Sợ con gái ảnh hưởng tâm lý vì những cuộc cãi vã trong nhà
Từ nhỏ, bé đã phải chứng kiến ông bà ngoại thường xuyên to tiếng. Dù tôi góp ý nhiều lần, khi có mâu thuẫn ông bà ngoại vẫn tiếp tục cãi vã trước mặt cháu, làm cháu khóc thét vì sợ.
ảnh minh họa
Tôi 30 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, mới lấy chồng được ba năm và có con gái được 10 tháng tuổi. Tôi lấy chồng sau khi vượt qua bao rào cản của gia đình và họ hàng vì chồng tôi từng một lần đò, có cậu con trai học lớp sáu, đang ở với mẹ. Gia đình tôi đã chấp nhận anh mặc dù tôi biết trong lòng họ vẫn còn lấn cấn vấn đề này.
Thời gian đầu mới lập gia đình, vợ chồng tôi phải đi thuê nhà vì chưa có điều kiện mua. Đến khi sinh em bé, bố mẹ khuyên vợ chồng về nhà ở cùng vì trong thời gian tới em gái tôi cũng đi lấy chồng, lúc đấy chỉ có bố mẹ ở nhà. Bố mẹ còn khuyên chúng tôi nên nghĩ cho con nhỏ mới sinh, về như thế sẽ đảm bảo hơn và ông bà tiện chăm sóc giúp. Bố mẹ chồng ở xa nên không có điều kiện đỡ đần con cái mặc dù ông bà rất yêu thương con cháu. Tôi phải thuyết phục chồng về nhà mình ở, kể ra cũng bất tiện cho chồng tôi. Chúng tôi về nhà bố mẹ ở đến nay đã được gần một năm.
Video đang HOT
Lúc đầu, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng nhà có ít người, chắc cũng không va chạm hay mâu thuẫn gì nhiều nhưng không phải thế. Phức tạp hay mâu thuẫn ở đây không xuất phát từ phía vợ chồng tôi mà từ cuộc sống hàng ngày của bố mẹ đẻ tôi. Phải nói thật từ nhỏ tôi đã phải chứng kiến những cuộc cãi vã giữa bố mẹ, không nhiều nhưng cũng đủ để con cái phải suy nghĩ. Những cuộc cãi vã đó không vì vấn đề gì to tát, chỉ xuất phát từ mâu thuẫn trong lời ăn tiếng nói hay từ những cái nhỏ nhặt không đáng có, khi đã nảy sinh thì vô cùng đáng sợ và ám ảnh. Khi chồng con tôi về ở cùng, những cuộc cãi vã đó làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình.
Thứ nhất, tôi vô cùng lo lắng cho sự phát triển tâm lý của con gái mình. Từ nhỏ, bé đã phải chứng kiến ông bà ngoại thường xuyên to tiếng. Dù tôi góp ý nhiều lần, khi có mâu thuẫn ông bà ngoại vẫn tiếp tục cãi vã trước mặt cháu, làm cháu khóc thét vì sợ.
Thứ hai, có lần bố mẹ tôi còn cãi nhau ngay trong bữa ăn trước mặt chồng tôi. Lúc đó, tôi cảm thấy vô cùng khó xử. Một bên là bố mẹ, một bên là chồng đang phải ở nhà tôi. Tôi hiểu, với tâm lý là người ở nhà vợ, chồng tôi phải suy nghĩ rất nhiều, phải hy sinh để tạo điều kiện chăm lo cho con tốt nhất. Nếu những cuộc cãi vã giữa bố mẹ tôi cứ tiếp tục diễn ra thế này thì cũng có lúc anh không còn muốn về nhà nữa, có thể sẽ dẫn đến nhiều điều rủi ro khó lường khác.
Tôi suy nghĩ rất nhiều để tìm ra hướng giải quyết hợp lý, tốt đẹp và thấu tình đạt lý nhất cho cả bố mẹ, chồng và con tôi. Nếu tiếp tục ở lại nhà bố mẹ đẻ thì tâm lý con gái tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều, có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách của bé sau này và tôi rất ngại với chồng. Nếu vợ chồng tôi quyết định ra ở riêng thì con gái tôi còn nhỏ quá, cho cháu đi gửi trẻ sớm tôi rất thương cháu. Tôi cũng không thể nhờ ông bà nội lên trông hay gửi cháu về với ông bà nội. Hiện tôi đang đứng giữa hai dòng nước, đi không được mà ở cũng không xong. Khi con gái lớn rồi, đủ tuổi đi học mẫu giáo thì lúc đó vợ chồng tôi chắc sẽ dễ quyết định hơn.
