Số ca tử vong do COVID-19 toàn thế giới vượt 1,8 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 30/12 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 82.478.791 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.800.155 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục hiện nay là 58.505.098 người.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Tarzana, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh với 19.979.169 ca nhiễm và 346.603 ca tử vong do COVID-19. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ và Brazil.
Tại châu Âu, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Bộ Y tế Séc thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 16.239 ca mắc COVID-19. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay tại quốc gia Trung Âu này. Hiện tổng số ca nhiễm tại nước này là 701.622 người, trong đó có 11.429 trường hợp tử vong.
Tại Đức, giới chức y tế thông báo số ca tử vong do COVID-19 tại nước này trong một ngày đã lần đầu tiên vượt 1.000 người. Cụ thể, trong 24 giờ qua, đã có 1.129 người tử vong do COVID-19 nâng tổng số ca tử vong lên 32.420 ca. Tổng số ca nhiễm đã tăng thêm 22.459 ca lên 1.691.707 ca. Chính phủ Đức đang chuẩn bị cho kế hoạch gia hạn các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, ngay sau khi lệnh phong tỏa toàn phần kết thúc vào ngày 10/1/2021.
Tại Anh, trong ngày 29/12, nước này đã có thêm 53.135 ca mắc COVID-19. Đây là lần đầu tiên Anh ghi nhận số ca mắc mới trong một ngày trên 50.000 ca kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Theo đó, tổng số ca mắc tại quốc gia châu Âu này đã tăng lên 2.382.865 ca. Số ca tử vong tại Anh tăng thêm 414 ca lên 71.567 ca. Nhóm Cố vấn Khoa học cho Chính phủ Anh về các tình trạng khẩn cấp khuyến cáo nhà chức trách cần áp đặt các biện pháp hạn chế ở mức cao nhất – cấp độ 4 – trên toàn khu vực England, để phòng dịch tiếp tục lây lan.
Tại Đan Mạch, Thủ tướng Mette Frederiksen thông báo quyết định gia hạn biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc đến ngày 17/1/2021 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng hơn so với hồi mùa Xuân.
Tại Mỹ, lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đã được kéo dài vô thời hạn tại phần lớn bang California, điểm nóng của dịch COVID-19 tại Mỹ. Giới chức y tế cảnh báo nhiều bệnh viện của bang sắp rơi vào tình trạng quá tải.
Tại châu Á, Chính phủ Thái Lan đã cấm tất cả các cuộc tụ tập có nguy cơ làm lây lan dịch COVID-19, ngoại trừ phạm vi gia đình và các hoạt động của chính phủ. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức tại các khu vực có dịch.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) thông báo quyết định tiếp tục cấm các chuyến bay thương mại quốc tế đến và đi từ Ấn Độ cho đến ngày 31/1/2021. Quyết định này không có hiệu lực với các chuyến bay chở hàng quốc tế và các chuyến bay được DGCA cấp phép riêng.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết nước này sẽ siết chặt các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 trong dịp nghỉ lễ Năm mới và Tết Nguyên đán, do nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng nhanh khi người dân gặp mặt, về quê sum họp gia đình và ra nước ngoài.
Tại Australia, nhà chức trách đã siết chặt hạn chế đi lại và tụ tập đông người ở Sydney – thành phố lớn nhất nước này, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra một vụ “siêu lây nhiễm” trong đêm Giao thừa. Các quy định mới có hiệu lực từ ngày 30/12 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Liên quan đến biến thể VUI-202012/01 của virus SARS-CoV-2 mới phát hiện tại Anh, Đài Loan (Trung Quốc) và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Malta là những khu vực tiếp theo phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể mới.
Trước tình hình này, Ấn Độ và Na Uy đã lần lượt gia hạn các lệnh cấm các chuyến bay đến và đi từ Anh. Về phần mình, Thái Lan thông báo tất cả những trường hợp nhập cảnh vào quốc gia Đông Nam Á này sẽ phải trải qua 14 ngày cách ly bắt buộc ngay cả khi họ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Về công tác tiêm phòng và tiến triển trong nghiên cứu vaccine, Anh đã chính thức cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 do tập đoàn dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp phát triển, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng vaccine này. Dự kiến vaccine này sẽ được tiêm chủng đại trà tại Anh từ ngày 4/1/2021. Giám đốc điều hành hãng dược phẩm AstraZeneca Pascal Soriot bày tỏ tin tưởng vaccine này sẽ có hiệu quả chống lại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh tại Anh.
Video đang HOT
Trong khi đó, tập đoàn Biotec quốc gia Trung Quốc (CNBG) thông báo vaccine phòng COVID-19 do một đơn vị của công ty này phát triển có hiệu quả phòng bệnh đạt 79,34% và hãng đang nộp đơn đăng ký lưu hành tại Trung Quốc.
