Sở chỉ huy tại ổ dịch Thanh Xuân “không bóng người” khi Thủ tướng kiểm tra
Sau khi kiểm tra thực tế tại điểm nóng dịch ở phường Thanh Xuân Trung (Hà Nội), Thủ tướng đã kiểm tra đột xuất sở chỉ huy tiền phương thì thấy nơi này không có người trực.
Chiều 31/8, ngay sau đến kiểm tra tại Bệnh viện dã chiến ở quận Hoàng Mai, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra đột xuất công tác chống dịch tại quận Thanh Xuân (Ảnh: VGP).
Phê bình Bí thư Quận ủy Thanh Xuân
Chiều 31/8, như VTV đưa tin, ngay sau đến kiểm tra tại Bệnh viện dã chiến ở quận Hoàng Mai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra đột xuất công tác chống dịch tại quận Thanh Xuân, nơi đang được coi là điểm nóng nhất về Covid-19 tại Hà Nội.
Sau khi nghe báo cáo và chứng kiến bản đồ tình hình dịch tại điểm nóng trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung, Thủ tướng yêu cầu chính quyền sở tại phải làm ngay 2 việc.
Một là di dời bớt người dân ra khỏi khu vực hiện có mật độ dân số quá đông để tránh lây nhiễm, bảo vệ các vùng xanh xung quanh. Hai là thiết lập ngay trạm y tế lưu động tại phường, điều trị phân loại ngay các ca F0 theo tinh thần “mỗi xã phường là một pháo đài” như Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra giấy phép đi đường và các biện pháp phòng dịch của một nhân viên giao hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân. (Ảnh: Dương Giang-TTXVN).
Đáng chú ý, với một lịch trình không báo trước, sau khi đi kiểm tra thực tế tại khu dân cư, Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội bố trí đến kiểm tra tại Sở chỉ huy tiền phương của UBND phường Thanh Xuân Trung. Khi Thủ tướng đến nơi, sở chỉ huy này không có người trực.
Tiếp đó, Thủ tướng yêu cầu phường cho xem quyết định thành lập và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của phường nhưng phải chờ sau 20 phút sau, cán bộ mới trình ra được Quyết định thành lập; còn quy chế làm việc thì không có.
Đặc biệt, báo cáo Thủ tướng, Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết, phường đang khuyết Bí thư phường đã hơn một tháng nay và chưa được kiện toàn.
Ngay sau đó, Thủ tướng phê bình nghiêm khắc vấn đề này với Bí thư Quận ủy Thanh Xuân và nhấn mạnh, trong lúc phường đang là điểm nóng nhất về Covid-19 mà chậm kiện toàn là khuyết điểm, yêu cầu phải kiện toàn nhân sự ngay lập tức để nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống dịch.
Sau đó, ngay tại trụ sở phường Thanh Xuân Trung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo các quận huyện và gần 580 xã phường.
Video đang HOT
Thủ tướng nhấn mạnh, giãn cách xã hội là chấp nhận hy sinh nhiều việc thì phải thu được kết quả (Ảnh: TTXVN).
Giãn cách xã hội là hy sinh nhiều việc thì phải thu được kết quả
Kết luận cuộc họp, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, thành tích vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội, đặc biệt là sự tham gia, ủng hộ, hưởng ứng, chia sẻ của người dân.
Theo Thủ tướng, thành quả chống dịch là thành quả của nhân dân. Xã, phường, thị trấn là nơi gần dân nhất, đến với dân nhanh nhất, sát dân nhất, hiểu dân nhất vì vậy chủ trương lấy xã phường làm pháo đài là đúng đắn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng nhận thấy, người dân ra đường vẫn rất đông. Nếu đang thực hiện Chỉ thị 16 thì thế này chưa đạt kết quả. Qua kiểm tra ở phường thấy nếu tình hình như hiện nay, Hà Nội có thể kiểm soát được; nhưng nếu như tình hình phức tạp hơn, diễn biến xấu như các tỉnh thành phía Nam thì sẽ bị động, lúng túng, có thể cả bất ngờ.
“Khi đã quyết định giãn cách xã hội như chúng ta đang làm thì phải quyết liệt, chặt chẽ hơn, không “chặt ngoài, lỏng trong”- Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết, về việc này thì xã, phường phải làm nghiêm. Bởi lẽ, chúng ta giãn cách xã hội là hy sinh nhiều việc thì phải thu được kết quả, vì vậy, cần tách nguồn lây để có phương án chăm sóc, điều trị. Xã, phường phải tổ chức xét nghiệm theo hướng dẫn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo phải làm thần tốc, thu hẹp chu kỳ, phải thu dung, chăm sóc, điều trị nhanh nhất có thể, đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất, sớm nhất đến cơ sở. Điều này có tác dụng là người bị nhiễm nhanh chóng được tiếp cận y tế để giảm tử vong, giảm quá tải tuyến trên. Khi phân loại thì không ùn tắc, quá tải tuyến trên, người dân cũng yên tâm vì được chữa trị sớm.
Cuối cùng, Thủ tướng nhấn mạnh, dịch diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, phải tăng cường chiến lược vắc xin, thuốc và chuẩn bị thích nghi với dịch trong mọi hoàn cảnh.
Thủ tướng thị sát Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại Hà Nội
Chiều 31/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thị sát tại Bệnh viện điều trị Covid-19 với quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Trước buổi lễ khánh thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 của Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thị sát tại đây.
Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 tại Hà Nội có quy mô 3,5 ha với 500 giường bệnh, trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sau 30 ngày khẩn trương thi công và hoàn thiện, Bệnh viện bắt đầu tiếp nhận ca Covid-19 nặng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tại bệnh viện trước lễ khánh thành chiều 31/8.
Thủ tướng đi thăm cơ sở và động viên các bộ y tế sẽ làm việc tại bệnh viện.
Thủ tướng đánh giá cao năng lực, sáng kiến của các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khi đã ứng dụng triệt để hệ thống công nghệ thông tin trong tất cả các khâu thăm khám, hội chẩn, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Mọi thao tác đều trên máy tính, như sử dụng bệnh án điện tử, chia thuốc trên phần mềm, xem phim chiếu chụp.
Đồng thời, Thủ tướng cũng gửi lời hỏi thăm và động viên các cán bộ y tế sẽ làm việc tại bệnh viện trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm quan, kiểm tra toàn bộ hệ thống bệnh viện, cũng như quy trình tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bệnh viện là tuyến cuối trong bậc thang điều trị bệnh nhân Covid-19 tại khu vực TP Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn). Đây cũng là trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 Quốc gia.
Ngoài tiếp nhận các ca Covid-19 nặng, nguy kịch, Bệnh viện cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân trong khu vực được phân công.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đồng thời cũng là Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 này.
Dưới đây là một số hình ảnh bên trong Bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 với quy mô 500 giường tại Hà Nội:
Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 tại Hà Nội trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bệnh viện được xây dựng tại phố Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.
Bệnh viện được thiết kế thành 19 khối nhà điều trị bệnh nhân Covid-19 và các khu phụ trợ về chuyên môn, hậu cần.
Bệnh viện là tuyến cuối tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 tại khu vực TP Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn).
Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nhằm tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.
Bệnh viện bắt đầu vận hành ngay sau khi khánh thành.
Trang thiết bị hiện đại trong phòng điều trị.
Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện được xây dựng thần tốc trong 30 ngày.
Thủ tướng: Tăng cường chống tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai Nhấn mạnh đất đai là vấn đề nhạy cảm, Thủ tướng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước tăng cường phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất. Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi kết luận Hội nghị góp ý kiến dự thảo báo cáo tổng kết...