Sợ chiến tranh, dân thường châu Âu tập cầm súng
Lithuania dạy dân chúng cách đối phó khi có xung đột, Latvia lên kế hoạch tập huấn quân sự cho sinh viên đại học, trong khi Ba Lan liên tục triệu tập dân thường tham gia các trại huấn luyện bởi nỗi ám ảnh chiến tranh.
Lính dự bị Ba Lan hôm 24/3 được kiểm tra an ninh trước khi tham gia huấn luyện tại một căn cứ quân sự. Ảnh: AP
Giữa căng thẳng Nga – phương Tây, chiến đấu cơ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lượn vòng, gầm rú trên bầu trời miền đông châu Âu. Hồi cuối tháng ba, một đoàn xe thiết giáp Mỹ còn diễu hành qua Estonia, Lithuania, Ba Lan, Latvia, Cộng hòa Czech để sang Đức, nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết với các nước đồng minh Đông Âu nằm gần Nga nhất.
Mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây trở nên xấu đi từ tháng 3 năm ngoái khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và bởi những bất đồng quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Mỹ và một số quốc gia châu Âu áp nhiều lệnh trừng phạt lên Nga vì cho rằng Điện Kremlin chủ trương hậu thuẫn phe ly khai miền đông Ukraine, làm trầm trọng thêm xung đột. Nga phủ nhận mọi lời buộc tội.
Theo AP, hàng nghìn dân thường ở châu Âu hiện bị cuốn vào những cuộc huấn luyện quân sự nghiêm ngặt, bởi nỗi lo chiến tranh sẽ xảy ra.
Ở Ba Lan, các bác sĩ, chủ cửa hàng, nhân viên nhà nước, nhà lập pháp cùng nhiều tầng lớp khác đều nhận được các cuộc gọi triệu tập tham gia huấn luyện quân sự với lý do đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra. Lithuania đang xúc tiến việc dạy dân chúng cách đối phó trong trường hợp xung đột bùng nổ. Latvia thì lên kế hoạch tập huấn quân sự cho sinh viên đại học vào năm tới.
Cây bút Monika Scislowska từ AP nhận định việc huấn luyện dân thường phản ứng trước kịch bản chiến tranh phản ánh tâm lý lo lắng của các nước châu Âu. Người ta sợ rằng an ninh và nền độc lập phải rất vất vả mới đạt được của họ sẽ bị đe dọa trước căng thẳng Nga – phương Tây.
“Một cảm giác lo sợ thật sự đang len lỏi trong xã hội chúng ta”, bà Aija Jakubovska, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Latvia, cho biết. Việc tăng cường huấn luyện giới sinh viên “là một cách để ta nâng cao năng lực phòng thủ”, bà nói thêm.
Video đang HOT
Zygmunt Wos, công dân Ba Lan sống tại thành phố Bialystok, phía đông nước này, vẫy tay chào đoàn xe thiết giáp Mỹ với một tâm trạng đầy ái ngại. “Những binh sĩ này đáng nhẽ nên ở lại với chúng tôi chứ không phải quay về Đức”, anh chia sẻ. Hầu hết người dân Ba Lan nói riêng và các nước châu Âu nói chung đều trông chờ vào sức mạnh quân sự của NATO và coi đó như một sự bảo đảm về an ninh.
Ba Lan là đất nước đi đầu trong công tác chuẩn bị và cảnh báo người dân về mối nguy hiểm của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Chỉ nằm cách vùng chiến sự 17 giờ đi ô tô, nước này đang đẩy mạnh nâng cấp, hiện đại hóa kho vũ khí, trong đó, cân nhắc mua thêm một số tên lửa Tomahawk từ Mỹ. Ba Lan năm sau cũng sẽ tổ chức một cuộc tập trận quy mô với sự góp mặt của khoảng 10.000 lính NATO và đồng minh. Quân đội chính quy Ba Lan hiện có khoảng 100.000 lính tinh nhuệ và 20.000 quân nhân dự bị.
Chính phủ Ba Lan còn thành lập khoảng 120 đơn vị bán quân sự với hàng chục nghìn thành viên. Họ thường xuyên tiến hành tập trận riêng nhằm làm quen với các hoạt động quân sự.
Phát ngôn viên Quốc hội Ba Lan Radek Sikorski hồi tháng 5/2014 thúc giục các nhà lập pháp cho phép mở những khóa đào tạo quân sự tại hệ thống trại huấn luyện của nước này. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Tomasz Siemoniak lại kêu gọi người dân, bất kể đàn ông hay phụ nữ, độ tuổi từ 18 đến 50, chủ động tham gia các khóa tập huấn dù không có kinh nghiệm trong quân đội.
“Chúng ta đang bước qua một giai đoạn với nhiều mối nguy hiểm, vì thế ta cần làm mọi việc trong khả năng nhằm nâng cao sức mạnh để bảo vệ lãnh thổ”, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski tuyên bố trong chuyến thăm một đơn vị quân đội.
