Số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ vượt trên 12 triệu ca
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 29/3, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại Ấn Độ đã vượt mốc 12 triệu, lên 12.039.644 ca sau khi ghi nhận thêm 68.020 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Với 291 ca tử vong mới trong cùng thời gian, tổng số ca tử vong do căn bệnh này ở Ấn Độ hiện là 161.843 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù đã có tới 11,35 triệu bệnh nhân COVID-19 được chữa khỏi đến nay, song với làn sóng lây nhiễm thứ hai diễn biến phức tạp như hiện nay, số ca có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ đã tăng lên tới gần 522.000 ca.
Maharashtra vẫn là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh khi ghi nhận thêm 40.414 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây là mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay. Thủ phủ tài chính Mumbai của bang này cũng chứng kiến số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày 28/3 với 6.933 ca.
Trong khi đó, tính đến ngày 28/3, Ấn Độ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tổng cộng hơn 60 triệu người.
* Cùng ngày, Mông Cổ ghi nhận thêm 575 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, mức tăng trong ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 7.589 ca.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mông Cổ (NCCD), ông Enebish Temuulen, trong số những ca nhiễm mới có duy nhất một ca nhập cảnh. Phần lớn các ca nhiễm mới đều được phát hiện ở thủ đô Ulan Bator, khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh.
Đến nay Mông Cổ ghi nhận 10 ca tử vong do dịch COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở quốc gia này cách đây một năm.
Ngày 29/3, Bộ Y tế Philippines thông báo ghi nhận thêm 10.016 ca mắc COVID-19, mức tăng trong ngày cao thứ ba trong 5 ngày qua, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 731.894 ca. Tổng số ca tử vong hiện là 13.186 người.
Video đang HOT
Dữ liệu của Chính phủ Philippines cho thấy, hầu hết các ca nhiễm mới đều ở vùng thủ đô Manila (Metro Manila), bao gồm 16 thành phố và là nơi sinh sống của ít nhất 13 triệu cư dân. Từ ngày 29/3, Metro Manila và 4 tỉnh phụ cận đã áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa.
Tặng tàu ngầm cho Myanmar, Ấn Độ đua ảnh hưởng với Trung Quốc
Ấn Độ tặng không tàu ngầm để vừa giúp Myanmar xây dựng hải quân, vừa cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực.
Hải quân Myanmar hôm 15/10 triển khai tàu ngầm đầu tiên trong biên chế UMS Minye Theinkhathu tham gia đợt diễn tập Sea Shield 2020 trên vịnh Bengal. Đây là tàu ngầm được Ấn Độ chuyển giao miễn phí cho hải quân Myanmar trong giai đoạn cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.
UMS Minye Theinkhathu là tàu ngầm diesel-điện Đề án 877EKM (lớp Kilo đời đầu) được Liên Xô chế tạo năm 1988, biên chế trong hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Sindhuvir. Nhà máy đóng tàu Hindustan đã đại tu con tàu trước khi chuyển giao cho Myanmar.
Tàu ngầm UMS Minye Theinkhathu duyệt đội hình trên biển hôm 15/10. Ảnh: DSInfo.
Đây được xem là động thái giúp Myanmar đặt nền tảng để trở thành quốc gia ASEAN thứ năm sở hữu lực lượng tàu ngầm, đồng thời cho phép Ấn Độ mở rộng hợp tác và cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực.
"Hợp tác hàng hải là một phần trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa chúng tôi và Myanmar. Bàn giao tàu ngầm INS Sindhuvir thuộc lớp Kilo cho Myanmar nằm trong khuôn khổ đó", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết trong cuộc họp báo gần đây.
Quan chức Ấn Độ khẳng định động thái này phù hợp với tầm nhìn của New Delhi về "an ninh và phát triển cho toàn khu vực", cũng như đáp ứng "cam kết của Ấn Độ về xây dựng năng lực và khả năng tự chủ cho các nước láng giềng".
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing khẳng định tàu ngầm là yếu tố quan trọng nhằm hiện đại hóa hải quân. "Chúng tôi đã cố gắng tìm cách sở hữu tàu ngầm suốt hàng chục năm nay", ông nói.
Tư lệnh lục quân Ấn Độ Manoj Mukund Naravane và Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla hồi đầu tháng 10 đến thăm Myanmar, gặp Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và tướng Min Aung Hlaing. Hai bên thống nhất tăng cường hợp tác trong nhiều dự án thương mại và hạ tầng, cũng như trao đổi quốc phòng với cả ba quân chủng hải, lục, không quân.
