Số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt, CH Séc gia hạn tình trạng khẩn cấp
Ngày 23/12, Chính phủ Séc đã gia hạn tình trạng khẩn cấp và thông báo các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, trong đó có quy định đóng cửa các cửa hàng, do số ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt đầu tăng vọt trở lại.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Motol, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Y tế Jan Blatny cho biết CH Séc sẽ nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên cấp cao nhất. Theo đó, các cửa hàng kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa và chỉ được phép tập trung tối đa 2 người ở nơi công cộng, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm từ 21h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 27/12 và kéo dài ít nhất đến ngày 10/1/2021.
Trong khi đó, tình trạng khẩn cấp, công cụ pháp lý cho phép chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế và mua sắm thiết bị y tế mà không phải thông qua đấu thầu, sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 22/1/2021.
Ông Blatny hy vọng việc thắt chặt các biện pháp hạn chế trên sẽ giúp số ca nhiễm mới theo ngày tại Séc duy trì ở mức 11.000 ca/ngày cho đến khi con số này bắt đầu giảm xuống.
Séc đã trải qua thời kỳ đỉnh dịch hồi tháng 10, khiến tỷ lệ tử vong trong một ngày do COVID-19 tính theo đầu người tại nước này ở mức cao nhất châu Âu trong vòng vài tuần vào tháng 10 – 11 vừa qua. Kể từ đó, Séc đã nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh.
Video đang HOT
Tuần trước, Chính phủ Séc đã yêu cầu đóng cửa các nhà hàng, quán bar, bảo tàng và trung tâm triển lãm, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm từ 23h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau.
Ngày 22/12, Séc ghi nhận 10.821 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ ngày 6/11. Hiện tổng số ca mắc bệnh tại Séc tăng lên gần 650.000 ca, trong đó trên 10.600 ca tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này hồi tháng 3.
* Tại Ai Cập, Thủ tướng Mostafa Madbouli ngày 23/12 tuyên bố nước này cấm tổ chức tất cả các hoạt động đón mừng Năm mới để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Số ca nhiễm mới theo ngày tại Ai Cập vẫn tiếp tục tăng trong những tuần gần đây, hiện tổng số ca bệnh tại quốc gia đông dân nhất thế giới Arab này đã tăng lên hơn 127.000 ca, trong đó trên 7.100 ca tử vong.
* Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 23/12 đưa tin China Southern Airlines, hãng hàng không lớn nhất nước này tính về số lượng hành khách, sẽ tạm ngừng các chuyến bay đến và đi từ London (Anh) từ ngày 24/12 – 7/1/2021. Hãng China Southern Airlines đang khai thác 1 chuyến bay/tuần giữa Quảng Châu – London.
* Các quốc gia Baltic như Litva, Latvia và Estonia sẽ triển khai hoạt động chung hồi hương công dân của các nước này rời Anh vào ngày 28/12 tới sau khi đình chỉ các chuyến bay từ Anh. Theo Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis, ba nước sẽ chia đều 150 ghế trên máy bay cho công dân của ba quốc gia, trong đó ưu tiên những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc lý do gia đình khẩn cấp như tang lễ.
* Chính phủ Bulgaria ngày 23/12 cũng cho biết nước này sẽ cho phép các chuyến bay từ Anh hoạt động từ 10h GMT cùng ngày (17h giờ Việt Nam) để giúp những người Bulgaria muốn trở về nước. Trước đó, quốc gia Balkan này đã đóng cửa biên giới trên không, trên bộ và trên biển đối với những người đến từ Anh từ ngày 20/12 nhằm ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan. Theo Chính phủ Bulgaria, những người đến từ Anh sẽ phải tiến hành xét nghiệm và thực hiện cách ly 10 ngày sau khi đến.
Thế giới ghi nhận trên 77,2 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22 giờ ngày 21/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 77.274.430 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.701.797 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục hiện nay là 54.208.760 người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch với 18.267.579 ca nhiễm và 324.869 ca tử vong. Đứng thứ hai trên thế giới là Ấn Độ với 10.056.248 ca nhiễm và 145.843 ca tử vong. Tuy nhiên, với số ca nhiễm theo ngày hiện chỉ ở mức 30.000-40.000 ca/ngày, quốc gia Nam Á này được coi là đang khống chế tốt dịch COVID-19. Đứng thứ ba thế giới là Brazil với 7.238.600 ca nhiễm và 186.773 ca tử vong.
Tại châu Âu, sau khi Anh phát hiện một biến thể mới VUI-2020/12/01 của virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng gốc, đến nay ngoài những trường hợp phát hiện ở Anh, Đan Mạch ghi nhận 9 ca, Italy 1 ca, Hà Lan 1 ca và Australia 2 ca mắc biến thể mới VUI-2020/12/01. Trong bối cảnh biến thể thể mới VUI-2020/12/01 của virus SARS-CoV-2 diễn biến ngày càng phức tạp, hàng loạt các nước châu Âu, châu Á đồng loạt tuyên bố đóng cửa biên giới và cấm bay đến và từ nước Vương quốc Anh.
