Số ca mắc COVID-19 toàn cầu gần chạm mốc 125 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 24/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 124.974.840 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.749.081 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 100.948.093 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rio De Janeiro, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 30.641.415 ca nhiễm, trong đó có 556.924 ca tử vong. Tiếp đó là Brazil với 12.136.615 ca nhiễm và 298.843 ca tử vong. Đứng thứ ba là Ấn Độ với 160.521 ca tử vong trong số 11.742.567 ca nhiễm.
Tại Mỹ Latinh, Colombia sẽ áp đặt các biện pháp mới hạn chế người dân đi lại tại các thành phố có nhiều bệnh nhân COVID-19 thể nặng. Cụ thể, trong các khoảng thời gian từ 26 – 29/3 và từ 31/3 – 5/4 tới, người dân sẽ bị hạn chế về thời gian vào siêu thị, ngân hàng và trung tâm mua sắm căn cứ vào số thẻ căn cước. Trong thời gian trên, người dân cũng sẽ bị hạn chế đi lại từ 20h tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Quy định này áp dụng tại tất cả các thành phố có tỷ lệ sử dụng số giường bệnh tại các khu chăm sóc đặc biệt (ICU) lên tới hơn 70%. Ngoài ra, lệnh giới nghiêm từ nửa đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau được áp dụng tại những thành phố có tỷ lệ này vượt 50%. Chính phủ Colombia nhấn mạnh biện pháp phòng ngừa trên là cần thiết để tránh nguy cơ làn sóng thứ ba chạm đến đỉnh dịch trong vài tuần tới, hoặc vào tháng 4 hay tháng 5 tới.
Trong khi đó, Chính phủ Cuba kỳ vọng đến tháng 8 tới, trên 6 triệu người, chiếm 50% dân số nước này sẽ được tiêm chủng với các loại vaccine ngừa COVID-19 bào chế trong nước. Hiện Cuba đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với hai loại vaccine do nước này bào chế là Soberana 2 và Abdala với các tình nguyện viên tại thủ đô La Habana và một số tỉnh miền Đông như Santiago de Cuba, Guantanamo và Granma. Nếu thành công, đây sẽ là hai vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được bào chế tại khu vực Mỹ Latinh. Cuba đặt mục tiêu đến cuối năm nay sẽ tiêm chủng cho tất cả người dân.
Tại châu Âu, Ba Lan đã ghi nhận 29.978 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, mức kỷ lục tính theo ngày trong bối cảnh chính phủ sẵn sàng áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhằm ngặn làn sóng dịch thứ ba đang xấu đi. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều khả năng chính phủ sẽ áp đặt thêm các hạn chế mới trước thềm lễ Phục sinh.
Na Uy tuyên bố sẽ áp đặt thêm các biện pháp nghiêm ngặt hơn từ ngày 25/3 – 12/4 để phòng dịch COVID-19. Theo đó, chính phủ sẽ tạm cấm các nhà hàng và quán bar bán rượu, bia. Các phòng tập thể dục và bể bơi công cộng phải đóng cửa. Các gia đình chỉ được phép tiếp tối đa 2 khách. Chính phủ cũng yêu cầu mọi người tăng giãn cách xã hội từ 1 lên 2 mét. Người nước ngoài đến Na Uy hoặc người Na Uy về nước không phải với lý do cấp thiết sẽ phải cách ly 10 ngày tại khách sạn được chỉ định, thay vì 3 ngày nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 như quy định hiện nay.
Video đang HOT
Nhà chức trách Na Uy buộc phải siết chặt các biện pháp phòng dịch trước kỳ nghỉ Lễ phục sinh vào tháng 4 tới để hạn chế mọi người đi lại và gặp gỡ vào dịp này, tránh dịch bệnh lây lan. Dù là nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất tại châu Âu, song Na Uy hiện ghi nhận số ca mắc gia tăng do biến thể mới của virus có nguồn gốc từ Anh có khả năng lây lan mạnh hơn.
