Số ca mắc tăng cao, không chủ quan với dịch COVID-19
Những ngày gần đây, số ca mắc mới COVID-19 trên cả nước tăng đột biến, nhiều ngày vượt mốc 2.000 ca là vấn đề đáng lo ngại trong bối cảnh nguy cơ “dịch chồng dịch”.
Hiện dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại khi cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới, lây lan nhanh; số ca mắc mới cũng tăng vọt.
Những ngày gần đây, số ca nhập viện do COVID-19 có dấu hiệu tăng lên. (Ảnh: TTXVN)
Ca mắc tăng, ca nặng tăng theo
Nếu giai đoạn trước, số ca mắc mới theo ngày đã giảm xuống dưới 1.000 ca thì những ngày gần đây, con số này lại tăng cao đột biến; đặc biệt trong 4 ngày liên tiếp vừa qua, số ca mắc mới đã vượt mốc 2.000 ca/ngày.
Theo Bộ Y tế, so với tháng trước, số ca mắc COVID-19 tăng 22,4%, giảm 2 ca tử vong; hiện còn 6.388 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó có 675 ca đang điều trị tại bệnh viện; có 44 ca nặng phải thở oxy, bao gồm 3 ca thở máy.
Đặc biệt cùng với gia tăng số ca mắc mới, số ca COVID-19 nặng, phải nhập viện theo dõi, điều trị cũng tăng lên.
Đơn cử như tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), số ca mắc COVID-19 nhập viện có dấu hiệu tăng so với tuần trước đó. Bình quân trong tuần vừa qua, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận khoảng 6- 8 bệnh nhân nhập viện điều trị. Các bệnh nhân nặng đa số là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền; thường là những người đã tiêm 2- 3 mũi vaccine và trước đó chưa mắc COVID-19.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp trước đó đã mắc COVID-19 và đang mắc lại, phải nhập viện. Đa số các bệnh nhân đang điều trị tại đây là những bệnh nhân có bệnh nền cần phải theo dõi, chăm sóc y tế; trong đó, có một số bệnh nhân nặng phải thở máy, một số bệnh nhân phải thở máy xâm nhập, thở oxy dòng cao.
Video đang HOT
Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng có khoảng 100 bệnh nhân COVID-19, trong đó hơn 10 bệnh nhân thở máy. Số ca mắc COVID-19 phải nhập viện tại đây cũng có xu hướng tăng so với khoảng thời gian trước. Đa phần các bệnh nhân đều phải can thiệp thở máy, HFNC, thở oxy mask với liều lượng oxy cao.
Để xây dựng các phương án cho các tình huống dịch, các cơ sở điều trị người bệnh COVID-19 cũng đã có dự trù, chuẩn bị; thậm chí có thể tăng cường thêm các đơn nguyên điều trị; tăng cường thêm nhân lực, máy móc, vật tư, thuốc men để phòng tình trạng nếu có đợt bùng phát dịch mới cần phải mở rộng quy mô điều trị.
Theo Bộ Y tế, hiện trên thế giới, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron. Đặc biệt, các biến thể mới cũng liên tục biến đổi, đã xuất hiện các biến thể mới là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.
Việt Nam đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5; số ca mắc mới đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế; nhất là trong bối cảnh nguy cơ “dịch chồng dịch” khi nhiều dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát như: Sốt xuất huyết, cúm A… như hiện nay.
Chủ động, không chủ quan
Powered by GliaStudio
close
Trước tình hình diễn biến phức tạp của các dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19 đang có dấu hiệu bùng phát, theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, với quan điểm “phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở” cần tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại. Trong đó biện pháp quan trọng là tập trung đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho người dân.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 6/8, cả nước đã tiêm được tổng số 48.638.368 mũi nhắc lần 1 ( mũi 3) vaccine phòng COVID-19 (chiếm 74,0%). Hiện vẫn còn một số tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 thấp là: Quảng Nam (53,9%); Bình Định (55,7%); Khánh Hòa (54,6%); Đồng Nai (46,5%); Cần Thơ (53,1%)…
Với mũi tiêm nhắc lần 2 ( mũi 4), đến nay, cả nước đã tiêm được tổng số 10.594.168 mũi tiêm (54,5%) tăng 0,9%.
