Số ca mắc virus SARS-Cov-2 tại Nga đã vượt quá 700.000
Nga đã ghi nhận 6.562 mắc mới, nâng tổng số mắc bệnh lên hơn 700.000 người.
Theo số liệu từ Ban điều hành về kiểm soát và chống lây lan dịch Covid-19 của Nga, hôm nay (8/7) là ngày thứ 13 tại Nga ghi nhận số các trường hợp nhiễm mới virus SARS-Cov-2 không vượt quá 7. 000 người trong 24 giờ. Đồng thời, đây là ngày thứ hai liên tiếp có mức tăng trong một ngày không cao hơn 0,9%.
Số ca mắc virus SARS-CoV-2 tại Nga đã vượt quá 700.000. (Nguồn: rianovosti)
Tổng cộng số đã được chữa khỏi tại Nga là hơn 472.500 người, số tử vong là 10.677. Các xét nghiệm đã được tiến hành là gần 21,7 triệu.
Trong suốt thời gian qua, các nhà khoa học Nga đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, phát triển các loại thuốc và các loại vaccine ngừa Covid-19. Đáng kể nhất là sau khi đáp ứng các nhu cầu trong nước, Nga bắt đầu xuất khẩu thuốc điều trị Covid-19 với tên gọi Avifavir đến một số quốc gia.
Video đang HOT
Trong diễn biến liên quan, trong hai tuần qua, Bộ Quốc phòng Nga phối hợp với Viện nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học quốc gia mang tên N.F.Gamalei đã tiến hành tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 trên các tình nguyện viên.
Bác sĩ phụ trách công tác thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người, bà Svetlana Volchikhina cho biết, sức khỏe các tình nguyện viên hoàn toàn bình thường, không ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ hoặc biểu hiện khác thường nào.
Theo quy định, họ vẫn phải ở lại bệnh viện và cần tiếp tục được theo dõi y tế chặt chẽ trong thời gian 14 ngày tiếp theo. Cũng theo lời bà Volchikhina, vào ngày thứ 21 kể từ thời điểm tiêm vaccine lần đầu tiên, các tình nguyện viên sẽ trải qua lần tiêm bổ sung thứ hai. Phương pháp tiêm nhắc lại này sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cũng như kéo dài thời gian phát huy tác dụng của vaccine.
Nếu mọi việc diễn ra như dự kiến, Nga có thể bắt đầu quá trình sản xuất vaccine hàng loạt vào tháng 9/2020. Sau đó, việc tiêm phòng cho người dân sẽ được tổ chức trên toàn liên bang vào mùa thu tới. Dự kiến quá trình này có thể kéo dài tới 6 tháng.
Putin muốn hiến pháp cấm Nga giao đất cho nước ngoài
Tổng thống Vladimir Putin muốn sửa đổi hiến pháp để biến việc trao bất kỳ phần lãnh thổ nào cho một cường quốc nước ngoài trở thành bất hợp pháp, một đề xuất có thể gây khó chịu cho Nhật Bản và Ukraine - những nước có tranh chấp lãnh thổ với Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản ngày 29 tháng 6 năm 2019.
Việc sửa đổi là một trong những thay đổi hiến pháp do Putin đề xuất như là một phần của việc cải tổ hệ thống chính trị mà các nhà phê bình cho rằng để giúp ông kéo dài quyền lực sau khi rời Kremlin vào năm 2024.
Hôm qua (2/3), Tổng thống Putin, người đã lãnh đạo nước Nga trong hai thập kỷ, đã đệ trình đề xuất sửa đổi của mình lên quốc hội.
Nếu được thông qua, việc sửa đổi này sẽ khiến cho Tổng thống Putin hoặc bất kỳ người kế vị nào của ông ở Điện Kremlin không thể giao đất cho nước ngoài mà không thay đổi hiến pháp trước.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở Biển Đen từ Ukraine vào năm 2014. Nước này cũng đã xảy ra tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ với Nhật về quyền sở hữu một chuỗi đảo ở Thái Bình Dương mà Nga chiếm giữ của Nhật Bản từ cuối Thế chiến Thứ hai.
Nga đã tích hợp Crimea vào nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của mình, mặc dù bán đảo này vẫn được quốc tế công nhận rộng rãi là lãnh thổ Ukraine và các chính phủ phương Tây đã tuyên bố Moscow phải trả lại.
Các hành động của lãnh đạo có xu hướng chuyển nhượng một phần lãnh thổ của Nga hay khuyến khích các hành động đó là không trái luật - đề xuất hiến pháp của Putin nêu rõ.
Việc sửa đổi quy định này sẽ không ảnh hưởng đến việc phân định biên giới Nga với các quốc gia láng giềng.
Một đề xuất sửa đổi hiến pháp nữa là văn phòng tổng thống chỉ có thể được nắm giữ bởi một công dân Nga ở độ tuổi ít nhất 35, người không có quyền công dân, hoặc quyền cư trú chính thức ở bất kỳ quốc gia nào khác. Tuy nhiên, văn bản cũng đề xuất một ngoại lệ cho những công dân đến từ các quốc gia hoặc phần lãnh thổ của các quốc gia đã được sáp nhập vào Nga.
Trâm Anh (theo Reuters)
Theo congly.vn
Chiến sự Syria "tạm lắng" chờ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Nga Thổ Nhĩ Kỳ đang "rút bớt lửa" ở chiến trường Syria để tạo không khí thuận lợi cho chuyến thăm Nga của Tổng thống Erdogan. Sau những ngày cuối tuần chiến sự ác liệt, các cuộc giao tranh giữa chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib (Syria) đã tạm thời dịu lắng hơn, nhằm tạo bầu không khí thuận lợi...