Số ca nhiễm mới COVID-19 tại Campuchia bất ngờ giảm mạnh
Sau 7 ngày số ca mắc mới COVID-19 liên tục ở trên mức 800 ca/ngày, Campuchia ngày 1/10 ghi nhận số ca mắc mới giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ trung tuần tháng 4 vừa qua, với trên 200 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong thông cáo ngày 1/10, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 232 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 45 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này kể từ đầu dịch đến nay lên 112.883 ca. Bộ Y tế Campuchia cũng ghi nhận thêm 17 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 2.336 người.
Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 theo số liệu do Chính phủ Campuchia cung cấp có ghi chú kết quả xét nghiệm PCR. Đây có thể là cách mới thống kê số ca mắc COVID-19 tại Campuchia.
Ngày 30/9, tỉnh Siem Reap của Campuchia đã dỡ bỏ Vùng Đỏ. Ngày 1/10, tỉnh Oddar Meanchey cũng bỏ phân giới Vùng Đỏ và Vùng Vàng đậm. Tuy nhiên, chính quyền Siem Reap cảnh báo có thể nối lại phong tỏa và thiết lập lại Vùng Đỏ nếu người dân không tuân thủ hướng dẫn an toàn phòng dịch.
Lo ngại kỳ nghỉ Lễ Pchum Ben kéo dài 3 ngày, từ 5 – 7/10 tới, có thể làm tăng tình trạng lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế Campuchia đã đưa ra cảnh báo việc lơ là thực hiện các biện pháp phòng dịch có thể dẫn đến mất kiểm soát tình hình. Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia khuyến cáo người dân về thăm gia đình nhân dịp nghỉ lễ này nên ở yên trong nhà và nếu đi đến điểm du lịch chỉ nên đi với người trong gia đình, tránh đi chung với những người khác trên cùng phương tiện.
Liên quan công tác phòng chống COVID-19, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Yuok Sambath khẳng định nước này có đủ vaccine để tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ người dân.
Thành công của chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 của Campuchia giúp làm tăng hy vọng nước này có thể dỡ bớt những biện pháp hạn chế trước khi mở cửa đón khách du lịch quốc tế quay trở lại.
* Tại châu Âu, ngày 1/10, Nga ghi nhận 887 ca tử vong do COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này đồng thời là ngày thứ 4 liên tiếp số ca tử vong ở mức cao kỷ lục. Nga cũng ghi nhận 24.522 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ cuối tháng 7 vừa qua.
Như vậy, Nga là quốc gia có tổng số ca tử vong do COVID-19 cao nhất châu Âu, với 208.142 ca trong tổng số 7.535.548 ca mắc.
Từ đầu mùa hè, chính quyền thành phố Moskva và nhiều khu vực khác đã áp dụng thẻ thông hành y tế sử dụng mã QR tại các địa điểm công cộng như quán bar, nhà hàng, song đã sớm dừng thực hiện chính sách này.
Video đang HOT
Theo thống kê trên trang Gogov, tính đến ngày 1/10, mới chỉ 29% dân số Nga đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
COVID-19 tại ASEAN ngày 21/7: Lào chặn đứng chuỗi lây nhiễm; Indonesia số ca tử vong cao nhất từ đầu dịch
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 21/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 71.853 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 122.640 người.
Người dân đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Campuchia. Đông Nam Á đang là một trong những điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tăng mạnh. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại và cao hơn cả tâm dịch Ấn Độ.
Trong khi đó, diễn biến dịch cũng rất nghiêm trọng ở Philippines trong mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tangerang, Indonesia, ngày 17/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia tình hình vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 21/7, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 199 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 2 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch COVID-19.
Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 16/7/2021. Ảnh: THX/TXVN
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 21/7 ghi nhận thêm trên 13.002 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 108 người, so với mấy ngày qua. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 812 bệnh nhân mới và 19 ca tử vong trong một ngày qua. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 122.646 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.741 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 6.353.419 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 5.232.256 trường hợp.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, có 9/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 21/7:
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THx/TTXVN
Tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 21/7 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 153 ca mắc mới COVID-19, đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, số ca mắc mới là người nhập cảnh vẫn ở mức cao.
Đại diện Bộ Y tế Lào khẳng định các chuỗi lây nhiễm ở thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn cơ bản đã được cắt đứt, trong khi đó vẫn ghi nhận một số cụm dịch ở tỉnh Champasak do số lượng người nhập cảnh từ Thái Lan vẫn ở mức cao mỗi ngày. Theo Bộ Y tế Lào, 38% số người lao động trở về từ Thái Lan nhập cảnh vào tỉnh Champasak mắc COVID-19, tức là cứ 3 người nhập cảnh thì có 1 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tỷ lệ này ở tỉnh Savannakhet là 30%.
