Số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng, Khánh Hòa thành lập 3 bệnh viện dã chiến
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa vừa thông tin, tình hình dịch bệnh ở địa phương đang diễn biến phức tạp.
Tính đến 16 giờ ngày 7/7, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận tổng cộng 97 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở cộng đồng.
Riêng trong ngày 7/7, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 25 trường hợp dường tính SARS-CoV-2 (18 trường hợp tại thị xã Ninh Hòa, 5 trường hợp tại thành phố Nha Trang, 1 trường hợp tại huyện Diên Khánh và 1 trường hợp tại huyện Cam Lâm).
Địa phương đã phong tỏa hàng loạt điểm ghi nhận ca bệnh, truy vết được tổng cộng 1246 F1, 2971 F2. Tiếp tục phong tỏa khu vực cảng Hòn Rớ; khu vực đường Bạch Thái Bưởi; 1 phần khu vực đường Tôn Đức Thắng (thuộc xã Phước Đồng, Nha Trang).
Dừng hoạt động và phong tỏa chợ Hiền Nhi; dừng hoạt động nhà hàng bia tươi Lousiana; dừng hoạt động quán cà phê ông Bầu và nhà hàng Lotteria (TP.Nha Trang). Phong tỏa khu vực chợ cá Hà Thanh 2, Ninh Đa (Ninh Hòa, Khánh Hòa).
Dừng hoạt động Cảng cá Hòn Rớ vì liên quan ca bệnh
Để phát hiện sớm các ca nhiễm, BS.Bùi Xuân Minh, GĐ Sở Y tế Khánh Hòa cho biết: Đang đẩy mạnh phối hợp với nhiều cơ sở để xét nghiệm, làm rất khẩn trương, xét nghiệm tầm soát diện rộng ở các điểm nguy cơ.
Ngoài Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa tổ chức xét nghiệm thì còn phối hợp với Bệnh viện Vinmec; Viện Pasteur Nha Trang; Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa; Bệnh viện Quân y 87.
Các mẫu xét nghiệm khẳng định có kết quả ngay trong 24 giờ. Năng lực xét nghiệm ở Khánh Hòa đáp ứng tốt tình hình dịch bệnh. Hiện nay mỗi ngày có thể xét nghiệm tối đa 10.000 mẫu.
Video đang HOT
Lập Bệnh viện dã chiến tại Bệnh viện da liễu Khánh Hòa để điều trị bệnh nhân COVID-19
Để ứng phó với nguy cơ dịch lan rộng, tỉnh Khánh Hòa đã quyết định thành lập 3 bệnh viện dã chiến, mỗi bệnh viện có quy mô 100 giường bệnh để thu dung, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Cụ thể, Bệnh viện Dã chiến tại Bệnh viện nhiệt đới Khánh Hòa; Bệnh viện Dã chiến tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Khánh Hòa; Bệnh viện Dã chiến tại Bệnh viện da liễu Khánh Hòa.
Các bệnh viện dã chiến sẽ cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo đúng các quy định. Từ ngày 06/7, các Bệnh viện này đã tạm ngưng hoạt động tiếp nhận, khám, điều trị cho các bệnh nhân khác ngoài bệnh nhân COVID-19 hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Chiều ngày 7/7, ngành y tế Khánh Hòa cũng ban hành thông báo khẩn tìm người liên quan đến các mốc thời gian và địa điểm liên quan đến trường hợp dương tính. Những người liên quan cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được tư vấn, hướng dẫn.
Khánh Hòa khẩn tìm người liên quan đến các địa điểm và thời gian trên
Trong công văn khẩn gửi nhiều cơ quan, đơn vị ngày 7/7, UBND tỉnh Khánh Hòa đánh giá các địa phương ở tỉnh này như: Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh và TP Cam Ranh được đánh giá mức độ nguy cơ; thành phố Nha Trang, huyện Vạn Ninh được đánh giá mức độ nguy cơ cao; thị xã Ninh Hòa được đánh giá mức độ nguy cơ rất cao.
Tình hình Covid-19 hôm nay: TP.HCM tổng lực khống chế dịch Covid-19
TP.HCM huy động toàn nhân lực, vật lực để sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm là điểm đáng chú về tình hình thời sự Covid-19 hôm nay, 7.7.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 ở P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM . ẢNH: ĐỘC LẬP
TP.HCM nhận yêu cầu sớm khống chế các ổ dịch
Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 914/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện mục tiêu kép trên toàn quốc.
Riêng đối với TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM tăng cường chỉ đạo các biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để hơn nhằm sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế các ổ dịch. Trong đó đặc biệt lưu ý tuyệt đối không để tiếp diễn tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ quy định giữ khoảng cách trong khi đang thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Hạn chế ở mức cao nhất người dân đi lại; khẩn trương thống nhất cơ chế phối hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát tốt người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương này nhưng cư trú ở địa phương khác. Kiểm soát chặt chẽ người điều khiển phương tiện vận tải ra, vào thành phố nhằm kiểm soát nguồn lây bệnh, nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất có thể.