Cũng trong ngày 30/12, Singapore đã triển khai chiến dịch chủng ngừa ngăn chặn COVID-19, khi tiến hành tiêm vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất cho các nhân viên y tế thuộc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm quốc gia.
Gần 625.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 15,3 triệu ca nhiễm nCoV và gần 625.000 người chết, nhiều khu vực tái siết chặt kiểm soát để ngăn Covid-19 lây lan.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 15.325.206 ca nhiễm và 624.733 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 254.182 và 6.468 trong 24 giờ qua, trong khi 9.322.346 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Mexico ngày 20/7. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 4.086.587 ca nhiễm và 145.918 người chết, tăng lần lượt 58.018 và 965 ca trong 24 giờ qua. Mô hình nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cuối tháng trước dự đoán ca tử vong do nCoV ở nước này có thể tăng lên 150.000 vào tháng tới.
Trong những tuần qua, các bệnh viện trên khắp nước Mỹ đã chạm ngưỡng quá tải. Ít nhất 27 bang quyết định dừng hoặc rút lại kế hoạch tái mở cửa nhằm làm chậm tốc độ lây lan của virus. CDC ước tính ít nhất 40% số người nhiễm nCoV tại Mỹ không có triệu chứng, đồng nghĩa hàng nghìn người dân có thể đang lây nhiễm cho những người khác mà không hay biết.
Theo Đại học Johns Hopkins, California vượt qua New York trở thành bang ghi nhận ca nhiễm nhiều nhất nước. Thống đốc Gavin Newsom thông báo ngày 22/7 rằng số người nhiễm tại bang tăng kỷ lục 12.807 ca trong 24 giờ, nâng tổng số lên 413.576. Tuy nhiên, số người chết ở California chỉ bằng 1/3 của New York, nơi ghi nhận hơn 25.000 ca tử vong.
Lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường đã được áp dụng tại hàng loạt địa phương. Thị trưởng Washington D.C. Muriel E. Bowser ngày 22/7 ra lệnh người từ hai tuổi trở lên phải đeo khẩu trang khi rời nhà và nhiều khả năng tiếp xúc với người khác.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong đã tăng lên 82.771 sau khi ghi nhận thêm 1.284 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng kỷ lục 67.860 trong hai 24 giờ lên 2.227.514.
Quốc gia 212 triệu dân gần đây liên tục ghi nhận hơn 1.000 ca tử vong mỗi ngày. Giới chuyên gia cho rằng số ca nhiễm ở Brazil có thể cao hơn nhiều do xét nghiệm hạn chế.
Một số cửa hàng, nhà hàng và quán bar đã nối lại hoạt động với chính sách khác nhau giữa các địa phương, trong khi toàn bộ trường học vẫn phải đóng cửa. Những bãi biển tại thành phố Rio de Janeiro đã mở cửa cho người dân tới tập thể dục và chơi thể thao dưới nước, nhưng họ thường không đeo khẩu trang hoặc tuân thủ các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 22/7 lại làm xét nghiệm nCoV và tiếp tục dương tính với virus. Văn phòng Tổng thống cho biết sức khỏe của ông tiếp tục cải thiện.
Peru, vùng dịch lớn khác tại Mỹ Latinh và xếp thứ sáu thế giới, chưa công bố số liệu mới. Tổng ca nhiễm và ca tử vong tính đến hôm qua lần lượt là 362.087 và 13.579.
Peru hồi tháng ba áp lệnh phong tỏa để ngăn nCoV lây lan, nhưng quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn do tổn hại kinh tế ngày càng gia tăng. Nước này đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm vực dậy nền kinh tế, bất chấp những rủi ro của đại dịch.
Các trung tâm thương mại mở cửa với số lượng khách nhất định. Peru nối lại hàng không nội địa và xe buýt liên tỉnh từ 16/7, tất cả hành khách phải đeo khẩu trang.
Mexico là vùng dịch lớn thứ bảy thế giới với 356.255 ca nhiễm và 40.400 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.859 và 915 ca. Các trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng, nhà hàng và quán bar mở cửa một phần, trong khi giao thông công cộng hoạt động bình thường.
Mexico siết chặt hạn chế tại những điểm thu hút khách du lịch. Giới chức ở Tulum, thị trấn nổi tiếng với các bãi biển, cảnh báo phạt hoặc bắt những người không tuân thủ quy định đeo khẩu trang. Bang Yucatan áp dụng lệnh giới nghiêm vào ban đêm, rút ngắn thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, cấm bán rượu và đóng cửa bến du thuyền.