Chính vì vậy, Chính phủ Lào kêu gọi công dân Lào ở Thái Lan không về nước bất hợp pháp vì có thể làm lây lan virus SARS-CoV-2 cho gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, người trong khu cách ly cũng được yêu cầu thực hiện đủ thời gian quy định để tránh việc nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng, từ đó làm lây lan ra cộng đồng.
Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 3.863 ca mắc COVID-19, trong đó có 5 người tử vong.
Chuyển thi thể nạn nhân COVID-19 tại Bandung, Tây Java, Indonesia ngày 13/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại Indonesia, giới chức y tế nước này thông báo đã ghi nhận 1.383 ca tử vong do mắc COVID-19, mức trong ngày cao nhất từ trước đến nay. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 33.772 ca nhiễm mới. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng gần 3 triệu ca nhiễm, trong đó có 77.000 người không qua khỏi
Số lượng xét nghiệm COVID-19 tại quốc gia này đã sụt giảm mạnh từ ngày 18-20/7, với mức giảm lên tới 68,73% so với 3 ngày trước đó. Indonesia đã xét nghiệm cho 185.321 người trong ngày 15/7, 179.216 người trong ngày 16/7 và 188.551 người trong ngày 18/7. Trong khoảng thời gian đó, số ca mắc COVID-19 mới cũng tăng vọt, đạt mức kỷ lục 56.757 ca trong ngày 15/7. Tuy nhiên, số người được xét nghiệm COVID-19 chỉ đạt 138.046 người vào ngày 18/7, 127.461 người vào ngày 19/7 và 114.674 người vào ngày 20/7.
Người phát ngôn Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia, ông Wiku Adisasmito cho biết một trong những nguyên nhân khiến số lượng xét nghiệm giảm mạnh trong những ngày qua là do chậm trễ trong việc nhập số liệu từ các cơ sở xét nghiệm.
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Thái Lan, số ca mắc mới COVID-19 theo ngày lại lập mốc mới với 13.002 ca được ghi nhận trong ngày 21/7, nâng tổng số các ca mắc từ đầu dịch tới nay lên 439.477 ca.
Bộ Y tế Thái Lan sáng 21/7 cũng xác nhận nước này có thêm 108 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số người không qua khỏi lên 3.610, trong đó có 3.516 trường hợp được ghi nhận kể từ khi làn sóng thứ ban dịch COVID-19 bùng phát từ đầu tháng 4.
Theo Tiến sĩ Chakkrarat Phitthayawong-anan, Giám đốc Bộ phận Dịch tễ học thuộc Cục Kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế Thái Lan, với việc áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch COVID-19 tại 13 tỉnh gồm cả thủ đô Bangkok, số ca mắc mới dự báo sẽ bắt đầu giảm trong ít nhất 1 đến 2 tháng nữa kể từ thời điểm hiện nay. Ông Chakkrarat cho rằng hệ thống y tế ở Bangkok sẽ khôi phục năng lực tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 khi số ca mắc mới giảm xuống từ 500 đến 1.000 ca/ngày.
Trong khi đó, Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan cho biết nước này đang đàm phán với các nhà sản xuất để mua vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ hai, được kỳ vọng có thể chống lại các biến thể mới một cách hiệu quả. Theo quan chức này, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) tuần trước đã thông qua kế hoạch mua 120 triệu liều vaccine vào năm tới, ngoài 105,5 triệu liều sẽ được mua trong năm nay.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Báo Khmer Times dẫn lời Bộ Y tế Campuchia cho biết 6 triệu người dân nước này đã được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 ít nhất một mũi tại nước này và Chính phủ có thể đạt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 10 triệu dân sớm hơn dự kến.
Theo người phát ngôn của bộ trên, số người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 đã tăng lên mức trên 4 triệu người và chính phủ nước này đang nỗ lực để đạt mục tiêu tiêm phòng cho 10 triệu người vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay, vượt xa mục tiêu ban đầu. Hiện bộ trên còn giữ 801.201 liều vaccine và Bộ Quốc phòng giữ 758.802 liều để tiếp tục tiêm phòng cho người dân từ 18 tuổi trở lên.
Cũng về vấn đề này, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Li Ailan ngày 20/7 cho hay mức 6 triệu người được tiêm phòng sau 5 tháng triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Campuchia là con số cao đáng ghi nhận. Cần phải đảm bảo tất cả mọi người được tiêm phòng đủ hai mũi bất kể là vaccine nào có sẵn tại Campuchia để tối đa hóa hiệu quả bảo vệ của vaccine. Tất cả các loại vaccine được WHO cấp phép đều có hiệu quả chống lại diễn biến nghiêm trọng của bệnh, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.
Chiến dịch tiêm phòng của Campuchia dự kiến hoàn thành trước thời hạn Báo Khmer Times dẫn lời Bộ Y tế Campuchia cho biết 6 triệu người dân nước này đã được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 ít nhất một mũi và Chính phủ có thể đạt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 10 triệu dân sớm hơn dự kến. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh:...