Sở Công Thương TP.HCM: Không bán xăng dầu cho người mang can mua dự trữ
Hiện, người dân đang có tâm lý mua trước khi biết tin kỳ điều chỉnh ngày mai (11/10), dự báo giá xăng dầu sẽ tăng.
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM khẳng định, không bán xăng dầu cho người dân sử dụng can, bình để mua hàng về dự trữ.
Trao đổi nhanh với báo chí trong chiều ngày 10/10, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, trong ngày hôm qua, hệ thống các cây xăng của Petrolimex đã cung ứng thực tế khoảng 1.900 m3 xăng dầu ra thị trường, tăng 500m3 so với con số bình quân hàng ngày của đơn vị. Dự kiến, trong ngày 10/10, hệ thống Petrolimex sẽ bán ra hơn 2.000 m3 xăng dầu cho người dân.
Đại diện Sở này nhận định, việc phân phối của các cửa hàng xăng dầu đang gặp khó khăn liên quan tới việc nhập khẩu, số lượng nhập giảm do biến động giá cả thế giới. Cùng với đó, việc vận chuyển xăng dầu cũng gặp khó khăn, bão lũ dẫn tới việc di chuyển của các tàu dầu, xe bồn từ kho hàng tới các điểm bị ảnh hưởng.
Đến thời điểm này, Sở Công Thương xác nhận chỉ có 3/550 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP chính thức có đăng ký tạm dừng hoạt động với lý do sửa chữa, thanh lý hợp đồng. Còn lại 58 cửa hàng xăng dầu khác không đóng cửa nhưng kinh doanh bán nhỏ giọt hoặc thiếu hàng, chủ yếu là thiếu xăng.
Nguyên nhân chính của tình trạng khan hàng trên là do các đơn vị này đặt hàng nhưng đối tác cung cấp thiếu. Tiếp đó, vào giờ cao điểm, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì các xe vận chuyển xăng dầu cung ứng bổ sung không kịp. Đối với cửa hàng nhỏ lẻ có lượng dự trữ thấp thì việc tạm thời hết hàng hoàn toàn khách quan.
Người dân mang can nhựa đi mua xăng tại TP.HCM trong sáng 10/10. (Ảnh: Như Sỹ)
Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường TP.HCM nắm rất rõ lý do, nguyên nhân đóng cửa của các cửa hàng xăng dầu. 58 cửa hàng đang tạm ngưng hoạt động, chiếm khoảng 10% số lượng cửa hàng, đây chủ yếu là các DN nhỏ lẻ, họ không có đủ nguồn lực dự phòng, cân đối nguồn hàng duy trì hoạt động của các cây xăng.
Video đang HOT
“Đối với các DN lớn, có thương hiệu, có chuỗi cửa hàng, dự trữ tốt thì nguồn cung vẫn đảm bảo. Việc cần làm là hỗ trợ vận chuyển, cung ứng xăng dầu kịp thời tới các cây xăng. Sở đã nhận được kiến nghị của Petrolimex gửi bổ sung danh sách xe bồn được lưu thông, vận chuyển xăng dầu trong giờ cao điểm, hỗ trợ cung cấp xăng cho các cửa hàng có lượng dự trữ thấp”, ông Phương nói.
Nếu không linh động tính toán điều chỉnh cho xe vận chuyển xăng dầu được lưu thông trong giờ cao điểm, bổ sung cho nguồn hàng thiếu hụt tại các cây xăng thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ tại TP.
Cũng theo lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM, hiện nay, người dân đang có tâm lý mua trước khi biết tin kỳ điều chỉnh ngày mai (11/10), dự báo giá xăng dầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đại diện Sở khẳng định, theo quy định hiện nay, sẽ không bán xăng dầu cho người dân sử dụng can, bình để mua hàng về dự trữ.
