Số ca nhiễm Covid-19 ở Nga tăng kỷ lục, Mỹ trải qua ngày đen tối
Dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, khiến cả Mỹ và Nga đều báo động đỏ vì tình trạng gia tăng chóng mặt số ca nhiễm và tử vong vì virus corona chủng mới.
Trang Worldometers thống kê, tính đến chiều ngày 12/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 1.790.564 ca dương tính với virus corona chủng mới và 109.654 trường hợp trong số đó đã tử vong. Song, hơn 1/5 số bệnh nhân Covid-19 (409.540 người) đã hồi phục sau điều trị.
Mỹ ghi nhận trung bình tới 2.000 ca tử vong mỗi ngày vì Covid-19 trong 4 ngày qua. Ảnh: Reuters
Ngày đen tối với nước Mỹ
Mỹ vừa trải qua một ngày đen tối khi tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc tăng tới 533.115 người với tổng số trường hợp thiệt mạng trên toàn quốc cũng vọt lên 20.580 người. Dữ liệu đánh dấu việc nước này vượt qua các “điểm nóng” khác về dịch như Italia hay Tây Ban Nha để trở thành quốc gia đứng đầu thế giới xét về cả số ca nhiễm lẫn số ca tử vong vì dịch.
Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, cả 50 bang và thủ đô Washington tuyên bố tình trạng thảm họa cùng lúc do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo Reuters, liên tiếp 4 ngày qua, Mỹ ghi nhận trung bình gần 2.000 ca tử vong Covid-19 mỗi ngày.
Các chuyên gia khuyến cáo, tổng số bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng tại nước này có thể lên đến 200.000 trường hợp vào mùa hè, nếu người dân không tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu của nhà chức trách.
Nga ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm Covid-19
Báo RT trích dẫn lời các quan chức y tế Nga cho biết, chỉ trong vòng 24 giờ qua, nước này có thêm 2.186 ca nhiễm mới Covid-19, mức tăng cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 15.770 người. Số ca tử vong vì Covid-19 ở Nga tính đến chiều 12/4 là 130 người, tăng hơn 24 trường hợp so với một ngày trước đó.
Một số chuyên gia cho rằng, Nga hiện vẫn chưa trải qua đỉnh dịch và điều đó có thể diễn ra vào cuối tháng này.
Trước diễn biến dịch phức tạp, Tổng thống Vladimir Putin đã ra quyết định kéo dài kỳ nghỉ vẫn được hưởng lương đối với các lao động làm việc trong những lĩnh vực “không thiết yếu” tới hết ngày 30/4. Thủ đô Moscow và nhiều vùng khác của Nga cũng cho áp dụng các biện pháp tự cách ly nghiêm ngặt, đóng cửa các nhà hàng, trung tâm thương mại, rạp hát, rạp chiếu phim và nhiều nơi công cộng khác nhằm làm chậm lại sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm.
Video đang HOT
Các nhà virus học của Nga cũng đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm ở người một loại vắc-xin phòng ngừa Covid-19 sau quá trình thử nghiệm thành công trên chuột và chồn.
Giáo hoàng cử hành thánh lễ trực tuyến
Để phòng ngừa nguy cơ lây lan virus corona chủng mới, Giáo hoàng Francis tối 11/4 (theo giờ Vatican) đã cử hành thánh lễ nhân dịp lễ Phục sinh trong Vương cung thánh đường St. Peter với sự tham dự của khoảng 20 người, thay vì đám đông khoảng 100.000 tín hữu như các năm trước đây.
Toàn bộ buổi lễ đã được phát trực tuyến trên mạng để các tín đồ Thiên Chúa giáo ở khắp nơi trên thế giới có thể theo dõi. Phát biểu tại sự kiện, Giáo hoàng Francis kêu gọi mọi người không nên lo lắng hay sợ hãi, mà hãy giữ vững niềm tin, hy vọng trong thời khắc đen tối nhất.
