Số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc trở lại mức hơn 1.000 ca/ngày
Số bệnh nhân mắc mới COVID-19 theo ngày tại Hàn Quốc đã tăng trở lại ở mức trên 1.000 ca/ngày do số ca nhiễm mới tại nhà tù ở Seoul và nhà dưỡng lão trên cả nước tăng vọt, trong khi các ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng tiếp tục tăng.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (KDCA), ngày 4/1, Hàn Quốc ghi nhận 1.020 ca nhiễm mới, trong đó 985 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 64.264 ca. Con số trên cao hơn nhiều so với số ca nhiễm mới ghi nhận trong hai ngày cuối tuần vừa qua (với lần lượt là 824 ca và 657 ca), trong đó nguyên nhân chủ yếu là do số ca xét nghiệm ít hơn trong những ngày nghỉ lễ Năm mới. Số ca mắc mới theo ngày trung bình trong tuần qua ở mức 941 ca/ngày.
Trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, thủ đô Seoul có 324 ca, tỉnh Gyeonggi – 260 ca, tỉnh Incheon – 101 ca.
Liên quan đến ổ dịch tại nhà tù ở phía Đông Seoul, tổng số ca bệnh tại đây đã tăng lên 1.084 ca sau khi có thêm 126 ca nhiễm mới. Trong khi đó, một nhà dưỡng lão và một trung tâm dành cho người khuyết tật ở thủ đô Seoul cũng như một trung tâm hậu cần ở Icheon, cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam, cũng báo cáo thêm nhiều ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh tại những ổ dịch này đến nay lên gần 400 ca.
Ngoài ra, trong vòng 24 giờ qua, Hàn Quốc có thêm 19 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 981 người.
Video đang HOT
Để kiềm chế dịch bệnh lây lan, ngày 2/1, giới chức y tế Hàn Quốc đã gia hạn quy định giãn cách xã hội cấp độ 2,5 trong thang bậc gồm 5 cấp (mức 3 là cao nhất) đối với khu vực Seoul và vùng phụ cận, nơi chiếm một nửa dân số cả nước. Các khu vực khác được áp dụng mức giãn cách cấp độ 2. Quy định này sẽ có hiệu lực đến ngày 17/1 tới. Hàn Quốc cũng cấm các sự kiện tập trung đông người từ 4 người trở lên, vốn được áp dụng ở khu vực Seoul và vùng phụ cận, đối với những khu vực còn lại trên cả nước.
* Tại Triều Tiên, ngày 4/1, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã kêu gọi tăng cường chiến dịch chống đại dịch COVID-19 trên toàn quốc.
Kiểm tra y tế phòng lây nhiễm COVID-19 tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo trên nhấn mạnh trong năm nay, Triều Tiên cần ưu tiên tăng cường công tác ngăn ngừa dịch bệnh khẩn cấp. Tờ báo này kêu gọi: “Tất cả mọi người cần phối hợp cùng nhau với tinh thần đoàn kết nhằm nâng cao ý thức cách mạng trên mọi mặt trận phát triển chủ nghĩa xã hội trong năm nay khi mà Đại hội lần thứ VIII (của Đảng Lao động Triều Tiên) được tổ chức”.
Trước đó, Triều Tiên thông báo sẽ tổ chức Đại hội lần thứ VIII của Đảng Lao động Triều Tiên vào đầu tháng 1 này, nhưng không nêu rõ thời gian cụ thể. Truyền thông nhà nước cũng đưa tin các đại biểu tham dự đại hội đã tập trung ở Bình Nhưỡng cho thấy nhiều khả năng đại hội sắp diễn ra, có thể trong tuần này với lễ khai mạc vào ngày 4/1. Đại hội dự kiến sẽ thảo luận và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm mới.
Tháng 8/2020, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết kế hoạch phát triển 5 năm hiện nay đã không thể hoàn thành vì nhiều thách thức ở cả trong và ngoài nước.
Nhật phản đối Hàn Quốc tham gia G7
Nhật Bản không ủng hộ Hàn Quốc trở thành thành viên G7 vì các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên.
Tokyo đã nói với Washington về việc họ phản đối ý tưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Hàn Quốc trở thành thành viên G7, các nguồn tin ngoại giao cho biết. Động thái trên được đánh giá sẽ khiến mối quan hệ Nhật - Hàn vốn đã băng giá tiếp tục xấu đi.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Osaka hồi tháng 6 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Thông điệp Tokyo không ủng hộ Seoul trở thành thành viên G7 được một quan chức cấp cao Nhật Bản chuyển đi ngay sau khi Tổng thống Trump hồi cuối tháng 5 đưa ra ý tưởng mời Australia, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc dự hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Các nguồn tin ngoại giao cho hay quan chức Nhật Bản đã nhận được câu trả lời từ phía Mỹ rằng quyết định cuối cùng về vấn đề trên phụ thuộc hoàn toàn ở Tổng thống Trump.
Theo giới quan sát, thông tin Nhật Bản phản đối Hàn Quốc tham gia G7 chắc chắn sẽ khiến nước này giận dữ bởi Seoul đã hoan nghênh đề xuất từ Tổng thống Mỹ.
Trong một chương trình phát sóng trên truyền hình ngày 28/6, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã nhắc lại quan điểm phản đối đề xuất của Tổng thống Trump. "Điều quan trọng là phải giữ khuôn khổ G7 như nó vốn có. Tôi tin đây là sự đồng thuận chung", ông nói.
Đối với Nhật Bản, việc Hàn Quốc tham gia nhóm sẽ khiến họ đánh mất vị thế là quốc gia châu Á duy nhất trong G7. Trump trong khi đó nói muốn mở rộng G7 vì tin rằng số thành viên hiện nay của nhóm không hoàn toàn đại diện cho tình hình toàn cầu và khuôn khổ này đã "rất lạc hậu".
Trump từng nói với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc điện đàm hồi đầu tháng rằng ông có thể mời cả Brazil và nhóm mở rộng sẽ được đặt tên là "G11" hoặc "G12", theo văn phòng tổng thống Hàn Quốc.
Theo các nguồn tin ngoại giao, quan chức cấp cao Nhật cho hay Tokyo phản đối đề xuất là vì chính quyền Tổng thống Moon có chính sách thân Trung Quốc, nên không phù hợp với cách tiếp cận hiện nay của Tổng thống Trump đối với Bắc Kinh. Chính quyền Tổng thống Moon cũng đang nỗ lực hàn gắn quan hệ liên Triều, trong khi Trump không từ bỏ lập trường duy trì trừng phạt Bình Nhưỡng vì vấn đề hạt nhân.
Nhật - Hàn khó soán 'ngai vàng tài chính' từ Hong Kong Nhật và Hàn Quốc nỗ lực thu hút các công ty rời Hong Kong vì lo ngại luật an ninh, nhưng môi trường kinh doanh của họ còn nhiều hạn chế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ngày 28/6 dự kiến bắt đầu phiên họp ba ngày để thảo luận thêm về luật an ninh Hong Kong, đạo luật nhắm tới...