Hà Lan thông báo sẽ gia hạn các biện pháp hạn chế để phòng dịch đến ngày 20/4 tới do số ca mắc gia tăng. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm ban đêm sẽ được rút ngắn, theo đó bắt đầu từ 22h, thay vì 21h, tối hôm trước và kéo dài đến 4h30 sáng hôm sau. Các biện pháp phòng dịch hiện nay tại Hà Lan theo dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 30/3 tới. Tuy nhiên, Chính phủ Hà Lan cho rằng không thể dỡ bỏ những hạn chế hiện nay khi số ca mắc lại tăng và thêm nhiều người phải nhập viện.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố ở thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Còn Bỉ thông báo sẽ đóng cửa trường học, các cửa hàng bán đồ không thiết yếu và tiệm cắt tóc trong 4 tuần, bắt đầu từ ngày 27/3 trong khuôn khổ lệnh phong tỏa chặt chẽ mới được nối lại nhằm kiềm chế làn sóng dịch COVID-19 thứ ba đang gia tăng ở nước này. Lệnh phong tỏa yêu cầu các trường học sẽ đóng cửa từ ngày 29/3, sớm hơn 1 tuần so với kế hoạch trước kỳ nghỉ lễ Phục Sinh, và mở cửa trở lại vào ngày 19/4.
Người dân Bỉ chỉ có thể đến các cửa hàng bán đồ không thiết yếu như cửa hàng bán quần áo nếu có
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 22/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
hẹn trước và lệnh giới nghiêm buổi tối vẫn có hiệu lực từ 22h ở Brussels và từ nửa đêm ở những nơi khác. Theo quy định mới, số lượng tối đa số người được phép tụ tập ở nơi công cộng sẽ giảm từ 10 người hiện nay xuống còn 4 người. Tuy nhiên, người dân Bỉ vẫn được phép đi du lịch trên toàn quốc.
Pháp, nước láng giềng của Bỉ, sẽ bổ sung 3 vùng là Rhone, Aube và Nievre vào danh sách các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, cần theo dõi sát sao và sẽ cần áp đặt các biện pháp hạn chế trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang xấu đi trên toàn nước Pháp.
Trong khi đó, Thụy Điển thông báo từ ngày 31/3 tới, sẽ ngừng việc cấm những người đến từ Na Uy và Đan Mạch nhập cảnh. Tuy nhiên, tất cả những người nhập cảnh Thụy Điển vẫn cần trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tại châu Á, người dân ở thủ đô Phnom Penh và 4 tỉnh Preah Sihanouk, Kandal, Prey Veng và Siem Reap của Campuchia bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng trong bối cảnh những khu vực này được xác định là có nguy cơ lây nhiễm cao. Campuchia hiện đang trong làn sóng dịch bệnh thứ ba, bắt đầu từ ngày 20/2.
Trong khi đó, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản và 3 tỉnh lân cận đã quyết định kéo dài việc yêu cầu các cơ sở kinh doanh rút ngắn giờ hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh gia tăng trở lại tại vùng thủ đô.
Trong cuộc họp trực tuyến, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike và thống đốc các tỉnh Chiba, Kanagawa và Saitama đã nhất trí yêu cầu các cơ sở kinh doanh như nhà hàng thực hiện đến ngày 21/4 quy định phải đóng cửa từ lúc 21h, đồng thời cam kết phối hợp nhằm ngăn chặn số ca nhiễm tăng trở lại. Các thống đốc cũng tiếp tục yêu cầu các nhà hàng không phục vụ rượu sau 20h cũng như duy trì mức trợ cấp 40.000 yen (360 USD)/ngày cho các nhà hàng và quán bar tuân thủ các quy định trên.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Còn Singapore sẽ mở rộng diện tiêm chủng cho những người dưới 60 tuổi bắt đầu từ ngày 24/3 nhờ những tiến triển tích cực trong chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi và các lực lượng tiền tuyến. Cụ thể, những người dưới 60 tuổi có thể đăng ký tiêm chủng trực tiếp trên trang vaccine.gov.sg, sau đó sẽ nhận được tin nhắn và đường link qua điện thoại để đặt lịch tiêm chủng. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi 45-59 tuổi sẽ được ưu tiên tiêm chủng trước.
