Số ca mắc COVID-19 tăng do biến thể Omicron tàng hình lây lan trên toàn cầu
Số ca nhiễm mới đang tăng mạnh ở châu Âu, mà nguyên nhân là do sự lây lan của biến thể BA.2, biến thể phụ của Omicron – có tên gọi khoa học là BA.1.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Âu, Đức tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm kỉ lục theo ngày, với hơn 250.000 ca mắc mới/ngày. Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan và Italy cũng ghi nhận xu hướng lây nhiễm tăng trở lại, do các nước nới lỏng quy định giãn cách, phòng dịch cùng với đó là sự lây lan của biến thể phụ Omicron.
Số ca nhập viện cũng tăng ở nhiều nước châu Âu trong vài tuần gần đây. Nhưng tỉ lệ tử vong vẫn giữ ở mức thấp so với các đỉnh dịch trước đây nhờ tỉ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở mức cao.
Giới chức y tế và các nhà khoa học đang theo dõi chặt BA.2, vốn được mô tả là “ biến thể tàng hình”, bởi chúng có đột biến gien khiến việc phân biệt với biến thể Delta khó khăn hơn khi sử dụng phương pháp xét nghiệm PCR.
Với tốc độ lây lan nhanh, Omicron vượt Delta để trở thành biến thể trội trên toàn cầu. Nhưng các nhà khoa học Đan Mạch cho rằng BA.2 thậm chí có tốc độ lây lan nhanh hơn 1,5 lần so với BA.1. Biến thể phụ Omicron này hiện chiếm hơn 50% số ca nhiễm tại Đức.
Còn tại Mỹ, BA.2 chiếm gần 25% số ca mắc mới – theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố ngày 15/3. Riêng tại một số bang như New Jersey, New York, Puerto Rico và quần đỏa Virgin Islands, con số này là 39%. Tỉ lệ này chắc chắn sẽ còn tăng, như những gì đã và đang diễn ra ở châu Âu.
Tại châu Á, Trung Quốc đang đối diện với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mạnh nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Trao đổi với mạng tin Caixin ngày 14/3, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của nước này, ông Zhang Wenhong, cho biết số ca nhiễm tại đại lục hiện ở giai đoạn đầu của đợt dịch mới, sẽ còn tăng. Ông cũng cho biến thể phụ BA.2 chiếm phần lớn ca nhiễm mới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kết quả giải trình tự gien cho thấy BA.2 khác với BA.1 khi có sự thay đổi về axit amin trong protein gai và các protein khác, khiến BA.2 có lợi ưu thế tăng trưởng mạnh hơn so với BA.1 và không gây triệu chứng nghiêm trọng hơn, song lây nhanh hơn. Dựa vào kết quả nghiên cứu bước đầu, WHO cho biết những người từng bị nhiễm BA.1 có được lớp bảo vệ tốt hơn trước khả năng tái nhiễm với BA.2.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 11/3: Đức dỡ bỏ hầu hết biện pháp phòng dịch; Chuyên gia Mỹ khuyến nghị cách đối phó trong giai đoạn mới
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.443.372 trường hợp mắc COVID-19 và 5.109 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc bệnh trên toàn cầu vượt 452 triệu ca, trong đó trên 6 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 452.458.561 ca, trong đó có 6.046.427 người tử vong.
Biến thể mới khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh bắt đầu giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh "nóng nhất" nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới vẫn cao ở nhiều nước thuộc châu lục này. Song ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 327.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 640 ca.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 386 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 61 triệu ca và trên 59.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 10/3, thế giới có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 17 trường hợp nhiễm phiên bản virus SARS-CoV-2 được lai giữa gien của Delta và Omicron tại Mỹ và châu Âu. Hãng Reuters đưa tin trong báo cáo được công bố trên trang dữ liệu khoa học medRxiv ngày 8/3, nhóm nghiên cứu của ông Colson cho biết đã có ba bệnh nhân ở Pháp bị nhiễm biến thể lai "Deltacron".
Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu di truyền học Helix mới đây thông báo đã xác định ở Mỹ có hai trường hợp nhiễm Deltacron. Đáng chú ý, các nhóm chuyên gia khác đã báo cáo thêm 12 trường hợp nhiễm "Deltacron" ở châu Âu kể từ tháng 1. Biến thể này có protein gai của Omicron và cơ thể của Delta. Sự tái tổ hợp gien của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ở người xảy ra khi hai biến thể khác nhau lây nhiễm vào cùng một tế bào chủ.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 7/3/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 283.842 ca mắc mới COVID-19 và 726 ca tử vong.
Tới hết ngày 10/3, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 22.599.106 trường hợp và 370.935 ca tử vong. Trong ngày 7/3, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 160.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Indonesia cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (304 ca).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Hiện đã có ít nhất 9 thành viên ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Tại Singapore, Bộ Y tế nhận định hiện có những dấu hiệu khả quan cho thấy làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron gây ra đã lên đến đỉnh điểm và số ca mắc mới đang bắt đầu giảm dần. Số ca mắc mới là khoảng 22.000 người, so với khoảng 26.000 người hai tuần trước đó.
Tuy nhiên, các phòng khám đa khoa, bệnh viện và nhân viên y tế vẫn đang phải chịu áp lực. Phần lớn áp lực này đến từ những người vẫn chưa được tiêm chủng. Khoảng 3% dân số trưởng thành của Singapore không tiêm chủng đầy đủ, chiếm 25% các trường hợp phải điều trị ICU và tử vong, trong khi những người đã được tiêm mũi vaccine tăng cường có nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn 33 lần so với những người không được tiêm chủng đầy đủ.
Người dân tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 4/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc đại lục ghi nhận 528 ca mắc mới, tăng 191 ca so với ngày trước đó. Trong số này có 402 ca lây nhiễm trong cộng đồng, tăng so với 233 ca được xác định trong ngày trước đó. Tính đến ngày 10/3, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 112.385 ca nhiễm và 4.636 ca tử vong do COVID-19.
Trong khi đó, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết đã ghi nhận 31.402 ca mắc mới. Giới chức y tế đánh giá làn sóng lây nhiễm thứ 5 tại Hong Kong có thể đã đạt đỉnh. Tham khảo số liệu của hai tuần qua, từ ngày 2-4/3, tức là vào lúc cao điểm của dịch bệnh, tại Hong Kong đã có trên 50.000 ca/ngày, sau đó giảm xuống 30.000 ca/ngày trong các ngày tiếp theo.
Tại Hàn Quốc, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 327.549 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, số ca nhiễm mới tại nước này vượt 300.000 ca/ngày, sau khi tăng lên mức kỷ lục 342.446 ca vào ngày trước đó. Số ca nhiễm mới gia tăng mạnh trong một tháng qua, khoảng 4 triệu ca do sự lây lan của biến thể Omicron.
Từ đầu dịch đến nay, số ca mắc COVID-19 của Hàn Quốc đã vượt 5 triệu ca, tương đương 10% dân số nước này. Số ca nhiễm mới gia tăng cũng đã kéo theo số bệnh nhân tử vong và trở nặng tăng mạnh. Cụ thể, ngày 9/3, Hàn Quốc có 1.113 bệnh nhân nặng cần đều trị tích cực, tăng 26 ca so với ngày trước đó và gần bằng con số kỷ lục ca bệnh nặng ghi nhận ngày 29/12 năm ngoái là 1.151 ca.
Hiện cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất. Theo dự báo của các chuyên gia y tế, đỉnh của làn sóng dịch lần này sẽ rơi vào giữa tháng 3.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại Australia, giới chức y tế bang New South Wales (NSW) cảnh báo số ca mắc COVID-19 ở bang này có thể tăng gấp đôi trong vòng vài tuần tới do biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là "Omicron tàng hình") lây lan nhanh.