Rất mong các bạn cho lời khuyên để tôi quyết định đúng nhất, tốt đẹp cho cả bố mẹ, chồng và con gái mình. Làm thế nào để bố mẹ tôi nhận ra những cuộc cãi vã đó ảnh hưởng đến con cháu rất nhiều? Làm thế nào để con gái tôi không bị ảnh hưởng tâm lý? Xin chân thành cám ơn các bạn.
Theo VNE
Mười năm có lẻ mới biết thế nào là hạnh phúc
Nhìn anh chị đã gần năm mươi mà vẫn còn ríu rít như vợ chồng mới cưới, ai cũng phải nể phục. Cái cách anh nhìn vợ âu yếm, còn chị thì tủm tỉm gắp thức ăn cho chồng thật hạnh phúc. Cái Hoa con gái anh chị bảo: "Bố mẹ cháu cấm có xa nhau được một ngày".
Ít người biết, anh chị đã có quãng thời gian xa nhau đến hơn 10 năm. Ngày trước anh chị đều là giáo viên, đồng lương eo hẹp lại cộng thêm hai đứa con thơ dại với mẹ già đau ốm. Cuộc sống của anh chị cứ giật trước vá sau, chẳng có tháng nào chị không vác rá về nhà ngoại xin gạo. Bốn con người nằm trên cái chõng tre bé tẹo, vậy mà cái chõng ấy tuần nào cũng kẽo kẹt lúc nữa đêm. Chị vẫn đùa với tôi: "May mà mình đi đặt vòng kịp thời".
Thấy anh bỏ cơ quan ra ngoài đi buôn, mới đầu ai cũng tiếc. Nhưng rồi lại mừng vì thấy có vài năm mà anh lại xây được nhà to, tậu được cả ô tô, trong khi thời ấy ai có "con Dream" là hạnh phúc lắm rồi.
Anh bắt chị nghỉ dạy vì giờ nhà cửa chả thiếu thứ gì, cứ việc ở nhà ăn trắng mặc trơn cho sướng rồi cố mà đẻ lấy thằng cu. Chị không chịu, vẫn lên lớp đều đều. Thi thoảng lại thấy mắt chị thâm quầng, có khi còn bầm tím. Gặng hỏi mãi chị vẫn bảo do mất ngủ, hoặc va vào đâu đó.
Cái tin anh có con riêng lan truyền khắp phố núi. Người ta lại bảo chị dại, ở nhà mà cố đẻ thằng cu cho anh thì không nghe... Anh ngang nhiên đem vợ bé và con riêng về nhà ở. Ba mẹ con chị lại xuống nhà ngang nằm chiếc chõng tre ngày nào. Cái chõng giờ đã cũ rồi nên chỉ dở mình nhẹ nó cũng kêu. Cái âm thanh kẽo kẹt như xát muối vào lòng chị, từng giọt nước mắt mặn chát cứ thi nhau rơi trong suốt đêm dài.
Ngày công an đến nhà bắt anh vì tội buôn lậu, ả vợ bé đã nhanh chân ôm mớ tiền vàng, cắp cả đứa con đi mất. Ngôi nhà bị tịch thu, anh lĩnh án 17 năm tù. Mọi người hỏi chị có buồn không, chị lẳng lặng lắc đầu: "Không, anh ấy đã được cứu giúp".
Suốt thời gian anh ở tù, chị vun vén gia đình, chăm sóc mẹ chồng, đi lại thăm nuôi anh. Lần nào cũng vậy, chị nhẹ nhàng động viên anh cải tạo tốt để được ân xá. Không phụ công chị, anh chăm chỉ cải tạo nên chỉ hơn chục năm đã được về đoàn tụ với gia đình.
Chị đón anh về khi còn khoảng nửa tháng nữa là tết. Anh không khỏi sững sờ trước ngôi nhà hai tầng khang trang đẹp đẽ. Lần đầu tiên anh ôm chị nức nở khóc: "Anh có tội với em, với các con". Người phụ nữ hiền lành cam chịu của anh không ngờ lại có được sức mạnh phi thường đến vậy. Hơn chục năm trôi qua, đến giờ anh mới hiểu hết ý nghĩa hai từ hạnh phúc.
Theo VNE
Những anh chàng coi người yêu như cái ví tiền Theo như Ngọc Lan kể, quãng thời gian yêu nhau dài sau đó, cô liên tiếp phải khó chịu về việc người yêu coi cô như cái cây ATM để tự nhiên rút tiền. Va tất nhiên là dưới dạng vay, xin rồi. Ngọc Lan (Quận 8, TP HCM) mới chia tay người yêu được 3 tuần. "Ban đầu mới quen nhau, nói...