Số ca nhập viện vì COVID-19 ở châu Âu tăng trở lại do biến thể phụ của Omicron
Hai biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 khiến số ca nhiễm mới tăng tại Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và Đức.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều nước châu Âu đang trải qua đợt bùng phát các ca nhiễm COVID-19 phải nhập viện do biến thể phụ BA.4 và BA.5 lây lan rộng, tạo ra lo ngại về sóng lây nhiễm toàn cầu mới trong bối cảnh khả năng miễn dịch suy yếu, trong khi các quy định phòng dịch đã được dỡ bỏ.
Số ca nhập viện tăng ở Pháp và Anh. Riêng biến thể BA.5 hiện là tác nhân chiếm 80% số ca nhiễm mới tại Bồ Đào Nha. Còn tại Đức, số ca nhiễm mới do BA.5 gây ra cũng đã tăng gấp đôi tính từ thời điểm cuối tháng trước. Số trường hợp bệnh nặng phải nhập viện tại Đức cũng tăng trong tuần vừa qua.
Giới chuyên gia cảnh báo việc giảm ồ ạt quy mô xét nghiệm và giám sát dịch tễ có thể sẽ khiến các nước gặp khó khăn trong sàng lọc, phát hiện biến chủng mới và ứng phó kịp thời. Xu hướng này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các sóng lây nhiễm vào cuối năm, mà nếu thành hiện thực sẽ khiến hệ thống y tế chịu nhiều sức ép, khó kiểm soát dịch bệnh hơn.
Theo Lawrence Young, một chuyên gia virus học tại Đại học Warwick (Anh), thế giới hiện vẫn chưa thoát khỏi đại dịch, mối lo ngại lớn nhất ở thời điểm hiện tại chính là việc người dân và chính quyền giảm nhanh mức độ quan tâm đối với COVID-19. Câu hỏi then chốt sẽ là việc dịch bệnh phát triển ra sao ở Tây bán cầu khi khu vực này chuẩn bị bước vào mùa đông.
Video đang HOT
Piotr Kramarz, trưởng bộ phận phòng dịch tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) châu Âu, cho biết một số biến chủng của Omicron như BA.4, BA.5 mang đặc tính “thoát miễn dịch”, đồng nghĩa với việc miễn dịch có được từ tiêm vaccine hay nhiễm COVID-19 đều không có được năng lực bảo vệ tốt và chính điều này khiến chúng trở thành những biến thể trội, biến thể đáng quan ngại.
Sức tấn công tiềm tàng của BA.5 thể hiện rõ nhất tại Bồ Đào Nha, nơi ghi nhận làn sóng gia tăng mạnh các ca nhập viện trong một tháng qua, với cấp độ gần tương đương trong làn sóng Omicron đầu tiên hồi tháng 1 vừa qua. Sau khi ca nhiễm BA.5 đầu tiên được phát hiện vào tháng 3, biến thể phụ này đã nhanh chóng lây lan và trở thành biến thể chủ đạo. Tính đến ngày 5/6, BA.5 là tác nhân gây ra 84% số ca nhiễm mới – theo thống kê của Viện Y tế Quốc gia Bồ Đào Nha (INSA).
Tại Đức, sau 10 tuần ghi nhận chiều hướng suy giảm, số ca nhập viện đã tăng trở lại trong 10 ngày qua, tuy mới chỉ bằng khoảng 25% so với thời điểm lây nhiễm tại Đức lên đỉnh vào hồi tháng 3 với sự thống trị của biến thể BA.2. Tại Pháp, số ca nhập viện tăng lần đầu tiên kể từ đầu tháng 4. Tại Anh, trung bình có khoảng 623 ca nhập viện/ngày trong tuần trước, tăng 29% so với tuần trước đó.
Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 14/6/2022 cho biết tính đến ngày 11/6, có tới hơn 21% số ca mắc COVID-19 tại nước này là do nhiễm BA.4 và BA.5.
Giới chuyên gia y tế đang nỗ lực tìm ra câu trả lời đâu là nguyên nhân chính xác dẫn tới gia tăng các ca nhập viện vì COVID-19. “Rất khó để phân biệt rạch ròi, liệu đó là do biến thể phụ của Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn, hay là do hiệu quả miễn dịch của vaccine suy giảm theo thời gian”, ông Antoine Flahault, Giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu thuộc Đại học Geneva (Thụy Sĩ), cho biết.
Số ca mắc mới phải nhập viện vẫn đang tăng, nhưng có dấu hiệu cho thấy mức tăng theo tuần đang chậm lại. Giới chuyên gia nhìn nhận còn quá sớm để nói rằng sóng BA.4 và BA.5 đang suy thoái. Nhưng nếu biên độ tăng chậm này tiếp diễn, có thể khẳng định xu hướng bùng phát đã ở gần đỉnh.
Quan ngại về khả năng suy giảm miễn dịch trước các biến thể phụ của Omicron, nhưng chính phủ các nước dường như không có tính đến giải pháp khôi phục lại các quy định hạn chế như trước. Bồ Đào Nha không có kế hoạch áp dụng trở lại hoặc tăng cường biện pháp mới về giãn cách, hạn chế đi lại.
