Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã vượt quá 300.000, châu Âu tăng phi mã
Cụ thể theo thống kê được CNN trích dẫn, số ca mắc coronavirus trên toàn thế giới hiện nay là 303.001. Tổng số người tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu là 12.944.
Quan tài liên tục đưa tới các bệnh viện ở Ý
Các quốc gia có số lượng bệnh nhân cao nhất lần lượt là Trung Quốc, Ý và Tây Ban Nha. Nhưng thứ tự theo số nước có nhiều người tử vong nhất là Ý, Trung Quốc và Iran.
Theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý, số người chết do coronavirus ở nước này trong 24 giờ qua đã tăng 793 nâng tổng số ca tử vong lên 4.825.
Và theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm được xác nhận ở Ý là 53.578.
Trong khi đó, Tây Ban Nha có số ca tăng chóng mặt. Cơ quan y tế của Tây Ban Nha đã ghi nhận có thêm 5.000 trường hợp nhiễm coronavirus mới chỉ trong một ngày.
Tổng cộng, có gần 25.000 ca nhiễm được ghi nhận từ đầu dịch ở nước này và bà Maria Jose Sierra, giám đốc Trung tâm điều phối các c ảnh báo và tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cho biết chỉ trong 24 giờ đã ghi nhận có thêm 5.000 bệnh nhân mới.
Tỷ lệ tử vong của Tây Ban Nha cũng không hề thấp. Cơ quan y tế Tây Ban Nha cho biết khoảng 5% người nhiễm COVID-19 nước này đã qua đời. “Tính đến hôm nay, chúng tôi có 1.326 ca tử vong, khiến tỷ lệ tử vong đạt khoảng 5%”, bà Sierra phát biểu trong cuộc họp tại Madrid hôm qua.
Video đang HOT
Khu vực ở Tây Ban Nha có số lượng bệnh nhân lớn nhất là Madrid với gần 9.000 ca dương tính, Catalonia với hơn 4.000 ca và xứ Basque với 1.725 ca.
“Các trường hợp nhiễm liên tục gia tăng, do đó chúng tôi khẳng định mọi người cần tiếp tục cách ly và tuân thủ tất cả các biện pháp khác được chính phủ đưa ra”, bà Sierra nói.
Các nước khác tại châu Âu cũng ở trong tình trạng căng thẳng. Số ca mắc coronavirus được xác nhận tại Vương quốc Anh đã tăng lên 5.018. Bản cập nhật từ Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh vào thứ bảy cũng cho biết mới có 72.818 người được xét nghiệm tại Anh cho đến nay. Tổng cộng, 233 người nhiễm coronavirus tại Anh đã tử vong.
Theo số liệu mới được Bộ Y tế Pháp công bố hôm thứ bảy, Pháp đã ghi nhận một bước nhảy vọt các ca tử vong vì coronavirus. Kể từ đầu dịch, số người dương tính với COVID-19 của Pháp là 14.459 và số ca tử vong tính đến nay là 562. Theo Bộ Y tế Pháp, 6.172 người đã phải nhập viện, với 1.525 người được chăm sóc đặc biệt, 50% trong số họ dưới 60 tuổi.
Theo Viện Robert Koch, trung tâm quốc gia về bệnh và kiểm soát của Đức, nước này đã ghi nhận có thêm 2.705 trường hợp nhiễm coronavirus trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên tới 16.662. Bản cập nhật hôm thứ bảy cho biết cũng đã có thêm 16 trường hợp tử vong mới liên quan đến coronavirus, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 47.
Các quan chức đang tranh luận về cách tốt nhất để đối phó với sự lây lan liên tục của virus. Hôm thứ sáu, người phát ngôn của Thủ tướng Angela Merkel, đã tuyên bố rằng chính phủ sẽ đánh giá lại các biện pháp ngăn chặn coronavirus của họ, nhưng tránh né câu hỏi liệu – và khi nào – nên áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc.
Vấn đề phong tỏa toàn quốc được đưa ra khi bang Bavaria hôm thứ sáu tuyên bố áp đặt – từ nửa đêm theo giờ địa phương – hạn chế đi lại trên toàn tiểu bang để ngăn chặn sự lây lan coronavirus. Thủ hiến bang Bavaria Markus Soeder tuyên bố các biện pháp sẽ được thực hiện trong hai tuần.
Một số thủ hiến bang ở Đức và các lãnh đạo địa phương đã tỏ ra rất lo ngại về tỷ lệ vi-rút lan truyền trong lãnh thổ Đức – và họ đã kêu gọi phong tỏa toàn quốc giống như biện pháp của Ý. Tuy nhiên, Đức là một quốc gia liên bang và Thủ tướng không thể đơn phương thực hiện quyết định phong tỏa trên toàn quốc mà còn phải đòi hỏi sự hợp tác từ thủ hiến của tất cả các bang.