Chile xếp thứ tám thế giới với 336.402 ca nhiễm và 8.722 ca tử vong, tăng lần lượt 1.719 và 45 ca so với hôm trước. Các trường học, nhà hàng và quán bar tại nước này vẫn đóng cửa. Giao thông công cộng cũng chỉ nối lại một phần trong những khung giờ nhất định và chỉ những cửa hàng bán đồ thiết yếu mới được phép tái mở cửa.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 165 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 12.745. Số ca nhiễm tăng thêm 5.862, lên 789.190.
Chính phủ Nga thông báo đã kiểm soát được đại dịch, nhưng vẫn sẵn sàng phương án đối phó đợt bùng phát thứ hai có thể diễn ra vào mùa thu. Một quan chức cấp cao Nga cho biết nước này có thể nối lại các chuyến bay quốc tế trong tháng 7, bằng cách tạo ra các trung tâm sân bay không có virus.
Các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa được phép mở lại nhưng cần tuân thủ các chỉ thị về giãn cách xã hội. Rạp hát ở Moskva sẽ mở lại từ 1/8 sau 4 tháng đóng cửa nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất.
Tây Ban Nha báo cáo thêm 1.357 ca nhiễm và hai ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 314.631 và 28,426. Đây là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, nhưng được cho là đã kiểm soát ổn định tình hình. Quá trình nới lỏng các biện pháp hạn chế được tiến hành theo nhiều giai đoạn từ hồi tháng 5, trong đó trường học vẫn phải đóng cửa.
Tuy nhiên, Barcelona, thành phố lớn thứ hai của đất nước, ghi nhận ca nhiễm tăng mạnh trong tuần qua. Giới chức đóng cửa các rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ đêm, cấm tụ tập hơn 10 người và thúc giục người dân ở nhà từ 18/7.
Chính quyền Madrid cho biết họ có thể bắt buộc người dân đeo khẩu trang trong mọi tình huống, ngay cả khi có thể đảm bảo được giãn cách xã hội có thể được đảm bảo. Madrid và Quần đảo Canary là hai khu vực duy nhất chưa áp quy định như vậy.
Anh báo cáo thêm 560 ca nhiễm và 79 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 296.377 và 45.501.
Theo báo cáo công bố hôm 14/7 của viện Khoa học Y khoa Anh, làn sóng Covid-19 thứ hai ở nước này có thể khiến 120.000 người chết từ tháng 9 tới tháng 6 năm sau "trong trường hợp xấu nhất". Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson bị chỉ trích phản ứng chậm với đại dịch, đáng lẽ nên phong tỏa sớm hơn và phải duy trì quá trình truy vết lây nhiễm.
Vào tháng 8, Anh sẽ phát phiếu giảm giá cho người dân với tổng giá trị 625 triệu USD để khuyến khích công chúng đến các nhà hàng, quán cà phê và quán bar đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Phiếu giảm giá này không thể dùng để mua rượu.
Italy ghi nhận thêm 280 ca nhiễm và 9 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 281.413 và 14.853. Đây là quốc gia châu Âu đầu tiên bị Covid-19 tấn công trong đợt bùng phát đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng các con số đã giảm xuống từ cuối tháng ba.
Hành khách từ các nước trên thế giới, trừ 13 quốc gia thuộc danh sách những vùng dịch nguy cơ lớn, hiện có thể đến Italy nhưng phải chịu cách ly 14 ngày sau khi đến nơi. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết nước này có thể gia hạn tình trạng khẩn cấp sau thời hạn hiện tại là 31/7. Tình trạng khẩn cấp giúp chính phủ đẩy nhanh thủ tục hành chính nếu cần thiết để áp dụng biện pháp chống dịch.
Đức báo cáo thêm 577 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 204.467, trong khi số ca tử vong là 9,182, tăng 2 trường hợp. Các cửa hàng đã mở cửa trở lại, nhưng một số bang chỉ cho phép địa điểm rộng tối đa 800 m2 hoạt động. Trường học tại nhiều địa phương cũng mở cửa để học sinh chuẩn bị cho những kỳ thi sắp tới. Các quán bar, nhà hàng và giao thông công cộng nối lại hoạt động một phần.
Tại Trung Đông, thống kê của Iran ghi nhận thêm 2.586 ca nhiễm, nâng tổng số lên 281.413, trong đó 14.853 người chết, tăng 219 ca so với hôm qua. Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 18/7 cho biết 25 triệu người dân nước này đã nhiễm nCoV, trong khi 35 triệu người khác cũng có nguy cơ nhiễm virus.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Iran ngày 19/7 lý giải rằng con số mà Tổng thống Rouhani đưa ra dựa trên xét nghiệm huyết thanh, dùng cho mục đích đo mức độ phơi nhiễm với virus và không thể dựa vào đó để phản ánh tình trạng Covid-19 thực tế ở nước này.
