Số ca tử vong ở châu Âu vượt mốc 500.000 người
Châu Âu đã trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới ghi nhận số ca tử vong do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vượt mốc 500.000 người.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê do hãng tin AFP ( Pháp) cập nhật lúc 15h00 GMT ngày 17/12 (tức 22h00 theo giờ Việt Nam), châu Âu đã ghi nhận tổng cộng 500.069 ca tử vong, trong tổng số hơn 23 triệu trường hợp mắc bệnh.
Tiếp sau châu Âu, Mỹ Latinh và Caribe đang là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai thế giới, với 477.404 trường hợp tử vong, khu vực Bắc Mỹ với Mỹ và Canada hiện ghi nhận 321.287 ca tử vong do COVID-19, trong khi châu Á có 208.149 người không qua khỏi đại dịch.
Đại dịch cũng cướp đi sinh mạng của 85.895 người tại Trung Đông, trong khi con số này ở châu Phi là 57.423 người.
Video đang HOT
Xác tàu Mỹ nguy cơ gây thảm họa lớn hơn vụ nổ Beirut
Tàu hàng Richard Montgomery chìm tại cửa sông Thames ở London với khoảng 1.500 tấn đạn, tiềm ẩn nguy cơ gây vụ nổ tạo sóng cao gần 5 m.
SS Richard Montgomery, tàu chuyên chở hàng hóa qua lại giữa Mỹ và châu Âu thời Thế chiến II, bị mắc cạn rồi chìm ở cửa sông Thames khi trên đường tới thủ đô London vào tháng 8/1944, cùng với 1.500 tấn đạn mà nó mang theo.
Giới chức Anh gần đây cho biết đã lên kế hoạch cắt cột ăngten nổi trên mặt nước của xác tàu để đảm bảo an toàn đường thủy, song hoạt động này vẫn có thể gây ra những xáo trộn có thể kích hoạt vụ nổ thảm khốc.
Richard Montgomery là một trong số 2.711 "con tàu tự do" được Mỹ chế tạo trong Thế chiến II. Những con tàu hàng này được chế tạo đơn giản với khả năng chở hơn 10.000 tấn hàng hóa, trở thành trụ cột trong chiến dịch tiếp tế cho lực lượng Đồng minh, trong đó có Anh và Liên Xô, trong cuộc chiến với phe Trục.
Cột ăngten của Richard Montgomery nhô lên mặt nước tại nơi tàu chìm ở cửa sông Thames, Anh. Ảnh: PA.
Tàu Richard Montgomery mang theo 6.000 tấn vật tư và đạn cho lục quân Mỹ tại Pháp bị mắc cạn khi tới cửa sông Thames để chờ đoàn hộ tống. Công nhân bốc vác cố gắng đưa được 4.500 tấn hàng ra khỏi Richard Montgomery trước khi con tàu bị gãy đôi và chìm cùng 1.500 tấn bom đạn.
Do số bom đạn nguy hiểm trong khoang, con tàu được để nguyên hiện trạng suốt 76 năm qua. Dù xác tàu được coi là ổn định, giới chức Anh cảnh báo rằng bất cứ nỗ lực can thiệp nào vào Richard Montgomery cũng có thể khiến 1.500 tấn bom đạn trên tàu phát nổ với sức công phá lớn hơn vụ nổ 2.750 tấn amoni nitrat ở cảng Beirut, Lebanon ngày 4/8.
Dù xác tàu nằm cách bờ biển hơn 1,6 km, vụ nổ có thể tạo ra sóng thần cao 1,2-4,8 m, làm vỡ nát cửa kính những công trình xung quanh và gây thiệt hại cho tàu thuyền qua lại trong khu vực.
Một cuộc khảo sát gần đây cho biết phần cột ăngten nhô lên mặt nước của tàu Richard Montgomery kéo căng cấu trúc chìm trong nước và có thể khiến số bom đạn trên tàu phát nổ. Tuy nhiên, nỗ lực cắt ngắn cột ăngten cũng có thể gây ra vụ nổ.
Các chuyên gia đánh giá kíp nổ của số bom đạn trên tàu có thể đã bị nước biển ăn mòn và không còn hoạt động theo thời gian, nhưng vẫn không loại trừ nguy cơ chúng bị kích nổ khi bị xáo trộn.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Anh Kelly Tolhurst thừa nhận "bất cứ công việc nào kiểu này đều ẩn chứa rủi ro", song khẳng định việc tháo dỡ cột ăngten trên xác tàu Richard Montgomery sẽ được triển khai với sự hỗ trợ từ các chuyên gia quân đội.
Vị trí xác tàu SS Richard Montgomery. Đồ họa: Google.
Lầu Năm Góc tiết lộ kế hoạch điều quân đến gần biên giới Nga Việc rút nhóm quân Mỹ khỏi nước Đức nằm trong chiến lược kiềm chế Nga, như chủ nhân Lầu Năm Góc Mark Esper tuyên bố. Quân Mỹ ở Đức. "Chúng tôi chuyển thêm quân về phía đông, gần với biên giới Nga hơn chính là để kiềm chế họ", ông Mark Esper nói trong cuộc phỏng vấn của Fox News. Theo lời Bộ...