Trong khi đó, tại châu Á, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh liên quan tới biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiện các nước chưa có kế hoạch gấp rút hủy các chuyến bay đến và đi từ "đảo quốc sương mù".
Trong thông báo ngày 21/12, Hàn Quốc cho biết nước này đang xem xét các biện pháp phòng ngừa đối với các chuyến bay đến từ Anh và sẽ tiến hành xét nghiệm hai lần đối với hành khách nhập cảnh từ Anh trước khi họ hoàn thành cách ly. Hiện Hàn Quốc áp dụng quy định bắt buộc cách ly 14 ngày đối với tất cả hành khách nhập cảnh từ nước ngoài.
Tại Nhật Bản - vốn đã cấm hành khách đến từ Anh nhập cảnh, khẳng định sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với các quốc gia khác cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để theo dõi cách thức lây lan của virus biến thể này.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Ấn Độ, truyền thông đưa tin một ủy ban chính phủ nước này phụ trách giám sát đại dịch COVID-19 đã nhóm họp trong ngày 21/12 để thảo luận về biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Song chưa rõ khi nào Ấn Độ sẽ tạm dừng đình các chuyến bay đến từ Anh. Hiện Anh là một trong số 23 quốc gia mà Ấn Độ ký thỏa thuận "bong bóng du lịch", cho phép hành khách giữa hai nước đi lại bằng đường hàng không mà không bị cách ly y tế.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nỗ lực triển khai vaccine phòng COVID-19 đang được đẩy nhạn tại nhiều nước. Ngày 21/12, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã tiến hành đánh giá vaccine phòng COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp phát triển, trước khi bắt đầu tiêm phòng trên toàn châu Âu trong vòng một tuần tới.
Nếu được EMA cấp phép, vaccine này còn cần được Ủy ban châu Âu (EC) thông qua, dự kiến vào ngày 23/12. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã ấn định thời điểm bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 trên toàn châu Âu ngay sau lễ Giáng sinh, trong khoảng từ ngày 27-29/12. Theo đó, các sinh viên y khoa, bác sĩ về hưu, dược sĩ và binh sĩ sẽ được huy động tham gia vào chương trình tiêm chủng quy mô chưa từng có này. Chương trình sẽ được thực hiện theo giai đoạn, trong đó các nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão là nhóm đối tượng được ưu tiên đầu tiên. Dự kiến nhanh nhất cũng phải đến cuối quý I/2021, chương trình này mới được triển khai rộng khắp đến cộng động.
Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine, EU đã chấp nhận mức giá 15,5 euro (18,9 USD) cho mỗi liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Theo một tài liệu nội bộ của EU, mức giá trên được đưa ra cho hợp đồng cung ứng 300 triệu liều vaccine và thấp hơn mức 19,5 USD/liều mà Mỹ đồng ý trả cho lô 100 triệu liều vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech.
Một thông tin khiến nhiều người lo ngại là Trung Quốc thông báo ghi nhận virus SARS-CoV-2 trên các mẫu bao bì nhập khẩu. Theo đó, giới chức y tế Trung Quốc thông báo các mẫu thu được trên bao bì của sản phẩm thịt bò đông lạnh nhập khẩu tại huyện Trung Mưu, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Cơ quan phòng, chống dịch bệnh thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, cho biết lô thịt bò, có bao bì nhiễm virus SARS-CoV-2, được nhập khẩu từ Argentina và vận chuyển đến huyện Trung Mưu hôm 19/12. Cơ quan này cũng cho biết thêm một mẫu khác được lấy từ một container hàng cũng cho kết quả tương tự.
Hiện các sản phẩm này chưa được phân phối ra thị trường và đã được niêm phong. Các cơ sở lưu trữ, phương tiện liên quan và môi trường xung quanh đã được khử trùng. Nhà chức trách cũng đã bắt đầu điều tra dịch tễ học.
Ông chủ gốc Việt của hơn 60 nhà hàng ở Mỹ qua đời vì Covid-19 Ông Lê Văn Lộc, chủ của chuỗi hơn 60 nhà hàng Jimmy's Egg, qua đời ở tuổi 75 do những biến chứng liên quan tới Covid-19. Ông Lộc qua đời hôm 10/12 và được an táng 17/12 tại nghĩa trang Rose Hill ở thành phố Oklahoma, bang Oklahoma. Trong khi đó, vợ ông, bà Kim, vẫn điều trị Covid-19 trong bệnh viện và...