Số ca mắc COVID-19 tại Italy tăng tuần thứ hai liên tiếp
Theo số liệu của Viện Sức khỏe cấp cao Italy (ISS), tỷ lệ mắc COVID-19 tại nước này đã tăng 2 tuần liên tiếp sau một thời gian giảm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Quảng trường del Duomo ở Milan, Italy ngày 17/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tỷ lệ nhiễm trong tuần tính đến ngày 16/6 là 310 ca trên 100.000 dân, tăng so với 222 ca trong tuần trước đó, cao hơn con số 207/100.000 dân của tuần trước đó.
Tỷ lệ Rt, phép đo cho thấy mức độ lây lan của dịch, đã tăng so với tuần trước, đạt 0,83 trong tuần từ ngày 10-16/6, cao hơn mức 0,75 trong tuần trước đó. Mức 0,80 là ngưỡng để một bệnh được xếp vào dịch quốc gia. Tỷ lệ Rt cao hơn 1 nghĩa là bệnh không được kiềm chế và đang lây lan.
Tuy nhiên, tỷ lệ điều trị tích cực giảm xuống còn 1,9% trong tuần qua, từ mức 2% trong tuần trước và 2,3% tuần trước đó.
Lần đầu tiên ISS cho biết 100% trong số 572.000 ca đang điều trị COVID-19 là ca nhiễm biến thể Omicron. Theo ISS, biến thể dòng phụ BA.2 đang là chủ đạo ở Italy, chiếm khoảng 23,3% tổng số ca.
Trong 24 giờ qua, Italy đã ghi nhận hơn 35.000 ca nhiễm mới, tăng so với 21.500 ca trong tuần trước, song vẫn thấp hơn thời điểm đỉnh dịch là 200.000 ca/ngày hồi giữa tháng 1. Ngoài ra, cả nước ghi nhận 41 ca tử vong vì COVID-19.
Số liệu của chính phủ cho thấy 90,1% dân số trên 12 tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ.
Italy thêm 25.585 ca mắc COVID-19, tăng 43,2% so với tuần trước
Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn báo cáo, được Tổ chức Nghiên cứu y tế Gimbe Foundation công bố ngày 28/10, cho biết số ca nhiễm COVID-19 mới tại Italy đã tăng mạnh trong tuần từ 20-26/10, với 25.585 ca, tăng 43,2% so với 17.870 ca của tuần trước, trong khi số người tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi đầu lại giảm.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Bergamo, Italy ngày 12/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của Gimbe Foundation, một phần của sự gia tăng số ca nhiễm mới có thể là do việc tăng mạnh số lượng xét nghiệm trong 2 tuần qua, sau khi quy định bắt buộc phải có thẻ xanh COVID-19, chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số cho thấy người sở hữu đã được tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc hồi phục từ COVID-19 trong vòng 6 tháng, để được đến nơi làm việc có hiệu lực từ ngay 15/10. Những người không muốn tiêm vaccine buộc phải đi làm xét nghiệm COVID-19 hai ngày một lần. Số ca mắc mới tăng lên cũng khiến tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện để điều trị COVID-19 tăng 7,5%. Dữ liệu cũng cho thấy thông số Rt, thể hiện tốc độ lây nhiễm COVID-19, đã tăng lên 1,2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại đảo Lampedusa, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, số người đi tiêm vaccine mũi đầu trong tuần chỉ đạt hơn 152.000, giảm 53% so với tuần trước, cũng có thể liên quan đến sự gia tăng nhẹ số người đi tiêm trước khi quy định bắt buộc phải có thẻ xanh mới được đến nơi làm việc có hiệu lực từ 15/10, sau khi tỷ lệ tiêm chủng giảm đều trong những tuần và tháng trước đó. Khoảng 9/10 thẻ xanh được cấp từ trong tuần từ 14-20/10 là dựa trên kết quả xét nghiệm âm tính, chứ không phải tiêm chủng.
Theo số liệu của Bộ Y tế, cho đến nay, hơn 86% dân số Italy trên 12 tuổi đã tiêm ít nhất một liều vaccine và 82% đã được tiêm đủ liều. Chính phủ đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người đã tiêm vaccine lên 90%. Báo cáo trên cho biết hiện Italy có khoảng 11 triệu liều vaccine chưa được sử dụng.
Hành động sớm để tránh những hậu quả thảm khốc do hạn hán Hạn hán là một phần của hệ thống tự nhiên và con người, trong thế kỷ trước đã khiến hơn 10 triệu người thiệt mạng, kinh tế toàn cầu thiệt hại hàng trăm tỷ USD, nhưng những gì chúng ta đang trải qua bây giờ còn tồi tệ hơn nhiều. Lòng sông Po ở Boretto, đông bắc Parma, Italy, khô cạn do hạn...