Biến thể phụ BA.2 mới được biết đến ở Australia từ cuối tháng 1 nhưng giới chức y tế lo ngại biến thể này đã lây lan rộng tại bang đông dân nhất Australia và đang gây ra số ca mắc mới nhiều hơn cả dòng gốc là BA.1. Để ứng phó, giới chức kêu gọi người dân nhanh chóng tiêm liều vaccine tăng cường khi tỷ lệ tiêm liều vaccine này mới chỉ ở mức khoảng 60%.
Giới chuyên gia Anh cảnh báo đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và các ca nhiễm mới ở nhóm người cao tuổi đang gia tăng. Một nghiên cứu do trường Cao đẳng Hoàng gia London (Anh) thực hiện và công bố ngày 10/3 cho thấy số ca mắc COVID-19 mới tại xứ England của Anh đang gia tăng "đáng quan ngại" ở nhóm người trên 55 tuổi.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/ TTXVN
Nghiên cứu thực hiện từ ngày 8/2-1/3 cho thấy tỷ lệ nhiễm tại England là 2,88%, giảm so với mức 4,41% hồi tháng 1. Tuy nhiên trong khi tỷ lệ nhiễm ở nhóm người dưới 17 tuổi và nhóm 18-54 tuổi giảm, tỷ lệ nhiễm ở nhóm từ 55 tuổi trở lên lại tăng trong 1 tháng thực hiện nghiên cứu. Nguyên nhân được xác định là do tiếp xúc xã hội gia tăng sau khi các biện pháp phòng dịch được nới lỏng. "Omicron tàng hình" hiện đã thay thế biến thể gốc BA.1 trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Anh.
Ngày 10/3, Anh có 67.159 ca nhiễm mới, tăng 52% so với 44.017 ca ghi nhận ngày 2/3. Số ca tử vong thông báo cùng ngày cũng tăng lên 123 ca so với 74 ca của một tuần trước đó, tương đương tăng 66%. Sự gia tăng số ca nhiễm và tử vong tại Anh xảy ra sau khi chính phủ nước này đưa ra các kế hoạch để đất nước bắt đầu sống chung với đại dịch và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.
Từ ngày 20/3, Đức sẽ gỡ bỏ hầu hết quy định phòng chống dịch COVID-19 và chỉ duy trì một số biện pháp bảo vệ cơ bản như đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và xét nghiệm để bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện.
Tuy nhiên, mỗi bang vẫn có thể áp đặt "các biện pháp điểm nóng" trong một số điều kiện nhất định như số ca mắc mới COVID-19 tăng nhanh hoặc nếu một biến thể mới đáng lo ngại xuất hiện. Theo đó, các biện pháp chống dịch có thể được tái áp đặt tại các địa điểm công cộng hoặc chỉ cho phép những người đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính được vào. Viện Robert Koch (RKI) ngày 10/3 công bố số liệu cho thấy trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 259 ca tử vong và 262.752 ca mắc mới, mức cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát. Đức đã ghi nhận tổng cộng 16,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 125.023 ca tử vong.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/ TTXVN
Chính phủ Canada đang dần tiến đến việc xem COVID-19 như là một bệnh đặc hữu nhờ vào hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng vaccine. Canada đang dần dỡ bỏ các lệnh hạn chế trong phòng chống dịch COVID-19 trên khắp cả nước. Canada đạt được kết quả trên phần lớn nhờ vào tỷ lệ tiêm chủng cao.
Đại đa số người dân Canada đã hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng của chính phủ. Các loại thuốc điều trị mới cũng giúp nhiều người không phải nhập viện điều trị. Trong trường hợp Chính phủ Canada coi COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu, căn bệnh này vẫn có thể là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước này. Điều này phụ thuộc vào quá trình tiếp tục tiêm vaccine ngừa COVID-19 của người dân Canada, nhất là người cao tuổi và trung niên.
Vì vậy, chính phủ Canada đang chuẩn bị các chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hằng năm, thúc giục những người chưa tiêm chủng đi tiêm vaccine, đồng thời khuyến khích tiêm mũi tăng cường đối với những người đã tiêm đủ liều cơ bản, đặc biệt là người lớn tuổi.
ADVERTISING
X
Tại Cuba, nhà chức trách nước này vừa thông báo triển khai mạng lưới trung tâm chăm sóc toàn diện cho bệnh nhi bị rối loạn phát triển thần kinh, với sự chung tay của gia đình và cộng đồng.
Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm tại La Habana, Cuba, ngày 6/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel và các chuyên gia trong lĩnh vực nói trên đã cùng thẩm tra kết quả của một nghiên cứu liên quan được thực hiện tại bệnh viện nhi Borrás-Marfán ở thủ đô La Habana nhằm điều tra tác động của đại dịch COVID-19 đối với quá trình phát triển thần kinh của trẻ em. Các cuộc thăm dò gần đây chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 đã hạn chế cơ hội phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ em, do ít được tham gia vào các hoạt động như vui chơi, học tập và có các tương tác xã hội với bạn bè cùng trang lứa.
Tiến sĩ Tania Peón Valdés và Yoysy Rondón Acosta, thành viên của nhóm dự án nghiên cứu về các tác động của đại dịch COVID-19 đối với quá trình phát triển thần kinh của trẻ em, nhận định những hạn chế dịch tễ đã khiến trẻ em không được đến trường và mất dần thói quen giao tiếp xã hội do tiếp xúc quá nhiều với màn hình TV, điện thoại, máy tính...
Tiến sĩ Tania Peón Valdez, chuyên gia về Tâm thần học trẻ em, cho biết Cuba ghi nhận sự gia tăng trẻ mắc chứng tự kỷ trong giai đoạn vừa qua. Bà Valdez dẫn các số liệu cho thấy Cuba hiện có 1.661 người chung sống với bệnh lý này, trong đó có 1.071 trẻ vị thành niên.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đa số các chuyên gia đều nhận định rằng giai đoạn tồi tệ nhất của dịch COVID-19 đang gần kết thúc. Mặc dù số ca mắc COVID-19 tại một số bang của Mỹ vẫn còn ở mức tương đối cao như Kentucky và Idaho, song nhiều bang đã dần nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Một số bang như California, Oregon và Washington đã loại bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại trường học, trong khi các thành phố New York và Minneapolis không còn yêu cầu người dân trình giấy chứng nhận tiêm vaccine.
Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo rằng 90% người dân nước này có thể ngừng đeo khẩu trang khi ở trong không gian kín và quy định của liên bang về bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/3 tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mặc dù cơ quan chức năng đã nới lỏng nhiều quy định phòng dịch, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng vẫn cần thận trọng khi bước sang giai đoạn tiếp theo của dịch bệnh. Chuyên gia dịch tễ Jennifer Nuzzo của Đại học Johns Hopkins nhấn mạnh dù tình hình dịch bệnh đã cải thiện hơn rất nhiều nhưng vẫn cần đảm bảo người dân được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ. Theo chuyên gia này, điều chỉnh dần dần các biện pháp là cách tiếp cận tốt nhất trong những tháng tới.
Trước đó, vào ngày 8/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố chiến lược "xét nghiệm để điều trị" mới, theo đó đổi biện pháp trọng tâm từ đeo khẩu trang bắt buộc sang chữa trị COVID-19 tại chỗ.
Sáng kiến này có mục đích cung cấp dịch vụ xét nghiệm COVID-19 miễn phí và thuốc kháng virus qua các cửa hàng dược cho tất cả người dân. Những người xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 được khuyến khích đi xét nghiệm sớm nhất có thể.
COVID-19 tới 6h sáng 6/3: Thế giới vượt 445 triệu ca mắc; Ca tử vong mới giảm 10% toàn cầu Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,3 triệu ca mắc COVID-19 và trên 5.200 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 445 triệu ca, trong đó trên 6,01 triệu ca tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc,...