Số ca nhiễm virus tăng mạnh ở TQ, WHO không xem đó là ‘tảng băng chìm’
Theo chuyên gia WHO, sự gia tăng số ca tử vong và nhiễm bệnh ở Trung Quốc phần lớn là do phương pháp chẩn đoán khác, không làm thay đổi đáng kể xu hướng dự báo của dịch Covid-19.
Tỉnh Hồ Bắc, nơi được cho là tâm dịch, ngày 13/2 đã báo cáo số ca tử vong tăng cao và hàng nghìn ca nhiễm bệnh khác sau khi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán phổ quát hơn.
Tuy nhiên, bước nhảy lớn trong các trường hợp được báo cáo của Trung Quốc phản ánh quyết định của chính quyền ở đó nhằm phân loại lại hồ sơ của các trường hợp nghi ngờ bằng cách sử dụng ảnh chụp phổi của bệnh nhân, không nhất thiết là “bề nổi của tảng băng” trong bệnh dịch rộng hơn, một quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 13/2.
Một nhân viên kiểm dịch y tế Malaysia chờ hành khách tại điểm kiểm tra nhiệt ở nhà ga du thuyền tại Port Klang, Malaysia, ngày 13/2. Ảnh: Reuters.
Mike Ryan, người đứng đầu chương trình cấp cứu sức khỏe của WHO, cho biết hơn 14.000 trường hợp mới được báo cáo ở tỉnh Hồ Bắc chỉ sau thay đổi bao gồm kết quả từ chụp cắt lớp vi tính nhanh hơn (CT) cho thấy nhiễm trùng phổi, thay vì chỉ dựa vào các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác nhận các trường hợp.
“Chúng tôi đã thấy sự tăng đột biến trong số các trường hợp được báo cáo ở Trung Quốc nhưng điều này không thể hiện sự thay đổi đáng kể trong đường hướng của dịch bệnh”, Ryan nói trong cuộc họp ở Geneva.
“Ngoài các trường hợp trên tàu du lịch Diamond Princess, chúng tôi không thấy sự gia tăng đáng kể trong việc lây truyền bên ngoài Trung Quốc”, Reuters dẫn lời Ryan.
Cụm lây nhiễm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc hiện được cách ly ở cảng Nhật Bản và thêm 44 trường hợp đã được báo cáo trên tàu hôm 13/2, nâng tổng số lên tới 219 ca nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Tại tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, các quan chức cho biết 242 người đã chết vào ngày 12/2, mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ khi virus giống cúm xuất hiện ở thủ phủ Vũ Hán của tỉnh vào tháng 12/2019.
Đến sáng 14/2, chính quyền Hồ Bắc cho biết tỉnh này có 4.823 ca nhiễm virus corona chủng mới và 116 người tử vong vì dịch bệnh trong ngày 13/2.
Theo Zing
Những câu hỏi lớn dành cho Tổ chức Y tế thế giới
Cùng với số ca nhiễm và tử vong gây sốc ở Hồ Bắc, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi Tổ chức Y tế thế giới có nói một đằng làm một nẻo trong việc đối phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (COVID-19)?
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 28-1 tại Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: WSJ
Theo báo Wall Street Journal (WSJ), tháng trước, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (COVID-19) là vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp toàn cầu, tổ chức này đã ca ngợi những nỗ lực "xuất sắc" của Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch bệnh và hối thúc các nước khác không hạn chế/cấm đi lại tới Trung Quốc.
WHO có nói một đằng làm một nẻo?
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, thậm chí đã nói: "Trung Quốc thực sự đã thiết lập một tiêu chuẩn mới trong phản ứng với dịch bệnh".
Tuy nhiên nhiều chính phủ đã phớt lờ khuyến nghị đi lại của WHO, trong khi nhiều chuyên gia y tế cộng đồng chỉ trích ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vì đã có những khen ngợi không thỏa đáng với Trung Quốc trong cách xử lý dịch bệnh.
"Chuyện này rất hiển nhiên với tôi, và hẳn cũng rất rõ ràng với hầu hết mọi người trên thế giới, rằng bác sĩ Tedros và WHO đã bị rơi vào tình thế cực kỳ khó xử, giữa một bên là mệnh lệnh từ khoa học và một bên là một quốc gia rất, rất mạnh" - ông Lawrence Gostin, giáo sư về luật y tế toàn cầu tại đại học Georgetown, chuyên gia cố vấn cho WHO, bày tỏ quan điểm.
