Số ca mắc COVID-19 tiếp tục xu hướng giảm tại Malaysia và Israel
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia ngày 25/10 thông báo đã ghi nhận thêm 4.782 ca mắc COVID-19 mới và đây là số ca nhiễm bệnh trong ngày thấp nhất trong 4 tháng gần đây.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 theo ngày đạt kỷ lục hôm 26/8 với 24.599 trường hợp, số ca nhiễm mới tại Malaysia có xu hướng giảm dần từ mức 5 con số và duy trì ở mức 4 con số bắt đầu từ ngày 3/10.
Tính đến chiều 25/10, Malaysia đã ghi nhận tổng số 2.436.498 ca mắc COVID-19, trong đó có 28.400 bệnh nhân không qua khỏi.
* Tại Israel, lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8, số ca mắc COVID-19 nghiêm trọng đã giảm xuống dưới 300 ca, trong khi tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính cũng giảm xuống dưới 1%.
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn thông báo của Bộ Y tế Israel ngày 25/10 cho biết, số ca COVID-19 nặng tại nước này đã giảm còn 284 ca, so với trung bình trên 700 ca trong tháng trước. Tính đến ngày 24/10, tại Israel có trên 11.970 ca mắc COVID-19 đang điều trị, trong đó chỉ có 414 ca phải nhập viện. Trong ngày cũng chỉ có 330 ca xét nghiệm cho kết quả dương tính, với tỷ lệ 0,97%, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7.
Tính đến ngày 24/10 đã có gần 67% dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó 42% tiêm mũi thứ ba.
Tại cuộc họp Nội các tối 24/10, Thủ tướng Naftali Bennett nhận định Israel “đang thoát dần khỏi làn sóng lây nhiễm biến thể Delta”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo cần thận trọng khi mùa Đông đang tới và tại các nước châu Âu cũng như nhiều nước khác tỷ lệ tử vong do COVID-19 đang tăng lên.
Trong khi đó, Kênh truyền hình Channel 13 của Israel ngày 25/10 dẫn lời quan chức y tế nước này cho biết biến thể phụ AY4.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn 15% so với chủng Delta.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các thông tin ban đầu cho thấy dường như AY4.2 không có độc lực hoặc khả năng kháng vaccine mạnh hơn chủng Delta.
Ca nhiễm AY4.2 đầu tiên được phát hiện tại Israel tuần trước, là một bé trai nhập cảnh từ Moldova. Đến nay, Israel chỉ phát hiện 6 trường hợp nhiễm biến thể mới và chưa có dấu hiệu AY4.2 lây lan trong cộng đồng.
* Trong ngày 25/10, Nga thông báo ghi nhận 37.930 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca mắc mới trong ngày cao kỷ lục kể từ đầu dịch.
Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Chính phủ Nga cũng thông báo thêm 1.069 ca tử vong, thấp hơn chút ít so với số ca tử vong cao kỷ lục 1.075 ghi nhận trong ngày 23/10.
Đối mặt với tỉ lệ mắc mới đang gia tăng và thất vọng với tốc độ tiêm vaccine chậm chạp của người dân, chính quyền đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn trong tuần này để kiểm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tổng thống Vladimir Putin tuần trước tuyên bố tuần từ 30/10 đến 7/11, người dân sẽ nghỉ có lương, trong khi thủ đô Moskva sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất kể từ tháng 6/2020, theo đó chỉ các cửa hàng thiết yếu như siêu thị và hiệu thuốc mới được mở cửa.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 243,9 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 23/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 243.902.516 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.956.324 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 220.991.287 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 20/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 755.721 ca tử vong trong tổng số 46.264.596 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 453.780 ca tử vong trong số 34.161.956 ca nhiễm. Brazil với 605.211 ca tử vong trong số 21.711.843 ca nhiễm.
