“Sớ chi tiêu” chi chít, dài dằng dặc ở nhiều trường học
Mỗi khi nghe đọc “cái sớ” dài chi chít các khoản chi, có người nói: “Đọc thế thì nghe thế chứ ai mà biết ma ăn cỗ lúc nào?”.
Quy định công khai tài chính ở các trường học không ngoài mục đích để minh bạch các khoản thu chi trước tập thể.
Trong các buổi họp phụ huynh thường đọc bảng thu chi quỹ của năm học trước ( (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại).
Điều này, sẽ góp phần hạn chế được việc thu chi mờ ám tiền công quỹ nhà nước và khoản tiền phụ huynh đã đóng góp.
Tuy nhiên, với kiểu công khai tài chính hiện nay, nhiều trường đang thực hiện không đúng với mục đích của quy định này đưa ra dẫn đến tình trạng tiền công quỹ luôn bị xà xẻo mà chẳng ai làm gì được.
Những khoản tiền phải công khai
Theo quy định của Thông tư số: 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì việc công khai các khoản tiền tại các cơ sở giáo dục là điều bắt buộc.
Những khoản buộc phải công khai như các khoản chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, chi tham quan học tập trong nước và nước ngoài;
Mức thu nhập hằng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thường xuyên/1 học sinh; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.
Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hàng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội…
Thời gian và hình thức công khai: Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và đào tạo vào tháng 6 hằng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi khai giảng năm học hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
Niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo thuận tiện để xem xét.
Phổ biến trong cuộc họp cha mẹ học sinh về các khoản đã thu và đã chi.[1]
Chẳng biết “ma ăn cỗ” lúc nào?
Video đang HOT
Để thực hiện những quy định của Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, nhiều trường học liệt kê những khoản thu và chi in ra dán vào bảng tin trước trường.
Đồng thời cho giáo viên đọc trong cuộc họp phụ huynh, họp hội đồng cuối quý.
Hàng chục, hàng trăm khoản đã chi được đọc lên, nghe mà chẳng ai có thể hiểu được đã mua những thứ ấy lúc nào? Số tiền liệt kê trong bảng thu chi ấy có đúng thực tế hay không?
Mỗi khi nghe đọc “cái sớ” dài chi chít các khoản chi, có người nói: “Đọc thế thì nghe thế chứ ai mà biết ma ăn cỗ lúc nào?”.
Chỉ biết rằng, dù thu nhiều hay ít thì năm nào các loại quỹ trong trường cũng đều âm hoặc bằng 0. Và năm học sau lại bắt đầu thu và chi cái mới.
Làm gì để việc công khai tài chính có hiệu quả?
Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân nói chung và trong các trường học nói riêng.
Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị…
Với nhiệm vụ, quyền hạn như thế, thanh tra nhân dân trong các trường học nếu làm việc đúng trách nhiệm sẽ hạn chế được việc thu chi vô tội vạ ở nhiều trường học hiện nay.
Bên cạnh đó, Ban chấp hành công đoàn cũng cần làm tốt vai trò trách nhiệm của mình như việc giám sát thu gì và chi như thế nào?
Có điều, thanh tra, công đoàn vốn là giáo viên nên cũng sợ hiệu trưởng làm khó trong công tác chuyên môn.
Bởi thế, những thầy cô giáo đảm nhận việc kiêm nhiệm chức danh này gần như không dám quan tâm nhiều đến việc thu, chi của nhà trường.
Thế là, hiệu trưởng thích thu bao nhiêu thì thu, thích chi cái gì thì chi, giá cả bao nhiêu cũng mặc.
Vì thế, trừ khi giáo viên hoặc phụ huynh tố cáo việc thu chi bất minh chứ không bao giờ hoặc vô cùng ít việc thanh tra hay công đoàn phát hiện ra những khuất tất trong công tác tài chính từ nhà trường.
Tài liệu tham khảo:
[1]//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phai-cong-khai-chi-tieu-noi-bo-trong-nha-truong-post206093.gd
Hoa Anh
Theo giaoduc.net
Cuối năm nhiều kế toán trường học đau đầu vì các khoản chi
Nếu chi tiêu có kế hoạch, đúng mục đích thì cuối năm thầy cô còn được chút tiền thưởng. Còn không, đến bữa cơm tất niên cũng chỉ là ăn cơm "ngó".