Phía bên kia Đại Tây Dương, nước Mỹ cũng đang vật lộn với tình trạng COVID-19 lây lan. Có tổng cộng 22.397 trường hợp mắc coronavirus ở khắp 50 bang của Mỹ và có ít nhất 278 người đã chết vì loại virus này.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ bảy, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết rằng ông và vợ sẽ tiến hành xét nghiệm coronavirus sau khi một người trong đội ngũ của ông dương tính với vi-rút này. Ông Pence nói rằng mới có hơn 195.000 người Mỹ tiến hành xét nghiệm và vào thời điểm ông tuyên bố, Mỹ chỉ ghi nhận 19.343 ca xét nghiệm dương tính với COVID-19. Nhưng chỉ sau đó vài giờ, số ca nhiễm đã tăng thêm hơn 3.000.
Tại ổ dịch lớn thứ 2 châu Á, Iran đã xác nhận có thêm 966 trường hợp mới nhiễm coronavirus, nâng tổng số ca bệnh của nước này lên 20.610. Phát ngôn viên của bộ y tế Kianush Jahanpoor tuyên bố trên truyền hình nhà nước hôm thứ bảy số liệu trên đồng thời cho biết trong 24 giờ qua, Iran có thêm 123 người đã chết vì virus, nâng số người chết từ đầu dịch lên 1.556.
Iran có nhiều ca coronavirus nhất ở Trung Đông và đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Tehran đã gây khủng hoảng tiền tệ và thất nghiệp gia tăng. Các lệnh cấm vận cũng khiến Iran gặp khó khăn trong việc tiếp cận các bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus. Nhiều công ty quốc tế đã sẵn sàng cung cấp cho Iran bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus, nhưng Tehran không thể gửi tiền cho các nhà cung cấp vì vướng các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Anh Tú (theo CNN)
Li Băng phong tỏa đất nước ngăn Covid-19 lây lan
Chính phủ Li Băng tuyên bô đóng cửa biên giới, các cảng, sân bay và kêu gọi người dân ở trong nhà trong 2 tuần nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.
Đường phố ở Li Băng (Ảnh: EPA)
Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Li Băng Manal Abdul Samad tại một cuộc họp báo ngày 15/3 cho biết, chính phủ nước này quyết định phong tỏa đất nước cho đến nửa đêm ngày 29/3.
Theo lệnh phong tỏa này, Li Băng cấm các hoạt động cả công cộng và tư nhân tập trung đông người, trong khi các văn phòng chính phủ, ngoại trừ cơ quan an ninh, y tế và một số cơ quan dịch vụ, phải đóng cửa. Tất cả các công ty thương mại tư nhân, ngoại trừ các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất, chế biến thực phẩm, phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian này.
Ngoài ra, người dân cũng được kêu gọi ở trong nhà và chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết. "Người dân phải tuân thủ quy định ở trong nhà, trừ khi có vấn đề thật cần thiết", Bộ trưởng Abul Samad nói.
Sân bay quốc tế Beirut sẽ đóng cửa từ ngày 18/3 đến ngày 29/3 trong khi các hoạt động nhập cảnh trên biển, trên bộ trong thời gian này đều bị cấm trong thời gian này. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao, nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, nhân viên các tổ chức quốc tế và công ty vận chuyển hàng hóa vẫn được phép nhập cảnh.
Li Băng là quốc gia thứ ba trên thế giới ban bố lệnh phong tỏa cả nước sau Italia và Tây Ban Nha nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan. Đến nay, Li Băng đã ghi nhận 100 ca mắc Covid-19, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Từ đầu tháng 3, chính phủ Li Băng đã yêu cầu đóng cửa các trường học, đại học, nhà hàng, quán bar. Tổng thống Michel Aoun cuối tuần qua đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, kêu gọi người dân ở trong nhà, hạn chế tối đa ra ngoài hay tập trung đông người.
Những ngày gần đây, truyền thông và người dùng mạng xã hội Li Băng đã phát động phong trào kêu gọi "cách ly xã hội" với hashtag "Ở trong nhà". Các đường phố ở Beirut bỗng chốc trở nên vắng vẻ trong những ngày này.
Chính phủ Li Băng cũng cho biết sẽ tạm cấm các hoạt động di chuyển từ các quốc gia có dịch như Italia, Hàn Quốc, Iran, Trung Quốc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn AFP
Thủ tướng Đức tự đi siêu thị, không đeo khẩu trang giữa đại dịch Covid-19 Thủ tướng Đức Angela Merkel bị bắt gặp đi siêu thị mà không đeo khẩu trang, sau khi bà vừa lên sóng truyền hình gửi thông điệp chống đại dịch Covid-19. Truyền thông Đức vừa chia sẻ hình ảnh Thủ tướng Angela Merkel đi siêu thị mua đồ. Bà Merkel vẫn mặc bộ đồ như khi xuất hiện trên sóng truyền hình, khi...