Khoảng 550 lính dự bị Ba Lan tuần trước được triệu tập tới một căn cứ quân sự để tham gia huấn luyện. Ở độ tuổi 20 đến 30, mặc quần bò và đi giày thể thao, họ tập trung trong nhiều ngày tại căn cứ Tarnowskie Gory, miền nam Ba Lan, để tập bắn. Krystian Studnia, cựu binh, 35 tuổi, cũng có mặt trong khóa huấn luyện. Anh cho rằng động thái này “hoàn toàn bình thường”. “Tất cả dân chúng cần được chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước khi cần”, anh nhấn mạnh.
Tại thủ đô Warszawa của Ba Lan, Mateusz Warszczak, 23 tuổi, tỏ ra khá phấn khích khi đến đăng ký tại một trung tâm tuyển mộ binh sĩ tình nguyện. “Tôi muốn bảo vệ gia đình, người thân của mình khỏi mọi hiểm nguy”, anh cho hay.
Ngay cả lớp người lớn tuổi ở Ba Lan cũng cảm thấy phải có trách nhiệm đối với sự an toàn của quốc gia. Hồi tháng 9 năm ngoái, bác sĩ Wojciech Klukowski, 58 tuổi, cùng vài người bạn lập một nhóm dân quân gồm khoảng 50 người, cả nam và nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau, và gọi đó là đội Vệ binh Quốc gia. Họ cũng luyện tập ứng phó với các cuộc đụng độ giả định hay tập bắn với mục tiêu trở thành những dân quân tại quê nhà Szczecin, gần biển Baltic.
“Chúng tôi không cảm thấy hoàn toàn bình yên”, ông Klukowski nói. “Mọi người muốn được luyện tập để có thể bảo vệ mái nhà, nơi làm ăn sinh sống, và gia đình mình”.
Thành viên đội Vệ binh Quốc gia vùng Szczecin, Ba Lan, hôm 11/3 tập huấn đối phó với khủng hoảng. Ảnh: AP
Vũ Hoàng
Theo AP
IS muốn ngừng bắn vì sợ bại trận?
Sau nhiều tháng bị không kích và thất thủ ở nhiều khu vực tại Iraq và Syria, tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đề xuất ngừng bắn. Liệu IS thật sự muốn đình chiến hay đây chỉ là một chiến thuật mới?
Các tay súng IS ở Iraq - Ảnh: Reuters
Sau nhiều tháng bị liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu không kích dữ dội, mất kiểm soát nhiều khu vực ở Iraq và bại trận trong giao tranh ở thị trấn chiến lược Kobani (Syria), tạp chí Dabiq viết bằng tiếng Anh của IS đăng tải một bài viết đề xuất thương lượng thỏa thuận ngừng bắn, theo trang tin The Daily Beast (Mỹ) ngày 31.3.
Phóng viên ảnh người Anh John Cantlie (43 tuổi), bị IS bắt làm con tin, đã viết bài viết này. IS dùng ông Cantlie để tuyên truyền bằng cách ép ông viết bài và xuất hiện trong các video tuyên truyền khác.
Trong bài viết trên Dabiq số mới ra ngày 31.3, ông Cantlie được cho là bị ép phải viết: Các lãnh đạo phương Tây có vẻ chấp nhận IS không phải là một tổ chức khủng bố mà là một quốc gia với lực lượng cảnh sát, trường học, tòa án và tiền tệ.
Ông John Cantlie, con tin phương Tây còn sống trong tay IS, xuất hiện trong một video của IS - Ảnh: Reuters
"Đến một giai đoạn nào đó, các lãnh đạo phương Tây sẽ phải đối mặt với IS như là một quốc gia, và thậm chí phải cân nhắc một thỏa thuận ngừng bắn", ông Cantlie viết trên tạp chí Dabiq.
"Khi các tay súng IS bắt đầu chặt đầu binh sĩ phương Tây, thì mọi lựa chọn sẽ được đem ra thảo luận nhanh chóng. Một thỏa thuận ngừng bắn sẽ là một trong số những lựa chọn đó", ông Cantlie viết, đồng thời chỉ trích các cuộc không kích của phương Tây nhắm vào IS.
Ông Cantlie, được cho là làm theo lệnh IS, chỉ trích chính quyền các nước phương Tây "hành động không biết suy nghĩ như robot... Những hành động quân sự sẽ không mang lại kết quả gì, vậy thì tại sao không thương lượng ngừng bắn?". Bài viết của ông Cantlie còn khẳng định IS không thể bị đánh bại.
Ông Daveed Gartenstein-Ross, một chuyên gia về Trung Đông thuộc Tổ chức Bảo vệ những nền dân chủ ở thủ đô Washington (Mỹ) nhận định IS dùng bài viết này để gây ảnh hưởng đến những ai ở phương Tây không hài lòng với những hành động quân sự chống IS, đồng thời kích ngòi những tiếng nói chống chiến tranh ở phương Tây.
The Daily Beast cho rằng IS kêu gọi ngừng bắn bởi vì tổ chức này lo sợ bị đánh bại.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin kêu gọi các bên Ukraine ngừng bắn Ngày 2/2, Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước chiến sự ngày càng căng thẳng tại miền Đông Ukaine và kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn. Cùng ngày, người đứng đầu CH Donetsk tự xưng (DPR) Alexander Zakharchenko và người đứng đầu CH Lugansk tự xưng Igor...