Số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở Mỹ có xu hướng giảm
Ngày 17/7, Trung tâm thống kê y tế quốc gia thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố dữ liệu sơ bộ cho biết ước tính có khoảng 68.557 ca tử vong do dùng thuốc quá liều trong năm 2018, giảm so với 72.224 trường hợp trong năm trước đó.
Số ca tử vong do dùng thuốc quá liều tại Mỹ có xu hướng giảm. Ảnh: AP
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thống kê của CDC cho hay trong số các ca tử vong, có 47.590 trường hợp liên quan đến các loại thuốc giảm đau và 31.897 trường hợp liên quan đến các loại thuốc giảm đau tổng hợp như fentanyl và tramadol.
Theo CDC, số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở Mỹ đã giảm 5,1% trong năm 2018. Đây được xem là kết quả đánh dấu lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua ở Mỹ, số ca tử vong do dùng thuốc quá liều không có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, số ca tử vong do dùng thuốc quá liều trong năm 2018 vẫn cao hơn nhiều so với con số 16.849 trường hợp hồi năm 1999.
Video đang HOT
CDC chỉ rõ, tỷ lệ kê đơn thuốc giảm đau lên tới đỉnh điểm vào năm 2012 khi cứ 100 bệnh nhân Mỹ thì có 81 người được kê thuốc giảm đau và đến năm 2017, con số này đã giảm xuống còn 58 đơn thuốc. Cơ quan này cho biết thêm lượng thuốc giảm đau nhóm opioid được kê cho mỗi bệnh nhân hiện nay vẫn cao hơn 3 lần so với mức hồi năm 1999.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar nhấn mạnh việc giảm các trường hợp tử vong do dùng thuốc giảm đau quá liều là một dấu hiệu đáng khích lệ, nhưng điều đó không có nghĩa là cộng đồng đã chiến thắng trong việc chống lại dịch bệnh hay thuốc gây nghiện nói chung. Cuộc khủng hoảng này đã phát triển trong hai thập kỷ và sẽ không thể được giải quyết trong “một sớm một chiều”.
Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí y khoa JAMA Network Open vào tháng 2, tỷ lệ tử vong do thuốc giảm đau tổng hợp ở 28 tiểu bang của Mỹ đã tăng hơn 2 lần sau mỗi 2 năm kể từ năm 1999 đến 2016. Ở cấp độ quốc gia, các loại thuốc giảm đau là nguyên nhân chủ yếu khiến người Mỹ giảm 0,36 năm tuổi thọ vào năm 2016. Đây được xem là một mất mát lớn so với hậu quả từ súng đạn hoặc tai nạn giao thông.
Việc kê đơn thuốc giảm đau ở Mỹ đã giảm kể từ khi CDC ban hành hướng dẫn kê loại thuốc này vào đầu năm 2016. Các bác sĩ đã kê ít thuốc giảm đau hơn và các công ty bảo hiểm cũng cung cấp bảo hiểm ít hơn cho thuốc giảm đau. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, là gốc rễ của cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau ở Mỹ kéo dài trong nhiều thập kỷ qua. Khoảng 400.000 người đã thiệt mạng do lạm dụng thuốc giảm đau nhóm opioid, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng như ca sĩ nhạc Pop Prince hay roker Tom Petty.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của giới chức chính quyền liên bang và cấp bang, việc lạm dụng thuốc giảm đau đã tạm thời được ngăn chặn. Trong những tháng gần đây, một số công ty dược phẩm lớn tại Mỹ đã đối mặt với liên quan đến cáo buộc hối lộ các bác sĩ để họ kê nhiều thuốc giảm đau hơn hay việc quảng cáo, tiếp thị không trung thực – che giấu rủi ro việc điều trị những cơn đau mãn tính bằng thuốc gây nghiện opioid.
Hoài Thanh – Thanh Hương
Theo TTXVN
Số ca nhiễm virus sởi ở Mỹ tăng lên gần 1.000 người
Ngày 27/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nước này đã ghi nhận 60 ca nhiễm sởi mới trong tuần qua, nâng số trường hợp nhiễm sởi từ đầu năm đến nay lên 940 người.
(Nguồn: AFP)
Ngày 27/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nước này đã ghi nhận 60 ca nhiễm sởi mới trong tuần qua, nâng số trường hợp nhiễm sởi từ đầu năm đến nay lên 940 người.
Đây là đợt bùng phát dịch sởi nghiêm trọng nhất kể từ năm 1994 và từ khi giới chức y tế Mỹ tuyên bố loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này vào năm 2000. Theo CDC, số ca nhiễm sởi tăng 6,8% trong tuần kết thúc ngày 24/5 vừa qua.
Sự bùng phát trở lại của căn bệnh từng được xóa bỏ này có liên quan đến phong trào chống vắcxin ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Phong trào "tẩy chay" vắcxin phát triển mạnh ở các nước phương Tây, đặc biệt ở Mỹ nơi ngập tràn các thông tin về tác hại của vắcxin trên mạng xã hội.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 25/4 công bố báo cáo cho thấy, trong khoảng thời gian từ 2010-2017, ít nhất 169 triệu trẻ em đã bị bỏ lỡ mũi tiêm vắcxin sởi đầu tiên, tương đương với tỷ lệ trung bình là 21,1 triệu em/năm.
Sởi là căn bệnh lây nhiễm cao có khả năng dẫn đến mù lòa, điếc, tổn thương não và tử vong. Các ca nhiễm sởi đang tăng nhanh trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, thế giới đã ghi nhận hơn 110.000 ca nhiễm bệnh, tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyễn Hằng
Theo TTXVN
Tỷ phú dược phẩm Mỹ bị cáo buộc hối lộ bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau John Kapoor, giám đốc điều hành hãng dược Insys Therapeutics (Mỹ) bị buộc tội hối lộ bác sĩ để kê đơn thuốc giảm đau mạnh gấp 100 lần morphine. Phiên tòa xét xử cựu tỷ phú Kapoor cùng bốn giám đốc điều hành hãng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4. Ban hội thẩm đã thảo luận hơn ba tuần, kể từ...