Tại Đức, Bộ trưởng Tư pháp Marco Buschmann từ chối thông qua quy định hạn chế mới cho đến khi nhà chức trách có được bản đánh giá đầy đủ về tác động của phong tỏa, giãn cách trong các làn sóng lây nhiễm trước đó.
Cúm gia cầm bùng phát khắp thế giới, đè nặng mối lo lạm phát thực phẩm
Người nuôi gia cầm trên thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát cúm gia cầm nghiêm trọng, nguy cơ đẩy giá thịt gà và trứng leo thang.
Trên 40 quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi đã ghi nhận các đợt bùng phát cúm gia cầm lớn kể từ tháng 5 đến nay. Ảnh: Straits Times
Báo Bloomberg dẫn dữ liệu của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cho hay trên 40 quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi đã ghi nhận các đợt bùng phát cúm gia cầm lớn kể từ tháng 5 đến nay. Tình trạng này đang đe đoạ làm tăng hơn nữa giá thực phẩm vốn đang gần ở mức cao kỷ lục và khiến các hộ gia đình phải lao đao.
Mùa Đông năm ngoái, hàng triệu con gia cầm đã bị tiêu huỷ vì nhiễm virus cúm. Mùa cúm gia cầm năm nay xuất hiện sớm hơn bình thường, buộc các quốc gia trong đó có Anh phải yêu cầu người nuôi nhốt gia cầm trong chuồng kín để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ các loài chim di cư mang đến.
Hiện tại, Anh đang phải chống chọi với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay. Dịch cúm gia cầm hiện đã lây lan tới 40 địa điểm khác nhau trên toàn nước Anh, khiến các trang trại nuôi gà tại đây phải tiêu hủy 500.000 con. Đây là một đòn mới giáng mạnh vào ngành chăn nuôi vốn đã phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động và gia tăng chi phí sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Chính phủ Anh cho biết nguy cơ chủng cúm gia cầm H5N1 đe dọa sức khỏe con người tại Anh là rất thấp, nhưng cũng lưu ý người dân thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện một con chim chết hoặc bị bệnh thay vì chạm vào chúng.
Chuyên gia Nan-Dirk Mulder tại công ty tài chính Rabobank (Hà Lan) cho hay làn sóng cúm gia cầm mới có nguy cơ khiến giá gia cầm trở nên đắt đỏ hơn trong khi sản lượng gà ở châu Âu vốn bị giới hạn bởi tình trạng thiếu lao động cùng với chi phí thức ăn và năng lượng cao. Theo ông, đó là một yếu tố góp phần đè nặng lên tình trạng lạm phát giá lương thực toàn cầu.
Theo OIE, giá thịt trên thế giới đã tăng 16% trong năm nay và đang ở mức cao nhất theo mùa kể từ năm 2014. Sản lượng gia cầm chủ yếu vẫn đáp ứng nhu cầu toàn cầu, nhưng các rào cản vận chuyển và dịch cúm bùng phát ở châu Âu và châu Á đang làm tăng thêm thách thức với nguồn cung.
OIE cho rằng người nông dân đang ở trong giai đoạn quan trọng vì cúm gia thường đạt đỉnh điểm từ tháng 10 đến tháng 4. Hiện tượng lây lan năm nay cho thấy sự biến đổi gien chưa từng có đang lưu hành trong các loài chim hoang dã và tại các trang trại.
Ba Lan, nước nuôi gà nhiều nhất lục địa châu Âu, đã phải tiêu huỷ hơn 1 triệu con gia cầm kể từ đầu tháng 11. Gà tây ở Đan Mạch và ngỗng ở Đức cũng bị virus cúm tấn công. Tại Pháp cũng vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm trong các đàn gà đẻ trứng sau khi phải tiêu huỷ nhiều trại vịt vào đầu năm nay.
Ông Mulders nhận xét mặc dù số gia cầm bị ảnh chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng sản lượng gia cầm, song những rủi ro có thể gây sức ép tâm lý cho người chăn nuôi.
Các trang trại gà thả rông cũng có thể buộc bán tháo trứng nếu tiếp tục phải nuôi nhốt chúng trong nhà trong thời gian dài. Căn bệnh này cũng làm gián đoạn dòng chảy thương mại. Theo chuyên gia này, nguồn cung gia cầm ở châu Âu đang bị thắt chặt và tăng giá. Do dịch cúm gia cầm đang lây lan quá nhanh, nên sản lượng sẽ còn sụt giảm hơn nữa.
Iraq hồi hương thêm hơn 400 công dân mắc kẹt tại Belarus Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông. Bộ Ngoại giao Iraq vừa thông báo đã đưa 417 công dân nước này mắc kẹt tại Belarus về nước. Người tị nạn Iraq được hồi hương từ Belarus về tới sân bay ở Arbil (Iraq) ngày 26/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq Ahmed al-Sahaf, chuyến bay thứ 9 đã được...