Thành phố Vatican hiện mới chỉ ghi nhận 8 ca dương tính với virus corona chủng mới và chưa có trường hợp nào tử vong vì bệnh.
Indonesia áp giới hạn phương tiện giao thông công cộng để chống dịch
CNN đưa tin, Chính phủ Indonesia vừa ban hành các quy định mới nhằm giới hạn hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng tại nước này nhằm ngăn chặn sự bùng phát dữ dội của dịch Covid-19. Nhà chức trách lo ngại, việc hàng triệu người dân từ các thành phố lớn thường đổ xô về quê để nghỉ lễ Ramadan của Hồi giáo cho tới cuối tháng 5 có thể làm gia tăng nguy cơ lây lan virus corona chủng mới.
Theo sắc lệnh mới, mọi xe buýt, tàu hỏa, máy bay và tàu thuyền dịch vụ cũng như xe hơi cá nhân sẽ chỉ được chở tối đa một nửa số ghế. Các hãng vận tải công cộng sẽ phải cắt cử người kiểm tra nhiệt độ của hành khách, chuẩn bị xà phòng và gel diệt khuẩn cho họ sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Tính đến chiều 12/4, ít nhất 4.241 người ở Indonesia đã nhiễm Covid-19 với 373 trường hợp đã tử vong.
Các tin nóng khác về đại dịch Covid-19:
- Ủy ban Y tế quốc gia Trung quốc ngày 12/4 thông báo, nước này có thêm 99 ca nhiễm mới Covid-19 với 96 trường hợp có nguồn gốc nhập ngoại và không có ca nào trong số này ở tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch. Tổng số ca nhiễm Covid-19 ở đại lục hiện là 82.052 người với 3.339 trường hợp đã tử vong.
- Bộ Nội vụ Ảrập Xêút ngày 12/4 cho biết, Quốc vương Salman đã quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm toàn quốc vô thời hạn nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới. Trước đó, Ảrập Xêút đã áp lệnh giới nghiêm từ 19h hôm trước tới 6h sáng hôm sau trên khắp cả nước trong 3 tuần nhằm dập dịch Covid-19. Nhà chức trách hiện yêu cầu người dân ở nhà trừ lúc phải ra ngoài mua thực phẩm và thuốc men, khi số ca nhiễm Covid-19 ở nước này đã lên tới 4.033 người với 52 trường hợp đã tử vong.
- Ba bang của Ấn Độ, gồm cả bang Maharashtra, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự bùng phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới tại nước này, đã gia hạn lệnh phong tỏa dập dịch ít nhất tới ngày 30/4. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ, nước này có 273 trường hợp tử vong trong tổng số 8.356 bệnh nhân Covid-19.
- Ngân hàng Thế giới cảnh báo, đại dịch Covid-19 là “cơn bão khủng khiếp” đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương ở Nam Á và vùng hạ Sahara thuộc Ai Cập.
- Bộ Y tế Thái Lan tuyên bố nước này sẽ điều trị miễn phí cho tất các bệnh nhân Covid-19 nhờ nguồn chi từ 3 quỹ y tế. Tổng số ca nhiễm virus tại quốc gia Đông Nam này tính đến chiều 12/4 là 2.551 người với 38 trường hợp đã tử vong.
- Anh cam kết sẽ quyên góp 200 triệu Bảng (gần 5.900 tỷ đồng) cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quỹ từ thiện nhằm giúp làm chậm lại sự lây lan của virus corona chủng mới ở các quốc gia có nguy cơ cao. Anh hiện xếp thứ 5 thế giới về số ca tử vong vì Covid-19 với gần 10.000 người.
Tuấn Anh
WHO giục châu Phi 'tỉnh giấc', 'chuẩn bị tình huống xấu nhất' với COVID-19
Vùng hạ Sahara châu Phi ngày 18-3 ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì COVID-19, là một chính trị gia cấp cao của Burkina Faso.
