Số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ Latinh và Caribe vượt mốc 1 triệu
Số ca tử vong do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã vượt mốc 1 triệu trong ngày 21/5.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại trung tâm y tế ở Toluca, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Mỹ Latinh và Caribe (gồm 29 quốc gia) với ổ dịch đầu tiên phát hiện tại thành phố Sao Paulo của Brazil cuối tháng 2/2020, khu vực này đến nay đã ghi nhận trên 31,5 triệu người mắc bệnh, trong đó có 1.001.781 ca tử vong – chiếm gần 30% tổng số ca tử vong trên toàn cầu.
Gần 89% số ca tử vong này tập trung ở 5 quốc gia: Brazil (44,3%), Mexico (22,1%), Colombia (8,3%), Argentina (7,3) và Peru (6,7%). Trong khi đó, Trung Mỹ ghi nhận 3% tổng số ca tử vong và khu vực Caribe ghi nhận 1%.
Video đang HOT
Tổng thống Argentina – ông Alberto Fernandez ngày 21/5 thừa nhận quốc gia này đang phải đối mặt “thời điểm tồi tệ nhất” của đại dịch COVID-19. Để ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh, Argentina đã áp đặt lệnh phong tỏa trên cả nước trong vòng 9 ngày kể từ ngày 22/5.
Trong khi đó, Chính phủ Colombia quyết định ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài đã ở Ấn Độ trong 14 ngày gần nhất để ngăn chặn sự lây lan của các biến thể virus SARS-CoV-2. Quyết định này sẽ có hiệu lực cho đến hết tháng 6 tới. Theo Bộ Y tế Colombia, các công dân nước này trở về từ Ấn Độ sẽ được phép nhập cảnh, song phải tuân thủ các thủ tục y tế nghiêm ngặt hơn và phải cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày.
Theo Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), khu vực Mỹ Latinh đang thiếu nguồn cung vaccine ngừa bệnh COVID-19, cũng như vật tư y tế cần thiết trong cuộc chiến chống đại dịch này. Khu vực này hiện mới chỉ hoàn tất tiêm chủng cho 3% dân số. Giám đốc PAHO – bà Carissa Etienne đã kêu gọi người dân Mỹ Latinh tiếp tục tuân thủ các biện pháp y tế phòng dịch COVID-19, bao gồm sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, vệ sinh tay, đồng thời khuyến nghị người dân tham gia tiêm phòng vaccine ngay khi có thể.
Trong khi đó, bà Samira Asma – một quan chức thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết con số thực tế về số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu “có thể cao gấp 2 – 3 lần so với báo cáo chính thức”. Trước những diễn biến này, tại Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu tại Rome (Italy) ngày 21/5, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19, với mục tiêu có thể tiêm vaccine phòng căn bệnh nguy hiểm này cho ít nhất 40% dân số thế giới vào cuối năm 2021 và ít nhất 60% dân số vào cuối năm 2022.
Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu tại Rome, các công ty dược phẩm đã cam kết cung cấp hàng tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho những nước nghèo hơn từ nay tới cuối năm 2022, trong đó Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson cam kết cung cấp 3,5 tỷ liều vaccine với giá gốc hoặc có chiết khấu cho các nước có thu nhập thấp và trung bình. Chính phủ Đức tối 21/5 cũng tuyên bố sẽ tặng 30 triệu liều vaccine cho các quốc gia nghèo hơn trong năm nay.
Argentina trở thành nước Mỹ Latinh đầu tiên sản xuất vaccine Sputnik V của Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 20/4, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) thông báo đã ký thỏa thuận với tập đoàn dược Richmond của Argentina về việc chuyển giao công nghệ để sản xuất đại trà vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga tại quốc gia Nam Mỹ này.
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev cho biết, với thỏa thuận này, Argentina trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh sản xuất vaccine Sputnik V. Hiện nay, vaccine Sputnik V đã được cấp phép sử dụng ở 10 nước Mỹ Latinh và Caribe và việc sản xuất loại vaccine này ở Argentina sẽ tạo thuận lợi cho khâu bàn giao sản phẩm cho các đối tác của Nga ở khu vực.
Theo thông báo, tập đoàn dược phẩm Richmond đã sản xuất thử nghiệm lô hàng đầu tiên gồm 21.000 liều và đã được chuyển tới kiểm tra chất lượng tại Trung tâm nghiên cứu vi sinh vật và dịch tễ học Gamaleya của Nga, nơi nghiên cứu bào chế loại vaccine này. Chủ tịch tập đoàn Richmond, ông Marcelo Figueiras cho biết đơn vị này sẽ bắt đầu sản xuất đại trà vaccine Sputnik V từ tháng 6 tới với công suất dự kiến khoảng 1 triệu liều/tháng trong năm đầu tiên cho tới khi khánh thành một nhà máy mới, nơi có thể đạt công suất lên tới 5 triệu liều/tháng.
Trong khi đó, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đánh giá thỏa thuận này là cơ hội lớn để thúc đẩy cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 không chỉ ở Argentina mà cả khu vực Mỹ Latinh. Tập đoàn Richmond nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Bộ Phát triển Sản xuất Argentina với khoản tín dụng gần 30 triệu peso (khoảng 300.000 USD).
Hồi tháng 12/2020, Argentina cũng là nước Mỹ Latinh đầu tiên cho phép đăng ký và cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V khi tiếp nhận 300.000 liều đầu tiên để khởi động chương trình tiêm chủng.
Đến nay nước này đã mua gần 8 triệu liều vaccine này của Nga. Ngoài ra, chính phủ Argentina cũng nhập các loại vaccine Sinopharm của Trung Quốc và AstraZeneca của Anh. HIện đã có khoảng 5,6 triệu người dân Argentina được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có hơn 800.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi.
Argentina tìm cách đàm phán lại các khoản nợ IMF Tổng thống Argentina Alberto Fernandez ngày 28/3 cho biết nước này "không thể trang trải" khoản nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với các điều kiện ban đầu. Tổng thống Argentina Alberto Fernandez. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trên đài phát thanh Del Plata, Tổng thống Fernandez nhấn mạnh: "Khoản nợ để lại (từ chính phủ tiền nhiệm) với các điều khoản hiện...