Tại châu Âu, Nga ngày 23/10 ghi nhận số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, với con số tương ứng là 37.678 ca và 1.075 ca. Theo đó, đến nay, Nga ghi nhận tổng cộng 8.205.983 ca mắc COVID-19, trong đó có 229.528 ca tử vong. Đến nay, chỉ 36% trong số những người đủ điều kiện tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Nga đã hoàn thành tiêm chủng.
Tại Đức, lần đầu tiên kể từ tháng 5 vừa qua, tỷ lệ mắc mới COVID-19 trong 7 ngày, tính đến 23/10, lên tới 100 ca/100.000 người sau khi số ca mắc gia tăng trong những tuần gần đây. Xu hướng gia tăng số ca mắc COVID-19 trong tuần qua thể hiện rõ ở hầu hết mọi nhóm tuổi và dự báo số ca mắc sẽ tăng mạnh trong mùa thu và mùa đông tới.
Đức ngày 23/10 ghi nhận thêm 86 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 95.077 ca. Nước này cũng có thêm 15.145 ca mắc mới trong 24 giờ qua, tăng 31% trong 8 ngày qua. Đến nay, hơn 66% trong tổng dân số khoảng 83 triệu người của Đức đã hoàn thành tiêm chủng và gần 70% đã tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Lào đang lo ngại nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trên diện rộng sau khi ghi nhận thêm 467 ca mắc mới và 1 ca tử vong. Trong số các ca mắc mới, có tới 449 ca lây nhiễm trong cộng đồng ghi nhận tại 10 tỉnh, thành; còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là điểm nóng dịch bệnh khi ghi nhận 232 ca mắc mới trong một ngày, theo đó 216 bản tại 9 quận được quy định là vùng đỏ. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 34.985 ca, trong đó có 50 ca tử vong.
Trong khi đó, Campuchia đã dỡ bỏ lệnh cấm tất cả các chuyến bay từ Malaysia, Indonesia và Philippines, sau khi hầu hết người dân ở vương quốc này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây là một phần trong kế hoạch hành động của Campuchia mở lại dần các hoạt động kinh tế và xã hội trong mọi lĩnh vực thông qua việc thích ứng với trạng thái bình thường mới và kích hoạt lại các dịch vụ vận tải đường không.
Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm này được đưa ra sau khi Campuchia đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 cho 13,65 triệu người, tương đương 85,33% tổng dân số 16 triệu người của nước này. Trong số đó, 12,94 triệu người (80,8%) đã tiêm đầy đủ 2 mũi và 1,62 triệu người (10,1%) đã được tiêm mũi tăng cường. Campuchia ngày 23/10 xác nhận có thêm 144 ca mắc mới COVID-19 và 10 ca tử vong trong 24 giờ qua, gồm 32 ca nhập cảnh và 112 ca lây nhiễm cộng đồng. Campuchia cũng ghi nhận thêm 10 ca tử vong do COVID-19, tất cả các ca này đều chưa tiêm phòng.
Một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Singapore ngày 7/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Singapore, bắt đầu từ ngày 1/1/2022, chỉ những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 hoặc những người đã khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 270 ngày trước thời điểm đó ở nước này mới được quay trở lại nơi làm việc. Những người lao động chưa tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 muốn quay trở lại nơi làm việc sẽ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 được Bộ Y tế Singapore (MOH) chấp nhận và còn hiệu lực trong thời gian người đó dự kiến ở lại nơi làm việc, và họ sẽ phải chịu hoàn toàn các chi phí xét nghiệm. Các quy định này cũng được áp dụng đối với đối tượng lao động là phụ nữ đang mang thai hoặc những người không thể tiêm vaccine vì các lý do sức khỏe.
Theo MOH, bắt đầu từ ngày 1/11 tới, những người có chứng nhận không đủ điều kiện để tiêm bất kỳ loại vaccine ngừa COVID-19 nào trong chương trình tiêm chủng quốc gia của Singapore sẽ được phép vào các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, các khu ăn uống tập trung... cũng như tham gia một số hoạt động nhất định. Ngoài ra, Hiệp hội Nhân dân Singapore (PA) cũng sẽ bắt đầu tổ chức các hoạt động dành cho những người cao tuổi đã được tiêm vaccine đầy đủ, nhưng trước mắt sẽ chỉ ở một số địa điểm và trong những khung thời gian nhất định.
