Số ca mắc Covid-19 toàn cầu gia tăng trong 4 ngày qua
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, trong 4 ngày qua, mỗi ngày số ca mắc Covid-19 đều gia tăng khắp thế giới.
Nhân viên y tế Australia khử trùng.
Theo thống kê của WHO, tính đến hôm qua (12/10), thế giới có 37,4 ca mắc Covid-19 và hơn 307.403 ca mới được báo cáo trong ngày.
“Chúng ta đang chứng kiến số ca mắc Covid-19 ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu và châu Mỹ. Mỗi ngày trong 4 ngày qua có số ca mắc cao nhất được báo cáo” – ông Tedros nói tại một cuộc họp báo.
Theo giám đốc WHO, một số thành phố báo cáo số ca nhập viện gia tăng. Đồng thời, “với mỗi quốc gia đang trải qua sự gia tăng số ca mắc, lại có nhiều nước khác ngăn chặn hoặc kiểm soát thành công sự lây truyền của bệnh dịch bằng các biện pháp đã được chứng minh” – ông nói.
Ông Tedros khuyến cáo nên thận trọng với ý tưởng về khả năng miễn dịch cộng đồng: “Chưa bao giờ trong lịch sử y tế cộng đồng, miễn dịch cộng đồng được sử dụng như một chiến lược để ứng phó với sự bùng phát, chưa nói tới đại dịch. Nó có vấn đề về mặt khoa học và đạo đức”. Người đứng đầu WHO cho rằng các nhà khoa học chưa biết hết sức mạnh, thời gian và các đặc điểm khác của phản ứng miễn dịch Covid-19.
Trong một diễn biến khác, nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm thứ 2 rằng tổng cộng hơn 180 quốc gia đã tham gia Cơ sở Tiếp cận vaccine Covid-19 toàn cầu do WHO đứng đầu, đảm bảo quyền tiếp cận vaccine bình đẳng trên thế giới.
“Ngày 9/10 là thời hạn để các quốc gia đưa ra cam kết và cuối tuần qua, chúng ta đã có hơn 180 quốc gia cam kết sáng kiến COVAX. Trong đó, bao gồm các quốc gia tự tài trợ và quốc gia mới nhất tham gia là Trung Quốc” – Nhà khoa học Swaminathan nói.
Tuần trước, ông Tedros thông báo Trung Quốc sắp tham gia sáng kiến trên cùng với Hàn Quốc và đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương.
Video đang HOT
COVAX là một phần của của Chương trình Tiếp cận công cụ Covid-19 dưới sự bảo trợ của WHO nhằm tập hợp các nhà phát triển vaccine từ các quốc gia khác nhau với mục tiêu chung là sản xuất vaccine Covid-19 an toàn.
WHO tin rằng một vaccine chống Covid-19 sẽ có mặt sớm nhất vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Các quốc gia đã phát triển hàng chục vaccine kể từ khi đại dịch bắt đầu nhưng chưa có vaccine nào qua được giai đoạn 3 mà WHO phê chuẩn. Nhiều vaccine dự kiến sẽ đăng ký với WHO vào cuối năm nay.
COVID-19 'nóng lên' ở Đông Nam Á, Việt Nam tăng người phải cách ly y tế
Tại châu Á, tình hình dịch COVID-19 cũng đang nóng lên tại nhiều nước Đông Nam Á với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày. Tại Việt Nam, số người đang cách ly là 15.887 người, tăng hơn so với ngày hôm qua.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: TS- BS Lương Quốc Chính
Tính đến 9h ngày 11/10: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca tại 15 tỉnh, thành phố gồm: Đà Nẵng (389), Quảng Nam (96), Hải Dương (16), Hà Nội (11), TP. Hồ Chí Minh (08), Quảng Trị (07), Bắc Giang (06), Quảng Ngãi (05), Lạng Sơn (04), Đắk Lắk (03), Đồng Nai (02), Thái Bình (01), Hà Nam (01), Thanh Hóa (01) và Khánh Hòa (01). Đến nay, các ổ dịch đã được kiểm soát ở tất cả các địa phương ghi nhận ca bệnh.
- Tính từ 18h ngày 10/10 đến 9h ngày 11/10: 0 ca mắc mới.
Đến hôm nay Việt Nam đã bước sang ngày thứ 39 không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.
Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 54 ngày,
Tại TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã 71 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 15.887, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 281
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.022
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.584.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.024 bệnh nhân/1.107 bệnh nhân COVID-19.
Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 5 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 5 ca, số ca âm tính lần 3 là 10 ca.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01). Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Châu Âu đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 mới
Trên thế giới, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Châu Âu lại đối mặt với đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mại trở lại ở các nước thành viên. Với số ca mắc mới tăng vọt mấy ngày gần đây, nguy cơ tâm dịch COVID-19 quay lại châu Âu đang ngày càng rõ.
Đến 9h sáng ngày 11/10, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers toàn cầu ghi nhận gần 1,07 triệu người chết trong hơn 37,4 triệu người đã nhiễm nCoV, WHO bày tỏ lo ngại về tình hình châu Âu.
214 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 37.451.466 ca nhiễm và 1.077.226 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 345.237 và 5.026 ca sau 24 giờ, trong khi 28.094.511 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.942.017 ca nhiễm và 219.244 người chết, tăng lần lượt 47.388 và 579 ca so với một ngày trước đó.Khảo sát do Reuters và Ipsos tiến hành ngày 6-8/10 cho thấy người dân Mỹ đang dần mất niềm tin vào cách chính quyền Tổng thống Donald Trump ứng phó đại dịch, khi chỉ có 37% người được hỏi ủng hộ các biện pháp của chính phủ, trong khi 59% người phản đối.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 74.535 ca nhiễm và 921 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì COVID-19-19 lên lần lượt 7.051.543 và 108.371. COVID-19 ban đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phố lớn bao gồm trung tâm tài chính Mumbai và thủ đô New Delhi, nhưng sau đó đã lây lan đến các vùng nông thôn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém. Thủ tướng Narendra Modi tiếp tục kêu gọi mọi người tiếp tục đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà.
Trong khi đó, Tây Ban Nha - quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao thứ hai ở châu Âu (sau Nga), đã ban bố lệnh tình trạng khẩn tại vùng thủ đô Madrid trong 15 ngày (tính từ ngày 9/10) nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Tại châu Á, tình hình dịch COVID-19 cũng đang nóng lên tại nhiều nước Đông Nam Á với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày, trong khi Nepal đã trở thành nước có số ca bệnh mỗi ngày cao thứ hai tại Nam Á.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 336.926 ca nhiễm và 6.238 ca tử vong, tăng lần lượt 2.249 và 87 ca. Philippines áp các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh đến ngày 31/10. Các thành viên nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ cho biết họ không thể lơ là, dù muốn thúc đẩy nền kinh tế.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 328.952 nhiễm, tăng 4.294 so với hôm trước, trong đó 11.765 người chết, tăng 88 ca. Indonesia là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh mới và số ca tử vong mới cao nhất khu vực. Indonesia cũng dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các quốc gia khác.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 27 người chết và 57.866 người nhiễm, tăng 7 ca. Họ đang đưa ra các chương trình thí điểm đi lại và kích cầu kinh tế sau khi đã kiềm chế được dịch.
WHO kêu gọi các nước tăng cường biện pháp ứng phó đại dịch Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng tại nhiều quốc gia. Phát biểu trước báo giới, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thế giới hiện ghi nhận trung bình 2...