Số ca tay chân miệng nhập viện cao hơn sởi
Số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) nhập viện tại TP.HCM tính từ đầu năm đến nay đã tăng 30% so cùng kỳ 2013, cao hơn số ca sởi nhập viện cùng kỳ năm nay.
Các bác sĩ lo lắng bệnh TCM năm nay sẽ tăng cao kỷ lục – Ảnh: Nguyên Mi
Chiều 12.5, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế TP.HCM về tình hình nhiều dịch bệnh đang trỗi dậy.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, số ca mắc bệnh TCM nhập viện tại các bệnh viện trên địa bàn tính từ đầu năm đến nay là 3.373 ca, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn cả số ca sởi nhập viện cùng kỳ năm nay (gần 1.600 ca).
“Bệnh đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014″, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhận định.
Theo bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), số ca TCM đã tăng đều qua các tháng 2, 3, 4. Số ca TCM nhập viện tại bệnh viện này qua bốn tháng đầu năm là hơn 2.000 ca, cao hơn cả số ca sởi nhập viện tại đây.
Trong khi đó, bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cũng cho biết, số lượng bệnh nhân TCM đang tăng nhanh. Số ca TCM điều trị tại bệnh viện này trong tháng 4 cao gấp gần hai lần so với tháng 3 (tháng 4 là 478 ca, tháng 3 là 257 ca). Chỉ tính từ ngày 1 – 11.5, bệnh viện này điều trị nội trú cho 194 trẻ bị TCM.
Bác sĩ Liên lo lắng, hiện tại, bệnh sởi và thủy đậu vẫn ở mức cao; trong khi đó, TCM đang tăng, sốt xuất huyết thì dự báo sẽ tăng trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6 khi mùa mưa đến. Đặc biệt, cả bệnh sởi và TCM biến chứng nặng đều gây tổn thương phổi, suy hô hấp, trẻ phải được dùng máy thở.
Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 đã đề xuất tăng cường thêm 8 máy thở, 30 monitor theo dõi và máy chụp X-quang tại giường để phục vụ điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định, ngành y tế thành phố vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh. Trong tháng 5, TP.HCM sẽ tiếp tục tập trung tiêm ngừa vắc xin sởi. Trong đó, giữa tháng 5 sẽ tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ dưới 10 tuổi. Đồng thời vẫn duy trì tiêm chủng theo lịch tại các trạm y tế.
Nguyên Mi
Theo TNO
Video đang HOT
11 dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa hè
PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, từ đầu năm 2014 đến nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, một số bệnh dịch nguy hiểm và bệnh mới nổi có nguy cơ bùng phát như bệnh sởi, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1...
Viêm đường hô hấp cấp tính tại khu vực Trung Đông (MERS-CoV)
Thế giới: Tính đến 2/5/2014, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) đã thông báo toàn cầu ghi nhận 401 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 93 trường hợp tử vong. Đến nay, MERS-CoV đã ghi nhận tại 16 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông.
Việt Nam: Theo WHO đánh giá 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc và là bệnh có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm. Hiện chưa phát hiện ca bệnh tại Việt Nam, nhưng không thể loại trừ các trường hợp du khách "quá cảnh" đi qua khu vực Trung Đông về rồi sang Việt Nam.
Cúm A (H7N9)
Thế giới: Theo Tổ chức Y tế thế giới, từ tháng 3/2013 đến nay ghi nhận 430 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), 146 trường hợp tử vong, ghi nhận chủ yếu tại Trung Quốc (15 tỉnh, thành phố); Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia. 3 tháng đầu năm 2014 số mắc tăng cao với 259 ca mắc cúm A(H7N9), tuy nhiên từ đầu tháng 4 đến nay số mắc đã giảm rõ rệt, cả tháng 4 chỉ ghi nhận 26 trường hợp mắc.
Việt Nam: Sau hơn một năm tích cực triển khai các biện pháp phòng chống và giám sát, Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh trên người, tuy nhiên với đường biên giới dài cùng sự giao lưu đi lại, buôn bán qua biên giới giữa 2 nước, sự xuất hiện ca bệnh ở Quảng Tây (Trung Quốc) - giáp biên giới Việt Nam và Malaysia cũng đã có ca bệnh nên nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam rất cao.
Nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát. Ảnh: Kim Thảo.
Cúm A (H5N1):
Thế giới: Từ đầu năm 2014 đến nay Thế giới ghi nhận 13 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 6 trường hợp đã tử vong. Cụ thể số mắc/tử vong tại các quốc gia: Căm pu chia (9/4), Trung Quốc (2/0), Việt Nam (2/2).
Việt Nam: Sau 9 tháng không ghi nhận ca bệnh trên người, trong tháng 01/2014 đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh. Hiện nay cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm và cũng không ghi nhận thêm trường hợp mắc trên người.
Cúm A(H5N6)
Thế giới: Ngày 7/5/2014, Hãng Thông tấn CNN tại Hồng Kông đưa tin trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A(H5N6) tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Các chuyên gia y tế cho biết đây là trường hợp riêng lẻ và nguy cơ lây truyền từ người sang người là rất thấp, những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân này đều không có biểu hiện triệu chứng.
Việt Nam: Việt Nam tiếp tục theo dõi sát và phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để đánh giá nguy cơ đối với chủng vi rút cúm A(H5N6).
Bại liệt
Thế giới: Theo thống kê của Chương trình thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 68 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại (tăng 44 trường hợp so với năm 2013) tại 10 nước (Afghanistan, Cameroon, Guinea, Ethiopia, Israel, Nigeria, Pakistan, Somalia, Irac và Syri) trong đó Pakistan ghi nhận số mắc nhiều nhất (54 trường hợp).
Việt Nam: Nam giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, từ năm 2000 đến nay không ghi nhận trường hợp mắc. Năm 2013, 92,6% số trẻ được uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt (1.650.678 /1.782.720 trẻ dưới 1 tuổi).
Sởi
Thế giới: Trong năm 2014, dịch sởi đã ghi nhận tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dịch sởi tại Trung Quốc bắt đầu từ 2013 đến nay và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Tháng 4/2014 Phi líp pin đã thông báo dịch sởi tại nước này, đến ngày 30/4/014 đã ghi nhận 17.630 trường hợp nghi sởi trong đó có 69 trường hợp tử vong. Các chủng vi rút sởi chính lưu hành tại khu vực tại khu vực Tây Thái Bình Dương chủng H1, B3 và D8, hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút sởi ở Việt Nam và trên thế giới.
Việt Nam: Từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.180 trường hợp mắc sởi xác định trong số 16.168 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố; ghi nhận 136 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc.
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là trẻ em dưới 10 tuổi; trong đó 12,5% là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi; 86,4% số trường hợp mắc sởi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Dịch xảy ra trên diện rộng, hiện chỉ xảy ra rải rác tại các xã phường, không còn các ổ dịch tập trung. Hiện nay số trường hợp mắc sởi xác định tại các địa phương đã chững lại và bắt đầu giảm, số tuy nhiên do số trẻ dưới 9 tháng tuổi không được tiêm vắc xin nên nguy cơ số mắc ở nhóm này khó giảm đồng thời có thể sẽ tiếp tục ghi nhận ca nặng.
Tay chân miệng
Thế giới: Trong những năm gần đây, bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2013, Trung Quốc ghi nhận 2.071.237 trường hợp mắc, trong đó có 550 trường hợp tử vong, Nhật Bản ghi nhận 67.981 trường hợp mắc, Singapore ghi nhận 36.518 trường hợp mắc và trong 3 tháng đầu năm 2014 số mắc của Trung Quốc tăng 1%, của Singapore tăng 29% so với cùng kỳ2013.
Việt Nam: Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 18.659 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh trên cả nước, ghi nhận 02 trường hợp tử vong tại Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu là các tỉnh tại khu vực miền Nam với tác nhân gây bệnh là EV71.
Bệnh tay chân miệng lưu hành ở hầu hết các tỉnh ở nước ta, mặc dù số mắc giảm so với năm 2013 bắt đầu có xu hướng gia tăng, trong khi đó bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nguy cơ xảy dịch trong thời gian tới nếu không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống.
Sốt xuất huyết
Thế giới: Năm 2014 sốt xuất huyết vẫn lưu hành ở mức cao tại nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương như: Úc, Malaysia, Singapore, Căm pu chia, Lào, Phi líp pin, New Caledonia, trong đó Úc tăng 14,3%, Malaysia tăng 313%, Singapore tăng 10,2%.
Việt Nam: Tích luỹ từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 8.137 trường hợp mắc tại 41 tỉnh/thành phố, 04 trường hợp tử vong tại Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau và Bình Phước. So với cùng kỳ năm 2013 (13.296/10), số mắc giảm 38,8%, tử vong giảm 6 trường hợp. Số mắc tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam với 83,8% số mắc cả nước.51 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc sốt xuất huyết giảm so với 2013.
Thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng 5) là thời điểm vào mùa dịch, ghi nhận số mắc gia tăng theo thống kê hàng năm, bệnh chưa có thuốc và vắc xin điều trị đặc hiệu cùng với tập quán trữ nước tại nhiều địa phương nguy cơ xảy dịch là rất lớn, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống như diệt bọ gậy/lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong là rất cần thiết.
Thủy đậu
Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 16.380 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, không ghi nhận tử vong, số mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ 2013 (7.900 trường hợp mắc), tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2008 - năm có dịch thủy đậu (22.821 trường hợp mắc).
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, hầu hết bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh thì vi rút sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi.
Viêm não vi rút
Đến nay cả nước ghi nhận 191 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2013 (175/5) số mắc cả nước tăng 9,0%, tử vong giảm 2 trường hợp.Năm 2013 đã có 3.854.311 lượt trẻ chiếm 92,9% đối tượng từ 1-5 tuổi được tiêm mũi 3 vắc xin viêm não Nhật Bản.
Bệnh viêm não vi rút thường gia tăng vào mùa hè, do đó trong thời gian tới có thể số mắc tiếp tục gia tăng.
Dại
Từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 15 ca tử vong do dại tại 10 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa (3), Yên Bái (2), Tuyên Quang (2), Sơn La (1), Phú Thọ (1), Lào Cai (1), Hà Tĩnh (1), Nghệ An (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Nam (1). So với cùng kỳ 2013 (26 ca) số tử vong do dại giảm 11 trường hợp. Số tử vong do dại tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể gia tăng vào mùa hè do sự tăng các ổ dịch dại trên đàn chó trong thời gian này.
Theo Vnmedia
Hiến máu cứu bệnh nhi sởi Lần đầu tiên, từ y bác sĩ cho đến các lao công bệnh viện đã hiến máu cho các bệnh nhân nhỏ tuổi, đặc biệt bệnh nhân đang mắc sởi, ngay tại Bệnh viện Nhi trung ương. Sáng 10/5, tại Bệnh viện Nhi trung ương đã diễn ra chương trình hiến máu nhân đạo "Giọt hồng trao em". Chương trình do Câu lạc...