Cùng ngày, trao đổi với PV.VietNamNet, lãnh đạo Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) – 1 trong những đơn vị có thị phần lớn nhất trong ngành xăng dầu tại thị trường miền Nam – cho hay, trong 9 ngày đầu tháng 10/2022, sản lượng xăng dầu PVOIL cung cấp cho các đơn vị trong hệ thống vượt 7% so với kế hoạch, riêng mặt hàng xăng vượt 16%. Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, sản lượng xăng dầu do PVOIL cung cấp cho các đầu mối phân phối cũng vượt tới 28% so với kế hoạch, riêng mặt hàng xăng vượt 35%.
“Đặc biệt, trong 2 ngày 8, 9/10/2022, nhiều cây xăng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đóng cửa, khách hàng ồ ạt chuyển qua các cây xăng PVOIL quá đông, tăng gấp 3 lần so với bình thường, gây áp lực lớn cho công tác điều độ hàng hóa. Trong thời gian này, lượng bán lẻ của PVOIL Sài Gòn và TIMEXCO tăng rất cao so với bình quân các ngày trước đó (xăng tăng 60%, dầu DO tăng 25%). Mặc dù PVOIL liên tục đưa hàng về các cây xăng nhưng đôi lúc cũng không kịp đáp ứng nhu cầu tăng đột biến nên xảy ra hiện tượng một số cây xăng hết mặt hàng xăng trong khoảng thời gian ngắn khi chờ xe bồn đến nhập hàng”, đại diện PVOil thông tin đồng thời nhấn mạnh, việc thiếu xăng ở một vài cây xăng nói trên chỉ là sự việc mang tính nhất thời và cục bộ. Sau khi được cấp hàng, các cây xăng này đã ngay lập tức tiếp tục bán hàng bình thường.
Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường như hiện nay tiếp tục kéo dài sẽ gây khó khăn rất lớn đối với PVOIL cũng như các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp để hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường trong bối cảnh giá dầu thế giới biến động lớn, thị trường trong nước đang gặp khó khăn.
Đừng để các cây xăng phải xin đóng cửa
Lãnh đạo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã thống nhất sớm điều chỉnh cách tính giá để tháo gỡ khó khăn cho thị trường xăng dầu.
Theo ghi nhận của Pháp Luật TP.HCM, trong những ngày qua tại nhiều địa phương như TP.HCM, An Giang, Bình Dương, Bến Tre, Bình Phước... có tình trạng cửa hàng kinh doanh xăng dầu hết mặt hàng xăng hoặc dầu, dù vẫn mở cửa bán bình thường. Điều này gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp (DN).
Mức hoa hồng rất thấp, thậm chí 0 đồng nên các cửa hàng xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn, càng bán càng lỗ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Một cửa hàng xăng tại quận Bình Tân, TP.HCM thông báo hết xăng vào trưa 5-10. Ảnh: TÚ UYÊN
Kiến nghị tập thể
Ngày 6-10, 36 công ty kinh doanh xăng dầu TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh những bất hợp lý trong kinh doanh xăng dầu và kiến nghị giải pháp. Nội dung đơn nêu: Việc điều hành thời gian qua gây bất lợi cho DN dẫn đến bất ổn thị trường kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, theo Nghị định 95/2021, thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối bán xăng dầu ra không cao hơn giá bán lẻ do cơ quan nhà nước công bố. Tuy nhiên, liên bộ Công Thương - Tài chính đã để xảy ra tình trạng chiết khấu âm, nghĩa là khi cộng phí vận chuyển thì DN bán lẻ mua vào với giá cao hơn giá bán lẻ quy định.
Bên cạnh đó, việc bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu là cần thiết, đặc biệt là xăng dầu. Tuy nhiên, tư duy luôn kìm hãm giá vì muốn sử dụng hàng hóa giá thấp hơn thị trường là không phù hợp. Chẳng hạn giá xăng dầu thị trường là 20.000 đồng/lít nhưng nhà điều hành muốn giá còn 19.000 đồng/lít... Từ quan điểm này dẫn đến việc không tính đúng, tính đủ chi phí trong giá cơ sở, hệ quả là DN bán lẻ phải chịu tình trạng mua vào giá cao hơn bán ra.