Với nhóm người từ 12- 17 tuổi, đến nay đã tiêm nhắc lại được 3.272.460 mũi (đạt 37,7%), tăng 0,5%.
Với nhóm trẻ từ 5- 11 tuổi, đã tiêm được tổng số 12.689.706 mũi.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, tiến độ tiêm chủng vaccien phòng COVID-19 đã có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây; cụ thể, trong nửa cuối tháng 7/2022, số liều vaccine được tiêm tăng 34% so với nửa đầu tháng 7/2022.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Đặc biệt, các địa phương hoàn thành việc tiêm cho trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022; đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho các nhóm đối tượng, nhất là các nhóm nguy cơ cao; xây dựng và ban hành kế hoạch tiêm vaccine năm 2023 và kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi.
Theo Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan, trong thời gian tới các Bộ, ngành và địa phương cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa, tập trung hơn nữa để chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trong phòng chống dịch.
Cụ thể, các địa phương, đơn vị tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Cùng với việc tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19; các đơn vị tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.
Đồng thời các đơn vị tiếp tục bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục kiện toàn lực lượng chống dịch, động viên, nâng cao chế độ đãi ngộ với các cán bộ y tế trên địa bàn, nhất là cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở, cán bộ y tế trong các cơ sở điều trị; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị.
Cùng với đó, việc tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh rất quan trọng. Việc tuyên truyền giúp nâng cao kiến thức người dân, ý thức bảo vệ sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh; nhất là tuyên truyền việc thực hiện 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) và tiêm vaccine; tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh.
Số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine
Thủ tướng yêu cầu Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt hệ thống y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, không để vaccine quá hạn.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn 4707/VPCP-KGVX ngày 27/7/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thông tin báo chí liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành.
Hiện nay, số ca mắc COVID-19 mới đang tăng trở lại; một số biến thể mới của chủng Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam; không ít địa phương đang còn nhiều vaccine đã được phân bổ nhưng tiêm chưa hết. Để khẩn trương khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu:
Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm Công điện số 664/CĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chỉ đạo quyết liệt hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở để quán triệt, bảo đảm nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, không để vaccine quá hạn; rà soát, thống kê nhu cầu vaccine của các địa phương từ nay đến hết Quý III năm 2022 để kịp thời phân bổ; chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan, làm tốt công tác truyền thông để nhân dân hiểu, tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn có tác dụng đối với hai biến chủng BA.4 và BA.5. (Ảnh minh họa)
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19; chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và pháp luật nếu để xảy ra tình trạng vaccine quá hạn.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 27/7 cho biết, số ca COVID-19 mới tăng lên 1.761 - cao hơn ngày trước đó 301 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.772.980 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.678 ca nhiễm).
Ngày 27/7, Sở Y tế Quảng Trị đăng ký bổ sung 911 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung thông tin.
Về tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19, trong ngày 26/7 có 381.067 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 243.393.284 liều.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cả nước còn tồn 21,5 triệu liều vaccine (tuyến tỉnh còn 5,6 triệu liều, khu vực còn 5 triệu liều, tuyến quốc gia còn 10,9 triệu liều), trong đó chủ yếu là vaccine Pfizer và Moderna, có 2,35 triệu liều Vero Cell hạn dùng tháng 10/2023. Hiện có 16/63 tỉnh chưa gửi đăng ký nhu cầu vaccine của 6 tháng cuối năm theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Số ca COVID-19 tăng, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương nhiều bệnh nhân nặng, thở máy BV Bệnh nhiệt đới Trung ương ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng, có ca phải thở máy trong bối cảnh số người mắc COVID-19 gia tăng trong hai tuần gần đây. Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội đang điều trị cho 25 bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch....