Số ca mắc COVID-19 tăng nhanh tại Pháp và Italy
Dịch bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại châu Âu. Ngày 1/7, Pháp ghi nhận số mắc mới trung bình trong tuần cao nhất kể từ ngày 19/4, trong khi số ca mắc mới tại Italy tăng tuần thứ 4 liên tiếp.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Colmar, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo giới chức Pháp, quốc gia châu Âu này đang trải qua làn sóng thứ 7 của dịch COVID-19. Hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang đã được dỡ bỏ tại hầu hết các khu vực, trừ bệnh viện. Tuy nhiên, số ca mắc mới có xu hướng gia tăng trở lại từ tháng 6.
Ngày 1/7, Pháp ghi nhận trên 125.000 ca nhiễm mới, nâng số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua lên 99.316 ca/ngày – mức cao nhất kể từ ngày 19/4. Thời điểm cuối tháng 5, số ca mắc mới trung bình tại Pháp chỉ vào khoảng 18.000 ca/ngày.
Video đang HOT
Trong ngày 1/7, số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị tích cực đã tăng lên 960 ca, thấp hơn con số 3.000 ca hồi đầu năm. Trong 3 tuần qua, mỗi ngày Pháp có khoảng 40 ca tử vong do COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh trên, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne trong tuần này đã khuyến khích người dân thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang trở lại tại những địa điểm đông người có không gian kín, đặc biệt trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, đây không phải là quy định bắt buộc.
Tại Italy, ngày 1/7, nước này đã có trên 86.000 ca mắc mới – mức tăng theo ngày cao nhất kể từ tháng 4. Số ca tử vong trong ngày này là 72 ca – cao nhất trong hai tuần qua.
Theo Bộ Y tế Italy, với đà tăng hiện nay, virus SARS-CoV-2 đang lây lan trở lại tại nước này. Hiện có 8 trong tổng số 21 tỉnh thành và vùng của Italy xếp vào diện khu vực có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.
Số ca nhập viện vì COVID-19 tại Pháp tăng vọt
Số ca mắc COVID-19 tại Pháp phải điều trị trong bệnh viện hiện đã tăng lên 22.749 người sau khi có thêm 767 ca nhập viện ghi nhận ngày 10/1, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ tháng 4/2021.
Trong đó, số trường hợp phải chăm sóc đặc biệt tăng 57 người, lên tổng cộng 3.904 ca, mức cao nhất kể từ giữa tháng 5/2021.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Colmar, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Pháp ghi nhận gần 94.000 ca nhiễm mới, nâng số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua lên 269.614 ca. Đây là thứ 14 liên tiếp, Pháp ghi nhận số ca nhiễm mới trung bình trong một tuần ở mức cao như vậy.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho rằng biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 ít khả năng gây bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó, nhưng vì biến thể này có khả năng lây lan mạnh nên khiến số ca phải nhập viện tăng nhanh.
Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 10/1 cho biết học sinh nước này sẽ được phép tự thực hiện xét nghiệm thay vì tiến hành xét nghiệm PCR nếu một trong số các bạn cùng lớp mắc COVID-19 vì các ca nhiễm mới tăng nhanh khiến các thủ tục y tế tại các trường học trở nên quá nặng nề.
Phát biểu trên kênh truyền hình France 2, Thủ tướng Castex cho biết ngày 10/1 đã có 10.452 lớp học đóng cửa. Nếu các lớp học cứ đóng cửa ngay khi có ca nhiễm đầu tiên, thì trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng nhanh như hiện nay do biến thể Omicron, tất cả các trường học ở Pháp sẽ bị đóng cửa chỉ trong vài ngày tới. Do đó, từ nay, nếu có kết quả tự xét nghiệm âm tính 3 lần thay vì 1 lần PCR, học sinh sẽ đủ điều kiện để tiếp tục đến lớp. Trong trường hợp phát hiện ca bệnh tại lớp học, phụ huynh sẽ không được yêu cầu đón con em ngay lập tức, thay vào đó phải đợi đến cuối buổi học.
Viện Y tế công cộng quốc gia Séc (SZU) ngày 10/1 cho biết biến thể Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo tại nước này. Theo giới chuyên gia Séc, làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 1 này với khoảng 50.000 ca mỗi ngày.
Theo SZU, số ca nhiễm biến thể Omicron chiếm hơn 50% số ca bệnh kể từ ngày 8/1 đến nay, trong đó tại các thành phố lớn của Séc, Omicron gây ra 79% số ca nhiễm mới ghi nhận vào ngày 9/1.
Trong nỗ lực nhằm giảm tác động của việc cách ly khi số ca nhiễm mới ngày càng gia tăng, Chính phủ Séc đang lên kế hoạch cho phép những người làm việc trong những ngành nghề thiết yếu như dịch vụ khẩn cấp, nhân viên yế và lĩnh vực năng lượng, tiếp tục làm việc ngay sau khi có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính. Nước này cũng giảm bớt thời gian cách ly xuống còn 5 ngày đối với những người không có triệu chứng.
Pháp đề xuất nghị quyết lên HĐBA LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Ukraine Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết nước này sẽ đề xuất một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong ngày 3/3 nhằm yêu cầu một lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Binh sĩ Nga di chuyển hướng về Ukraine trên tuyến đường gần Armiansk, Bán đảo Crimea,...