Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng vọt dù cán mốc tiêm 200 triệu liều vaccine
Mạng truyền thông công cộng Mỹ (PBS) ngày 8/12 đưa tin mặc dù Mỹ đã đạt cột mốc tiêm 200 triệu liều vaccine cho người dân, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng vọt tại nước này.
Một học sinh, 16 tuổi, được tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, số ca mắc mới tại Mỹ đã tăng từ mức trung bình gần 95.000 ca/ngày vào ngày 22/11 lên gần 119.000 ca/ngày trong tuần này, trong khi số ca nhập viện tăng 25% so với 1 tháng trước.
Theo PBS, tỉ lệ khoảng 60% dân số Mỹ tiêm chủng đầy đủ là không đủ để ngăn chặn những điểm nóng về dịch bệnh xuất hiện trở lại.
Giới chức y tế cho biết một số yếu tố thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của số ca mắc mới gồm thời tiết lạnh hơn buộc người dân phải ở trong nhà, không đeo khẩu trang, sự xuất hiện của biến thể Delta và kháng thể trước COVID-19 giảm ở những người được chủng ngừa từ sớm, đặc biệt là những người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vaccine ngừa COVID-19 sẽ kém hiệu quả theo thời gian và với sự xuất hiện của biến thể Delta, người cao tuổi có xu hướng mất đi khả năng được bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng.
Video đang HOT
Về chương trình tiêm vaccine của nước Mỹ, ông Gretchen Whitmer, Thống đốc bang Michigan, cho rằng lệnh tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Tổng thống Joe Biden đang gây khó khăn cho tất cả nước Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9 thông báo quy định bắt buộc người lao động tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc phải xét nghiệm định kỳ sẽ được áp dụng từ đầu năm sau. Cụ thể, các công ty có từ 100 nhân viên trở lên phải buộc nhân viên tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc xét nghiệm hằng tuần từ ngày 4/1/2022. Quy định này ước tính ảnh hưởng đến hơn 2/3 lực lượng lao động tại Mỹ.
Anh tặng thêm 20 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển
Anh sẽ tặng thêm 20 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước đang phát triển vào cuối năm nay, Reuters đưa tin ngày 30/10.
Thủ tướng Boris Johnson dự kiến tuyên bố trước các nhà lãnh đạo thế giới bước đi trên và nhấn mạnh đây là động thái cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch.
"Giống như một gã khổng lồ đang thức giấc, nền kinh tế thế giới đang hồi sinh. Thế nhưng, tốc độ phục hồi sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta có thể vượt qua Covid-19 nhanh như thế nào", ông Johnson dự kiến nói với các nhà lãnh đạo G20, theo văn phòng Downing Street.
"Ưu tiên hàng đầu của chúng ta với tư cách là G20 phải thúc đẩy việc phân phối vaccine nhanh chóng, công bằng và toàn cầu".
Thủ tướng Boris Johnson hôm 26/10 đeo khẩu trang tại cuộc họp Hạ viện lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, báo hiệu sự tiếp cận cẩn trọng hơn trong chống Covid-19 ở Anh.
Các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia giàu nhất thế giới đang tập trung tại Rome, Italy trong sự kiện được Thủ tướng Johnson kỳ vọng đạt được bước tiến trong việc đưa ra những cam kết cắt giảm khí thải trước các cuộc đàm phán về khí hậu ở Glasgow, Anh trong hội nghị thượng đỉnh COP26 của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Anh cũng cần nhận được sự ủng hộ từ các nước đang phát triển, phần lớn phải gánh chịu sự tàn phá nặng nề từ vấn đề nóng lên toàn cầu và đang phải vật lộn để tiêm chủng cho người dân trong khi nhiều nước phương Tây đã tiến xa trong cuộc đua này.
Hội nghị COP26 - tên đầy đủ là "Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)" - sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 12/11, dưới sự đồng chủ trì của Anh và Italy. Sự kiện này vốn dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020, nhưng bị hoãn một năm do đại dịch Covid-19.
Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo của 7 nền kinh tế phát triển lớn nhất vào đầu năm nay, Anh đã cam kết quyên tặng ít nhất 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong mục tiêu cung cấp một tỷ liều của các nước G7.
London gần đây cho biết họ đã giao 10 triệu liều vaccine AstraZeneca cho tổ chức chia sẻ vaccine COVAX và thêm10 triệu liều nữa sẽ được giao trong những tuần tới, nâng tổng số lên 30,6 triệu năm 2021.
Vào năm 2022, Anh sẽ tặng thêm ít nhất 20 triệu liều vaccine AstraZeneca cũng như gửi toàn bộ 20 triệu liều vaccine Janssen do chính phủ đặt hàng cho COVAX.
Tiêm chủng đại trà phòng chống Covid-19 được coi là điểm mấu chốt để khôi phục tăng trưởng kinh tế, thương mại và du lịch, nhưng các quốc gia phương Tây đang tiến xa so với các quốc gia đang phát triển trong cuộc đua này. Nhiều quốc gia đang phát triển có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất và đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng.
100 cựu lãnh đạo và các bộ trưởng trên khắp thế giới đã kêu gọi Thủ tướng Italy Mario Draghi - người chủ trì hội nghị G20 - giải quyết vấn đề bất cân bằng trong phân phối vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu.
Họ cho biết Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada sẽ trữ trong kho 240 triệu liều vaccine không dùng tới vào cuối tháng, trong khi quân đội các quốc gia này có thể lập tức vận chuyển chúng đến các quốc gia đang cần vaccine hơn.
Toàn thế giới vượt 246 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 28/10 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận tổng cộng 246.003.142 ca mắc COVID-19 và 4.992.099 ca tử vong. Số ca hồi phục là 222.923.855 ca. Người dân đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN Một số nước trên thế giới đang tiếp tục từng...