Ca nhiễm mới tại Iran có xu hướng tăng kể từ đầu tháng 5, khiến chính phủ ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian công cộng kín, đồng thời cho phép những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Arab Saudi ghi nhận thêm 2.331 ca nhiễm và 44 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 258.156 và 2.601. Trong những hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiềm chế đại dịch, Arab Saudi tuyên bố chỉ cho phép khoảng 1.000 tín đồ đã có mặt tại nước này tham gia cuộc hành hương Hajj vào cuối tháng, trong khi nghi thức này năm ngoái thu hút hơn 2,5 triệu người Hồi giáo khắp thế giới.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 45.599 ca nhiễm và 1.120 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.239.684 và 29.890. Phần lớn ca nhiễm tại Ấn Độ tập trung ở Mumbai và New Delhi. Tuy nhiên, virus cũng đang lây lan tại những thành phố nhỏ hơn, buộc chính quyền địa phương phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Trung Quốc chưa công bố liệu.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 91.751 ca nhiễm, tăng 1.882 trường hợp so với hôm trước, trong đó 4.459 người chết, tăng 139 ca.
Tổng thống Joko Widodo cho biết đại dịch tại Indonesia có thể đạt đỉnh vào tháng 8 hoặc tháng 9, muộn hơn 2-3 tháng so với dự báo trước đó. Ông nói thêm rằng đang thúc đẩy nội các hoạt động tích cực hơn nhằm kiềm chế nCoV. Chính phủ đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm hướng dẫn y tế, như không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai trong khu vực, ghi nhận 72.269 người nhiễm và 1.843 người chết, tăng lần lượt 1.594 và 6 trường hợp trong 24 giờ.
Bộ trưởng Nội vụ Philippines Eduardo Ano cho biết giới chức và cảnh sát nước này sẽ tiến hành tìm kiếm người nhiễm nCoV tại từng hộ gia đình nhằm ngăn chặn virus lây lan, đồng thời kêu gọi công chúng báo cáo các ca nhiễm trong khu dân cư của họ. Bất cứ ai nhiễm nCoV từ chối hợp tác đều phải đối mặt với án tù.
Philippines sẽ cho phép người nước ngoài với thị thực dài hạn, tức người sống và làm việc tại nước này, nhập cảnh từ ngày 1/8. Manila từ 15/7 duy trì phong tỏa một phần thêm hai tuần. Trường học đóng cửa, trung tâm mua sắm và quán ăn hoạt động hạn chế, người dân bị cấm tụ tập đông người và phải giãn cách xã hội trên giao thông công cộng, và trẻ em và người già được yêu cầu ở nhà.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho rằng người không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách an toàn và làm lây lan nCoV là "tội phạm nghiêm trọng". Ông đề nghị cảnh sát không do dự khi bắt và đưa người vi phạm tới giam ở đồn để họ "nhận được bài học". Duterte nói thêm sẽ yêu cầu lực lượng hành pháp nghiêm khắc hơn và thực hiện những biện pháp khiến người vi phạm phải ghi nhớ mãi mãi.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 48.744 người nhiễm, tăng 310 ca, trong đó 27 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn. Nước này và Malaysia dự kiến nối lại đi lại cho mục đích chính thức và kinh doanh thiết yếu vào tháng tới.
Trong khi đó, họ siết chặt quy định nhập cảnh với người đi từ hay gần đây đến những vùng dịch đang tăng nhiệt trở lại, bao gồm Hong Kong, Nhật và bang Victoria của Australia. Những người này sẽ không được tự cách ly mà phải cách ly tập trung và hầu hết phải chi trả chi phí.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
WHO hôm 20/7 cảnh báo về sự lây lan của Covid-19 ở châu Phi, rằng sự gia tăng mạnh ca nhiễm ở Nam Phi có thể là "tiền thân" cho sự bùng phát trên khắp lục địa. "Lúc này tôi rất lo ngại rằng chúng ta đang bắt đầu chứng kiến sự gia tăng dịch bệnh ở châu Phi", Michael Ryan cho biết trong một cuộc họp báo.
Cho đến gần đây, châu Phi vẫn tương đối không bị ảnh hưởng bởi đại dịch so với các châu lục khác trên thế giới.
Ca mắc Covid-19 tại Mỹ gia tăng theo cấp số nhân Theo ông Gottlieb, điều đáng lo ngại là số ca bệnh có chiều hướng gia tăng theo cấp số nhân. Cựu ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), ông Scott Gottlieb hôm qua (21/6) cảnh báo dịch bệnh Covid-19 ở một số bang ở Mỹ có thể gây quá tải các hệ thống chăm sóc sức khỏe địa...