Tính đến hết ngày 24/3, Singapore đã tiêm hơn 1,1 triệu liều vaccine. Trong tuần qua, bình quân mỗi ngày có 40.000 liều vaccine được tiêm. Đã có gần 800.000 người đã được tiêm ít nhất một mũi, trong đó khoảng 310.000 người đã được tiêm mũi thứ hai.
Trong khi đó, chính quyền bang New South Wales (NSW) của Australia cho biết sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, với điều kiện tình hình sẽ trở lại gần như trước đại dịch. Quyết định tiếp tục nới lỏng hạn chế dự kiến có hiệu lực từ ngày 29/3. Theo đó, nhà chức trách cho phép các sân vận động và rạp hát hoạt động bình thường, dỡ bỏ các hạn chế hoạt động trong các quán rượu và hộp đêm. Bang NSW cũng sẽ bỏ hạn chế số người được phép tham dự đám cưới và đám tang cũng như số khách đến nhà riêng. Quy định đeo khẩu trang khi đi các phương tiện công cộng sẽ chuyển từ bắt buộc sang khuyến cáo.
Campuchia đón dòng dầu khí khai thác đầu tiên trên biển
Campuchia đang tận dụng cơ hội nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại châu Á gia tăng để thúc đẩy hoạt động khai thác dầu khí đầu tiên ở nước này - trang tin Oilprice cho biết.
Hoạt động khai thác dầu khí trên vịnh Thái Lan.
Kế hoạch của Chính phủ Campuchia là khai thác dầu tại các mỏ ở vịnh Thái Lan thông qua một liên doanh với tập đoàn năng lượng KrisEnery của Singapore, một dự án đã từng bị trì hoãn nhiều năm.
Tin vui được Thủ tướng Hun Sen thông báo trên tài khoản mạng xã hội của ông. "Năm 2021 đang đến và đất nước chúng ta vừa nhận được một món quà lớn: Dòng dầu khí đầu tiên được khai thác trong lãnh thổ. Những lợi ích chủ chốt bao gồm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, lợi ích kinh tế từ việc đa dạng hóa ngành dầu khí, nâng cao năng lực nhà nước ở trong ngành dầu khí", ông Hun Sen thông báo khi liên doanh đón dòng dầu khí đầu tiên trước thời điểm đón năm mới.
Ý tưởng lập liên doanh lần đầu tiên được nêu ra vào năm 2017, khi KrisEnergy và chính phủ Campuchia ký thỏa thuận thăm dò, phát triển dầu khí tại một khu vực rộng 3.083 km2, có tên gọi "Lô A" ở bồn địa vịnh Thái Lan. Phía Campuchia hy vọng, dự án này sẽ tạo ra nguồn thu khoảng 500 triệu USD trong giai đoạn đầu, với sản lượng ban đầu khoảng 7.500 thùng/ngày.
Tiềm năng dầu khí tại khu vực này lần đầu tiên được hãng Chevron phát hiện vào năm 2004. Tuy nhiên, gã khổng lồ trong ngành dầu khí của Mỹ đã không thể ký được hợp đồng khai thác với chính phủ Campuchia. Đến năm 2014, KrisEnergy mua lại cổ phần của Chevron tại Lô A với giá 65 triệu USD.
Chương trình khoan thăm dò dự kiến hoàn tất vào tháng 2/2021. Việc thăm dò, khai thác dầu ở Lô A sẽ được thực hiện theo giai đoạn, để thu thập và đánh giá dữ liệu nhằm trung hòa các nguy cơ rủi ro.
Từng là điểm sáng chống COVID-19, vì sao châu Á tụt hậu trong chiến dịch vaccine? Israel, Anh và Mỹ đang nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc chiến chống COVID. Nhưng tại châu Á, những vấn đề liên quan đến nguồn cung cùng hoài nghi về vaccine đang khiến chiến dịch tiêm chủng ở khu vực tiến triển chậm chạp. Nhân viên y tế và xe cứu thương được huy động để chuyển bệnh nhân COVID-19...