Đối với du khách nước ngoài, kể từ ngày 27/10 tới, tất cả các du khách có lịch sử đi lại trong 14 ngày đến Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Pakistan và Sri Lanka được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh Singapore do tình hình dịch bệnh ở các nước này đã ổn định trong một thời gian. Du khách từ các quốc gia trên sẽ phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ nhất, trong đó có cách ly 10 ngày tại một cơ sở chuyên dụng.
Cũng từ ngày 27/10, Singapore sẽ nới lỏng các biện pháp đối với du khách từ các nước láng giềng Malaysia và Indonesia; tất cả du khách từ các quốc gia được xếp vào Nhóm II, III và IV cũng sẽ không cần xét nghiệm PCR khi đến, mà sẽ chỉ làm xét nghiệm PCR vào cuối thời hạn cách ly.
Du khách đến từ Malaysia, Indonesia, Campuchia, Ai Cập, Hungary, Israel, Qatar, Seychelles, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Việt Nam sẽ được áp dụng các biện pháp đối với Nhóm III, theo đó sẽ cách ly 10 ngày tại nơi cư trú mà họ đã khai báo, bất kể tình trạng tiêm chủng và lịch sử đi lại của du khách và các thành viên trong gia đình họ.
Ngoài ra, Singapore cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều lao động giúp việc gia đình đã tiêm chủng đầy đủ được nhập cảnh vào nước này để đáp ứng nhu cầu chăm sóc cấp thiết của các hộ gia đình tại "đảo quốc sư tử".
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Malaysia, tính đến ngày 22/10, tổng cộng 22.109.534 người ở nước này - tương đương 94,4% dân số trưởng thành - đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện 2,54 triệu trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi - tương đương 80,8% nhóm dân số độ tuổi này - đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, trong đó 1.456.265 trẻ đã tiêm chủng đủ liều. Ngày 23/10, Malaysia ghi nhận 5.828 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 2,426 triệu ca.
Brunei đang hướng tới mục tiêu 80% dân số hoàn thành tiêm chủng. Bộ trưởng Y tế Brunei Isham Jaafar nhấn mạnh đây là cách tốt nhất để sống chung với dịch bệnh.Tính đến ngày 21/10, Brunei đã tiêm ít nhất một mũi vaccine cho 346.829 người, tương đương 80,7% dân số, trong đó 240.978 người (56% dân số) đã hoàn thành chương trình tiêm chủng. Ngày 22/10 Brunei ghi nhận 130 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 11.672 ca.
Trong khi đó, Hàn Quốc thông báo nước này đã đạt mục tiêu 70% trong tổng số 52 triệu dân tiêm phòng COVID-19, mở đường cho việc trở lại cuộc sống bình thường mới vào tháng tới theo kế hoạch. Tính đến 14h ngày 23/10 theo giờ địa phương, khoảng 36 triệu người ở Hàn Quốc đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Hàn Quốc đang từng bước loại bỏ các biện pháp hạn chế được áp đặt phòng chống COVID-19 để trở lại trạng thái bình thường mới vào đầu tháng 11 tới. Kế hoạch này đang được Hàn Quốc triển khai một cách thận trọng và chính phủ dự kiến áp dụng "thẻ vaccine", theo đó sẽ cho phép những người tiêm chủng đầy đủ được tiếp cận không hạn chế các dịch vụ, trước tiên là các sự kiện thể thao.
Israel nói mũi vaccine bổ sung giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 Bộ Y tế Israel ngày 22/8 công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tiêm mũi vaccine Pfizer thứ ba giúp cải thiện đáng kể khả năng ngăn virus lây truyền. Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp của một hội đồng chuyên gia về tiêm chủng hôm 19/8 và đăng trên website Bộ Y tế Israel vào hôm qua, nhưng hiện...