu hiệu của việc bảo dưỡng kém, dầu động cơ thấp làm tăng tốc độ mài mòn, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn khi xe cũ đi.
Dầu động cơ sạch có màu vàng vàng. Nếu dầu trên que thăm dầu có màu đen chứng tỏ nó đã không được thay trong một thời gian dài. Đồng thời, mặt dưới của nắp dầu động cơ sẽ
có dạng giống như sốt mayonnaise, nếu nó có dấu hiệu bị đục chứng tỏ đang có chất làm mát động cơ trộn lẫn với dầu - bạn nên tránh những chiếc xe có dấu hiệu này.
5, Động cơ có khó khởi động không?
Động cơ khó khởi động, khởi động không mạnh như bình thường hay đèn bên trong hoặc bên ngoài mờ đi đáng kể trong quá trình đánh lửa... đều là các dấu hiệu phổ biến cho thấy có thể có vấn đề về pin.
Kiểm tra xe động cơ có khó khởi động không?
Bạn cũng nên kiểm tra đồng hồ đo nhiệt độ nước để đảm bảo động cơ lạnh khi bạn khởi động xe. Nếu người bán đã làm ấm nó trước, hãy hỏi lý do vì có thể họ đang cố che giấu vấn đề gì đó xảy ra khi khởi động nguội. Sau khi ấm, đồng hồ đo nhiệt độ của động cơ sẽ ở mức nửa chừng.
6, Kiểm tra màu sắc của khí thải
Ống xả có thể phát ra khói trắng mịn khi khởi động, đây là hơi nước từ ống xả và hoàn toàn bình thường. Khi còn ấm, khí thải của động cơ thường sẽ rất mịn, vì vậy khói dày là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Kiểm tra màu sắc của khí thải
Khói thải màu đen là dấu hiệu của việc động cơ đang đốt nhiên liệu không hiệu quả. Điều này có thể do lỗi ở một trong số các bộ phận, chẳng hạn như kim phun nhiên liệu, bộ lọc, cảm biến hoặc van tuần hoàn khí xả trong ô tô chạy bằng động cơ diesel. Khói xanh cho thấy động cơ đang cháy dầu, có khả năng là do phớt chặn hoặc vòng đệm bị hỏng khiến dầu tràn vào buồng đốt của động cơ.
7, Cân nhắc từ số km hiển thị trên đồng hồ
Hãy căn cứ theo số quãng đường thường chạy trong một năm của các tài xế để tính toán và có đánh giá sơ bộ về mức độ đã qua sử dụng của chiếc xe.
Trong trường hợp con số hiển thị trên đồng hồ lớn hơn mức trung bình nhưng chiếc xe đã được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách thì không cần lo ngại, số quãng đường đã đi lúc này sẽ giúp bạn thương lượng được mức giá thấp hơn. Còn nếu quãng đường đã đi có vẻ quá ít so với tuổi của chiếc xe, hãy xem kỹ nội thất. Ghế mòn nhiều, các nút bấm bị phai màu hay vô lăng sáng bóng đều là những dấu hiệu về tuổi thọ và chất lượng thực sự của chiếc xe.
8, Kiểm tra nội thất và hệ thống điện
Bắt đầu với những điều cơ bản như đèn, còi và điều hòa không khí. Nếu chiếc xe kêu to khi bạn bật máy lạnh, chứng tỏ hệ thống có thể có nấm mốc và vi khuẩn phát triển bên trong.
Kiểm tra nội thất và hệ thống điện
Tiếp đến hãy kiểm tra hoạt động của màn hình, ghế ngồi, các cánh cửa và cửa sổ trời (nếu có). Xem xét kỹ ghế có vết bẩn hay vết rách trên vải bọc không, xe của người hút thuốc
cũng có thể có vết cháy xung quanh cửa và bảng điều khiển trung tâm, hoặc vết hắc ín trên tấm lót mái.
Một mẹo nhỏ là hãy đóng cửa và ngửi mùi nội thất. Nếu có mùi ẩm ướt thì có thể có nước bị rò rỉ. Nhiều mẫu xe có kèm lốp dự phòng, nếu không thấy chủ cũ nhắc đến nó thì hãy hỏi lý do tại sao.
9, Tìm vết nứt trên cửa sổ
Các mảnh đá nhỏ bị rơi và kẹt trên kính chắn gió có thể phát triển thành vết nứt. Vết nứt nào có kích thước 40mm ở bất kỳ vị trí nào trên kính chắn gió đều cần được sửa chữa hoặc thậm chí là thay thế. Đặc biệt, nếu trong tầm nhìn của người lái xe thì vết nứt chỉ 10mm đã cần xử lý.
10, Lái thử kỹ càng
Khi lái thử chiếc xe bạn hãy để ý đến những vấn đề sau.
Cảm giác ngồi trong xe có gập ghềnh không? Bất kể mọi địa hình, hệ thống treo sẽ hấp thụ hầu hết va chạm mà không tạo ra một cú xóc lớn trong cabin. Nếu không đúng như vậy hoặc có tiếng gõ hay tiếng kêu rắc rắc khi bạn lái xe, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy các bộ phận của hệ thống treo bị mòn hoặc bị hỏng.
Ly hợp có bị trượt không? Dấu hiệu của việc trượt ly hợp là xuất hiện tiếng kêu khi chuyển số hoặc tăng tốc. Trong trường hợp này, ly hợp có thể cần được thay thế.
Lái thử kỹ càng
Bánh ô tô có tự chạy lệch theo một hướng khi bạn thả tay lái? Khi điều khiển xe trên đường thẳng, bằng phẳng, lúc cảm thấy an toàn, bạn hãy thử nhấc tay ra khỏi tay lái một chút. Nếu ô tô tự chạy lệch theo một hướng nhất định thì bánh xe có thể đã bị lệch.
Động cơ có phát ra tiếng gõ hoặc tiếng gõ rõ ràng hơn khi bạn tăng tốc không? Điều này có thể cho thấy rằng động cơ bị mòn sớm. Nếu tiếng ồn quá mức, đây có thể là dấu hiệu của ống xả bị hư hại, đó là kết quả của sự ăn mòn gây ra các lỗ nhỏ trên đường ống.
Phanh có lắc lư hoặc rung lắc qua tay lái hay bàn đạp không? Đây là dấu hiệu của một trong số nhiều đĩa phanh có thể bị cong vênh và cần được thay thế. Phanh tay có ổn định không? Đảm bảo phanh tay giữ xe trên dốc đúng cách. Nếu xe ô tô được trang bị phanh tay điện tử, hãy đảm bảo nó hoạt động và ngắt nhịp nhàng.
10 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bán lại của ô tô mà các chủ xe cần lưu ý Các chủ xe nên quan tâm tới một số yếu tố dưới đây để có thể bán lại "xế cưng" của mình với mức giá cao nhất có thể. Bên cạnh những yếu tố then chốt như đời xe, số ODO, tình trạng chung của xe, giá trị bán lại của chiếc xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà không...