Thực hiện các giải pháp đồng bộ để bảo đảm đời sống, sinh hoạt của nhân dân; đặc biệt chú trọng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động tự do, không có tích lũy, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh... Không để bất kỳ người dân nào thiếu đói do dịch bệnh.
Chuẩn bị 17.000 giường điều trị Covid-19
Ngày 7.7, Sở Y tế TP.HCM cho biết, thực hiện kế hoạch ứng phó dịch bệnh Covid-19 với kịch bản 10.000 và 15.000 ca mắc trên địa bàn, có 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 với tổng quy mô 12.000 giường đã đi vào hoạt động.
Cụ thể, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 với quy mô 4.000 giường, được chuyển hóa công năng từ Ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 với 2.000 giường, được chuyển hóa công năng từ chung cư tái định cư trên đường B, P.Tân Thới Nhất, Q.12.
Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3, quy mô 3.000 giường, được chuyển hóa công năng từ khu nhà tái định cư ở TP.Thủ Đức. Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4, quy mô 3.000 giường, được chuyển hóa công năng từ khu nhà tái định cư ở TP.Thủ Đức.
Bên cạnh đó, còn có 5.000 giường của các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận và điều trị Covid-19. Như vậy, tổng công suất giường điều trị Covid-19 hiện nay của TP.HCM là 17.000.
Cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM cho biết quy trình chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 đến các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị Covid-19, phải là người bệnh có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính hoặc có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính. Trường hợp người bệnh Covid-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ không kèm bệnh lý nền, sẽ được chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 và số 2.
Triển khai cách ly F1 tại nhà, cách ly tập trung tại địa phương
Sở Y tế TP.HCM vừa thông tin về việc thí điểm cách ly y tế tại nhà đối với F1. Cơ quan này thống nhất với UBND TP.Thủ Đức, Trung tâm y tế TP.Thủ Đức và các quận, huyện, chủ động triển khai việc tổ chức cách ly tại nhà đối với trường hợp F1 trên địa bàn, trong tình hình số lượng người tiếp xúc gần với F1 tiếp tục gia tăng gây áp lực lớn cho các địa phương trong việc tổ chức cách ly tập trung.
Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM thông tin về việc sử dụng các khu cách ly tập trung tại các quận, huyện. Theo đó, các đơn vị tiếp tục duy trì hoạt động các cơ sở cách ly tập trung đã được thành lập để thực hiện tổ chức cách ly tạm thời và điều tra dịch tễ các F1 tại địa phương, trong thời gian chờ chuyển đến các cơ sở cách ly đủ điều kiện của thành phố.
Đồng thời, các đơn vị cần tổ chức cách ly tạm thời ở khu vực riêng cho các F1 đã có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2, trong khi chờ thực hiện xét nghiệm PCR, điều tra dịch tễ trước khi chuyển đi các bệnh viện điều trị Covid-19.
Các đơn vị liên quan khẩn trương thành lập các cơ sở cách ly tập trung của địa phương theo đúng tiêu chuẩn UBND TP.HCM đề ra từ 300 - 400 giường ở mỗi quận, huyện. Riêng TP.Thủ Đức đảm bảo công suất từ 900 - 1.200 giường.
Tình hình Covid-19 đến cuối ngày hôm nay, phát hiện thêm nhiều ca nhiễm ở các địa phương liên quan đến chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM). Trong 21 ca mắc mới ở tỉnh Đồng Nai, có 2 trường hợp liên quan chợ Bình Điền. Hai ca nhiễm ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là vợ chồng bà B.T.K.H (52 tuổi), hằng ngày, đi đến chợ Bình Điền bằng xe đông lạnh để lấy cá.
Tỉnh Cà Mau có ca dương tính Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng là người làm nghề giao nước đá ở chợ Bình Điền về lại địa phương này. Bệnh nhân là anh P.V.Th (BN 22348), ngụ ấp Đầu Nai, xã Tân Phú, H.Thới Bình. Tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận bệnh nhân Covid-19 thứ 7, là anh T.V.X (45 tuổi, trú thôn 5, xã Cư Mốt, H.Ea H'Leo), làm bốc vác, giao hàng trong chợ đầu mối Bình Điền hơn 2 tháng qua.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ 6 giờ tới 12 giờ ngày 7.7, Việt Nam ghi nhận thêm 400 ca mắc mới, đều là bệnh nhân lây nhiễm trong cộng đồng. Trong đó, TP.HCM 347 ca, Long An 19 ca, Quảng Ngãi 13 ca, Bắc Ninh 6 ca, Phú Yên 4 ca, Trà Vinh 3 ca, Bắc Giang 3 ca, Nghệ An 2 ca, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk mỗi tỉnh 1 ca.
TP.HCM lập 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 quy mô 12.000 giường Sở Y tế TP.HCM cho biết tính đến sáng 7-7, số ca mắc COVID-19 đang điều trị tại các bệnh viện của thành phố đã vượt qua con số 7.000. Thành phố đã kịp thời thành lập thêm 4 bệnh viện dã chiến quy mô 12.000 giường đáp ứng nhu cầu. Khu ký túc xá Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an...