Trong số rất nhiều lời phàn nàn về tổng giám đốc WHO còn có ý kiến chỉ trích ông Tedros đã ca ngợi động thái phong tỏa, cách ly phòng dịch 60 triệu người của chính quyền Trung Quốc.
Với nhiều chuyên gia y tế, quyết định phong tỏa này không phù hợp với những hướng dẫn chỉ đạo phòng dịch của WHO khi tổ chức này vẫn kêu gọi các nước khác không nên tạm dừng các hoạt động đi lại cũng như thương mại với Trung Quốc.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 12-2, ông Tedros bác bỏ chuyện WHO phải nhún mình trước sức ép của Trung Quốc. Ông nói cách xử lý của Trung Quốc không có gì mâu thuẫn với những tiêu chuẩn của WHO và họ cũng đã kéo chậm được tốc độ lây lan dịch bệnh.
"Họ đang giúp giảm bớt nguy cơ cho những nước khác", ông Tedros nói.
WHO có đang khó xử?
Dù vậy, trong mắt giới quan sát, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang đặt ra câu hỏi về khả năng lãnh đạo thế giới của WHO trong khi phải ứng phó với những cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
Trong nhiều thập kỷ chiến đấu với các dịch bệnh đã qua, WHO hiếm khi phải xử lý dịch bệnh liên quan tới một quốc gia có vị thế mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị như Trung Quốc ở bối cảnh hiện nay.
WHO không thể tách bạch những quyết định của họ ra khỏi các tác động ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tổ chức y tế của Liên Hiệp Quốc cần sự hợp tác của Bắc Kinh trong quá trình ngăn chặn một dịch bệnh đã bùng phát ở quy mô lớn.
Dĩ nhiên dịch COVID-19 sẽ không phải lần cuối cùng WHO cần sự chung tay góp sức này.
Vai trò của WHO là lĩnh xướng một phản ứng toàn cầu với các dịch bệnh, đảm bảo duy trì các nguyên tắc quản lý y tế quốc tế để tất cả những quốc gia đồng thuận với các nguyên tắc đó phải tuân thủ.
WHO cũng có vai trò phải là tổ chức đưa ra những quyết định và những khuyến cáo cần thiết, phù hợp và đúng lúc dựa trên những căn cứ khoa học tốt nhất có được vào thời điểm đó.
Tất cả những trách nhiệm đó của WHO đôi khi liên quan tới tình thế khó khăn, đó là việc tổ chức này phải đối mặt với chính phủ của quốc gia nơi phát sinh nguy cơ với sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Nhiều người đang, đã làm việc với WHO và cả những người nghiên cứu về các chiến dịch hành động của WHO, cho rằng trong quyết định chậm trễ khi tuyên bố COVID-19 là vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp toàn cầu trước đây của WHO, cơ quan này đã do dự vì lo ngại động thái đó có thể gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc cũng như hình ảnh đội ngũ lãnh đạo của quốc gia này.
Các chuyên gia cho rằng bằng việc ca ngợi thái quá phản ứng của Trung Quốc với dịch COVID-19, WHO đang làm tổn hại những tiêu chuẩn phản ứng với dịch bệnh của tổ chức này, làm xói mòn vị thế cũng như chức năng mà tổ chức này được giao phó, đồng thời cũng phát đi thông điệp sai lầm đến các nước có thể phải đối mặt với những dịch bệnh khác trong tương lai.
"Thông điệp của WHO là đừng làm ai hoảng sợ, hãy cứ đi lại, hãy cứ mở cửa biên giới, và rồi nói rằng chúng tôi ủng hộ chính phủ Trung Quốc là một thông điệp lộn xộn", bà Kelley Lee, giáo sư thuộc đại học Simon Fraser, Canada nói.
Bà là tác giả cuốn sách viết về WHO và cũng là người đồng tham gia thành lập Trung tâm hợp tác WHO và sự biến đổi toàn cầu và y tế.
"Vấn đề mấu chốt ở đây là chúng ta có thể tin vào ai khi xảy ra những dịch bệnh kiểu này - bà nói - Đó thực sự nên là WHO".
Theo tuoitre
Vật vờ trên cao tốc vì lệnh phong tỏa Tian Bing lái xe từ quê đến thành phố Thái Hưng để làm việc, nhưng bị chặn lại vì lệnh phong tỏa, khiến anh rơi vào cảnh bơ vơ trên đường. Tian Bing hôm 9/2 bắt đầu lái xe vượt quãng đường gần 2.000 km từ quê nhà đến thành phố Thái Hưng, tỉnh Giang Tô vì muốn mở lại cửa hàng sửa...