Ấn Độ có biên giới trên biển và trên bộ giáp Myanmar. Đồ họa: MapofIndia.
Myanmar là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có biên giới trên bộ giáp Ấn Độ với chiều dài hơn 1.600 km. Hai nước cũng có chung biên giới dài 725 km trên vịnh Bengal. Ấn Độ coi Myanmar là cánh cửa dẫn tới Đông Nam Á nhằm phục vụ chính sách "Hành động hướng Đông".
Ấn Độ từng nhiều lần nhấn mạnh việc ASEAN đóng vai trò trung tâm tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý ở khu vực.
"Quyết định tặng tàu ngầm dường như là chiến lược được New Delhi tính toán kỹ nhằm cân bằng ảnh hưởng với Bắc Kinh. Việc cung cấp khí tài phòng thủ quan trọng như vậy cho Myanmar rõ ràng cho thấy Ấn Độ đang tìm cách cải thiện năng lực hải quân cho nước láng giềng phía đông để đạt cân bằng sức mạnh với Trung Quốc", Shamshad Ahmad Khan, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc có trụ sở tại New Delhi, nêu quan điểm.
Khan cho rằng Ấn Độ đang tìm kiếm thêm nhiều đối tác an ninh và quốc phòng để đối phó hải quân Trung Quốc, sau khi New Delhi và Bắc Kinh trải qua nhiều tháng căng thẳng dọc đường biên giới tranh chấp trên bộ.
Hải quân Myanmar duyệt đội hình hôm 15/10. Ảnh: DSInfo.
N.C. Bipindra, nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ, chỉ ra rằng Myanmar cũng đang có kế hoạch mua các tàu ngầm Kilo từ Nga và có thể được bàn giao trong vài năm tới, dù thỏa thuận chưa được công bố.
"UMS Minye Theinkhathu sẽ được Myanmar dùng để huấn luyện binh sĩ hải quân và chuẩn bị nền tảng giúp họ vận hành tàu ngầm được Nga đóng mới. Động thái của New Delhi có thể coi là hành động đối phó Bắc Kinh khi nước này cũng đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế và quân sự với Naypyitaw", ông nói thêm.
Myanmar lên kế hoạch mua tàu ngầm Kilo Nga sau khi nước láng giềng Bangladesh biên chế hai tàu ngầm Type-035 Trung Quốc hồi năm 2016. "Bangladesh cũng đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ tàu ngầm ở Cox's Bazar với sự hỗ trợ của Trung Quốc", Bipindra nói.
Myanmar dường như cũng không muốn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.
"Không thể phủ nhận Bắc Kinh sẽ lo ngại điều này. Càng đa dạng hóa nguồn cung, binh sĩ càng có điều kiện làm quen những nền tảng vũ khí hiện đại hơn. Bangladesh đã có tàu ngầm Trung Quốc, buộc Myanmar tìm kiếm tàu ngầm của nước khác nếu muốn duy trì ưu thế với đối thủ", Pankaj Jha, giáo sư ngành quốc phòng và nghiên cứu chiến lược ở đại học O.P. Jindal Global University của Ấn Độ, nêu quan điểm.
Giáo sư Jha cho rằng việc chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Myanmar nằm trong chiến lược phòng thủ biển từ xa của Ấn Độ. "Ấn Độ có thỏa thuận hợp tác an ninh hàng hải với Sri Lanka và Maldives. Họ có thể đang tính đến cơ chế tương tự với Myanmar và Thái Lan, cho phép bảo vệ vịnh Bengal tốt hơn", ông nhận định.
Vịnh Bengal nằm ở đông bắc Ấn Độ Dương, nằm trong mục tiêu tăng cường an ninh hàng hải thông qua hợp tác với các nước láng giềng và đối tác trong nhóm Bộ Tứ để duy trì "khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở, tự do và bao trùm".
Trung Quốc đang triển khai dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng cảng nước sâu ở vùng Kyaukphyu của Myanmar và kết nối với tỉnh Vân Nam qua đường bộ. Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ dự án này vì lo ngại nó có thể được dùng trong mục đích quân sự.
Căng thẳng Trung - Ấn làm điêu đứng hoạt động kinh doanh ở biên giới "Con đường tơ lụa" Không giống như những năm trước, mùa đông năm nay không mang lại nhiều hy vọng cho Gyalson, thương nhân ở Demchok - một trong những ngôi làng ở khu vực Ladakh, nơi Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh chấp. Mùa đông - thời điểm vàng cho các thương nhân Ấn Độ Vào mùa đông, cuộc sống ở vùng núi cao trở...