"Có rất nhiều giai đoạn DN bán lẻ càng bán càng lỗ mà vẫn phải bấm bụng bán nhưng không ai bù lỗ. Điều này dẫn đến một số DN bị âm vốn, khó có thể trụ nổi nếu tiếp tục với việc giá mua vào bằng hoặc cao hơn giá bán ra" - đơn kiến nghị của tập thể các DN nêu.
Hơn nữa, theo các công ty xăng dầu, việc không quy định rõ ràng DN bán lẻ được hưởng bao nhiêu trong chi phí kinh doanh định mức dẫn đến phía đầu mối tự do điều chỉnh hoa hồng là nguyên nhân chính dẫn đến DN bán lẻ luôn chịu thua thiệt.
Từ thực tế trên, tập thể 36 công ty xăng dầu kiến nghị Nhà nước cần thay đổi công thức tính giá cơ sở hiện nay do chưa phù hợp, chưa tính đủ chi phí dẫn đến DN càng bán ra càng thua lỗ. Song song đó, khi kinh doanh xăng dầu chưa theo quy luật thị trường hoàn toàn, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành quy định áp dụng mức hoa hồng cố định theo định mức đối với DN bán lẻ, tỉ lệ không nhỏ hơn 6%-7% trên giá bán mỗi lít xăng dầu.
Nghĩa là áp dụng theo tỉ lệ chứ không áp dụng theo số tiền cụ thể để nếu giá xăng dầu tăng, giảm thì vẫn áp dụng ổn định. Nếu không quy định được chiết khấu đại lý thì cần quy định giá bán buôn, kể cả vận chuyển không lớn hơn 94% so với giá bán lẻ quy định.
"Chính phủ cần xem xét loại bỏ quỹ bình ổn vì hoạt động không khách quan. Nhà nước nên đưa công cụ điều tiết bằng thuế sẽ minh bạch hơn, người dân và toàn bộ DN theo dõi được rõ ràng hơn. Bởi vì DN, đại lý đang có hoa hồng 0 đồng mà liên bộ Tài chính - Công Thương lại cho trích quỹ 600 đồng/lít, thay vì phần này đưa vào giảm lỗ cho các DN bán lẻ đang cực kỳ khó khăn" - các công ty xăng dầu kiến nghị.
Sẽ sớm giải quyết
Sở Công Thương TP.HCM vừa có cuộc họp đột xuất với các công ty xăng dầu trên địa bàn. Tại đây, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, nói rất chia sẻ với các DN xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Các DN xăng dầu hiện nay phải gồng gánh những khó khăn cùng TP để chia sẻ nguồn hàng có được.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe, tổng hợp ý kiến và kiến nghị các cơ quan của trung ương điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Đây là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Chúng tôi cũng đề nghị bộ, ngành có tính toán nguồn vốn, mở room tín dụng cho DN vay vốn" - ông Vũ nói.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, liên bộ Công Thương - Tài chính đã thống nhất điều chỉnh phụ phí cũng như chi phí đưa xăng dầu từ hai nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng để phản ánh vào giá cơ sở.
Qua đó góp phần giải quyết khó khăn cho DN xăng dầu và tăng lợi nhuận cho các DN xăng dầu, từ DN đầu mối, thương nhân phân phối đến DN bán lẻ. Qua đó cũng tác động tới chiết khấu, nâng chiết khấu của cửa hàng bán lẻ, tháo gỡ khó khăn cho các DN kinh doanh xăng dầu.
Ông Đông nhấn mạnh việc điều chỉnh này sẽ được thực hiện trong kỳ điều hành xăng dầu sớm nhất có thể. "Ngoài ra, chúng tôi cũng có những biện pháp để hỗ trợ các DN xăng dầu và đề nghị các DN đầu mối, thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ phải hài hòa lợi nhuận và chia sẻ rủi ro trong những lúc khó khăn như thế này" - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho hay.
TP.HCM thi chức danh lãnh đạo, quản lý: Cần chuyên nghiệp để chọn đúng người Thay vì bổ nhiệm, TP.HCM sẽ thi tuyển 13 chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương tại Ban An toàn giao thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Công Thương, Viện Nghiên cứu phát triển và UBND huyện Hóc Môn vào tháng 11. Thí sinh trong kỳ thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên...