Số ca sốt xuất huyết tại An Giang và Trà Vinh tăng cao
Tại hai tỉnh An Giang và Trà Vinh, số ca sốt xuất huyết vẫn đang tăng mạnh và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, trở thành các khu vực có tỷ lệ cao trên cả nước.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi An Giang thăm khám cho một bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
Ngày 20/9, Trung tâm Y tế dự phòng An Giang cho biết do đang vào cao điểm của mùa mưa nên bệnh sốt xuất huyết tại An Giang liên tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Hiện tại An Giang là một trong bảy tỉnh có số ca mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều nhất ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến trung tuần tháng 9 có gần 4.500 ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận tại An Giang, tăng 67,2% so cùng kỳ năm 2018 song chưa có ca tử vong. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tính trên 100.000 dân là 204 ca. Số ca mắc bệnh tăng nhanh bắt đầu từ tháng 7/2019 đế nay, trung bình 200 ca/tuần. Toàn bộ 11/11 thành phố, thị xã, huyện trên địa bàn tỉnh đều có số ca mắc và tăng cao so cùng kỳ 2018. Huyện Chợ Mới có số bệnh nhân cao nhất tỉnh với gần 1.400 ca, Tịnh Biên có 577 ca, Long Xuyên-571 ca, An Phú-426 ca, Châu Thành-344 ca…
Số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện điều trị tại Bệnh viện Sản nhi An Giang trong chín tháng qua tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, từ tháng 7 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận 165 ca sốt xuất huyết, tăng gấp ba lần so thời điểm năm 2018.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng An Giang, cho biết: Bệnh sốt xuất huyết tăng cao do thời tiết nắng mưa thất thường, mùa mưa là mùa cao điểm của dịch bệnh, hơn nữa người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại trong việc phòng chống dịch…
Trong khi đó theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh, từ đầu năm đến đến ngày 15/9, toàn tỉnh có 271 ổ sốt xuất huyết với 2.106 trường hợp mắc, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2018. Những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao là huyện Trà Cú (396 ca), Cầu Ngang (287 ca), Châu Thành (263 ca) và thành phố Trà Vinh (240 ca).
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh Nguyễn Văn Lơ cho biết, ngay khi phát hiện các ổ bệnh, đơn vị đã phối hợp với các địa phương xử lý triệt để nhằm khống chế lây lan; phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các huyện có số ca mắc cao và các vùng nguy cơ. Đồng thời, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại tất cả các điểm trường; huy động học sinh, sinh viên tham gia vệ sinh môi trường phòng chống bệnh sốt xuất huyết./.
Theo TTXVN/Vietnamplus
Cần Thơ: Năm bệnh nhân đầu tiên được điều trị u vú không cần phẫu thuật
Ngày 19.9, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công u vú cho nhóm 5 nữ bệnh nhân đầu tiên, không cần phẫu thuật, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ TP.HCM.
Các bác sĩ đang áp dụng kỹ thuật VABB trong điều trị u vú - Ảnh: Thanh Ngọc
Đó là những ca sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không, 5 người bệnh đến từ Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
Cả 5 trường hợp đều được chẩn đoán u vú, trong đó có 1 trường hợp kích thước u to gần 5cm. Sau khi thực hiện sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB), người bệnh tỉnh táo và đã xuất viện sau 15 phút theo dõi sức khỏe tại bệnh viện.
Theo ThS-BS Tăng Văn Phong (chuyên khoa Ung bướu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long), VABB được xem là bước tiến trong việc điều trị u vú. Với phương pháp xâm lấn tối thiểu này, vết kim ngoài da hầu như không nhìn thấy sau một vài tuần. Đồng thời nó ít gây tổn thương mô vú lành, tránh để lại các vết sẹo và co kéo bên trong.
Thời gian tiến hành trung bình chỉ khoảng 30 phút. Bệnh nhân hầu như không đau, không phải nằm viện và có thể đi làm ngay ngày hôm sau. Trước đây để loại bỏ u vú, cần phải trải qua nhiều bước với phương pháp phẫu thuật cổ điển, đường rạch da dài, đau và phải dẫn lưu máu tụ ra ngoài, thời gian hồi phục có thể kéo dài, có thể sẽ để lại những di chứng ảnh hường đến tuyến sữa. Với cách điều trị bằng sinh thiết có hỗ trợ hút chân không thì gần như tránh được những phiền toái trên cho người phụ nữ.
Đây là kỹ thuật giúp điều trị dứt điểm những khối u vú lành tính như bướu sợi tuyến vú, viêm vú, áp xe vú... đặc biệt giúp chẩn đoán sớm ung thư vú ngay cả những tổn thương không sờ thấy. Sau khi gây tê để vô cảm tại chỗ, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa kim có lòng hút áp lực âm vào khối u. Kim được điều khiển cắt các khối u tự động thành các mảnh nhỏ và hút ra ngoài, hạn chế tối đa thương tổn cho người bệnh.
Thanh Ngọc
Theo motthegioi
Bệnh viện thiếu dịch cao phân tử trị sốt xuất huyết Bệnh viện các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Bến Tre... còn rất ít dịch cao phân tử Refortan trị sốt xuất huyết cho bệnh nhân nặng. Ngày 14/9, bác sĩ Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết dịch cao phân tử chữa sốt xuất huyết khả năng chỉ đáp ứng nhu cầu điều trị khoảng 2...