Người dân đeo khẩu trang rời khỏi đám tang của người bệnh đầu tiên chết vì COVID-19 ở vùng hạ Sahara châu Phi tại Ouagadougou, thủ đô Burkina Faso, hôm 18-3 - Ảnh: AFP
Theo báo Philstar, người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới thúc giục châu lục này hãy "chuẩn bị ứng phó với tình huống tồi tệ nhất".
"Châu Phi nên tỉnh giấc", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, phát biểu tại cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ. Ông cũng chỉ ra rằng "tại nhiều nước khác chúng tôi đã chứng kiến virus thực sự tăng tốc ra sao sau một điểm bùng phát cụ thể".
Mặc dù châu Phi không có số lượng ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao như một số nước khác trên thế giới, song trong vài ngày qua, châu lục này cũng đã ghi nhận số ca bệnh mới tăng lên đáng kể.
Các chuyên gia y tế đã nhiều lần cảnh báo về mức độ rủi ro cực lớn với châu lục này nếu đại dịch COVID-19 lan tới đây, bởi châu Phi vẫn đang có một hạ tầng y tế yếu kém. Bên cạnh đó là tình trạng nghèo đói, xung đột, môi trường vệ sinh kém và mức độ tập trung dân số cao tại các vùng đô thị.
Giới chức y tế tại bang Sahel, một bang nghèo của Burkina Fasso, ngày 18-3 cho biết số ca bệnh COVID-19 đã tăng thêm 7 người, lên tổng số 27 ca. Một trong số đó, bệnh nhân nữ 62 tuổi có bệnh tiểu đường, đã qua đời.
Đảng đối lập chính tại Burkina Faso là UPC cho biết người chết là một nghị sĩ của đảng này, bà Rose-Marie Compaore, cũng là phó chủ tịch thứ nhất của Quốc hội Burkina Faso.
Trong khi đó, Nam Phi, nền kinh tế công nghiệp lớn nhất tại châu Phi, đã ghi nhận số ca bệnh mới tăng thêm 31, nâng tổng số người bệnh COVID-19 của nước này lên 116.
Quốc gia Zambia gần đó cũng đã ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, là cặp vợ chồng vừa đi du lịch ở Pháp 10 ngày trở về thủ đô Lusaka.
Theo thống kê của hãng tin AFP, tính tới 18-3, tổng số ca bệnh ở châu Phi đã vượt qua mốc 600 người. Trong đó 16 người đã chết, gồm 6 người ở Ai Cập, 6 người ở Algeria, 2 người ở Morocco, 1 người ở Sudan và 1 người ở Burkina Faso.
Những con số này còn tương đối nhỏ so với phần còn lại của thế giới khi trên toàn cầu, số ca nhiễm và số người chết đã lần lượt vượt qua những mốc mới là 210.000 và 8.800.
Tuy nhiên, tổng giám đốc WHO Tedros cảnh báo những số liệu chính thức, ví dụ vùng hạ châu Phi đã ghi nhận 233 ca nhiễm, chắc chắn chưa phản ánh đúng bức tranh tổng thể về thực tiễn dịch bệnh tại đây.
"Có thể chúng ta còn những ca bệnh chưa phát hiện hoặc những ca chưa được báo cáo", ông Tedros nói.
D. KIM THOA (tuoitre.vn)
Saudi Arabia bắt 3 Hoàng thân "âm mưu đảo chính": Cuộc chơi vương quyền? Những tờ báo quốc tế lớn như Reuters, New York Times, Washington Post cùng nhiều tờ báo của khu vực Trung Đông đã đồng loạt đưa tin về vụ việc. Truyền thông quốc tế những ngày qua đã đưa tin nhiều về việc chính quyền Saudi Arabia đã bắt giữ 3 thành viên hoàng gia cấp cao, gồm em trai ruột và cháu...