Không phải một mà khá nhiều kế toán đã chia sẻ nỗi khổ sở, sự áp lực của mình khi phải tìm "trăm phương ngàn kế" để hợp thức hóa khá nhiều khoản chi trong nhà trường vào dịp cuối năm để kết toán quỹ.
Cuối năm không ít kế toán hoa mặt chóng mày để hợp thúc hóa một số chứng từ đã chi cho hợp lý ( Ảnh chỉ mang tính minh họa: Giacngo.vn)
Có điều, họ đã mạnh dạn nói ra những góc khuất của nghề nhưng không đủ dũng cảm để lộ danh tính. Bởi:
"Tụi mình còn công việc, còn gia đình, không phải chỉ sống riêng cho mình được".
Vô số những khoản chi không có trong quy định
Có thể kể ra những khoản như liên hoan trong nhà trường. Thường thì mỗi trường ít nhất cũng có buổi gặp mặt cuối năm trước khi nghỉ Tết. Buổi gặp mặt đầu năm sau kỳ nghỉ hè hay sau Hội nghị công nhân viên chức.
Một bữa ăn mặn cũng tốn từ vài triệu đến dăm triệu đồng cho một trường có từ vài chục giáo viên.
Rồi, tiền quà cáp cấp trên ngày lễ, Tết (món này không thể thiếu được).
Tiền tiếp khách khi trường có thanh kiểm tra, có các đoàn khách tới thăm, tiền sếp đi ngoại giao công việc, tiền ủng hộ, hỗ trợ khi cấp trên có việc yêu cầu, đến cả tiền ma chay, cưới xin các kiểu...
Những khoản chi không có trong quy định thì đương nhiên khi đã chi rồi kế toán phải tìm mọi cách hợp thức hóa phiếu chi.
Điều này vô cùng quan trọng, nếu làm không hợp lý, khi thanh tra về kế toán chỉ có nước bỏ tiền túi ra đền và có khi còn liên quan đến pháp luật.
Đau đầu tìm cách hợp thức hóa các khoản chi
Cô H. một kế toán lâu năm tại một trường tiểu học cho biết: "Nhiều khi cũng phản đối những khoản chi ngoài quy định nhưng hiệu trưởng cho biết có những thứ không thể không chi".
Ví như, phòng giáo dục gợi ý có buổi gặp mặt toàn ngành, mỗi trường ủng hộ 1 triệu đồng, trường mình sao từ chối?"
Hay như nhà sếp có đám tang, nhiều trường học đều đi viếng, sao trường mình không đi?
Hay việc trường tiếp đoàn thanh kiểm tra, công nhận chuẩn chẳng lẽ nhà trường không thể đãi đoàn một bữa ăn trưa?
Chưa nói chuyện quà cáp vào các ngày lễ, Tết đã trở thành phong trào. Trường nào cũng đi, trường mình không đi sẽ bị liệt vào dạng "cá biệt", lúc đó thì tha hồ mà lãnh hậu quả.
Chi những khoản như thế nên "Việc hợp thức hóa các khoản chi đâu phải chuyện dễ, kê thế nào cho hợp lý mới là chuyện khó".
Nói rồi cô H. ví dụ như việc xé nhỏ các khoản đã chi để kê ké vào những khoản được phép chi như văn phòng phẩm, sửa chữa máy móc trong trường, mua sắm một số trang thiết bị, sách vở, đồ dùng dạy học...
Chi nhiều, giáo viên không có tiền Tết cũng là điều dễ hiểu.
Giáo viên không có tiền thưởng Tết, không có lương tháng 13 như một số ngành nghề khác.
Tiền thưởng có được phụ thuộc vào việc chi tiêu số tiền hoạt động ngân sách cấp về trong một năm.
Nếu chi tiêu có kế hoạch, đúng mục đích thì cuối năm thầy cô còn được chút tiền thưởng. Còn không, đến bữa cơm tất niên cũng chỉ là ăn cơm "ngó".
Thủy Trúc
Theo giaoduc.net
Đừng ép con phải hoàn hảo Nhiều trường học vừa tổ chức họp phụ huynh tổng kết học kỳ I, thông báo kết quả học tập của học sinh. Trên mạng xã hội, "phong trào khoe con" lại rộ lên khiến nhiều bậc phụ huynh có con điểm kém đứng ngồi không yên, mắng nhiếc con không tiếc lời. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, đây là điều...