Số ca mắc COVID-19 ở Séc vượt ngưỡng 3.000
Bộ Y tế Séc ngày 31/3 thông báo, sau khi ghi nhận thêm 184 ca nhiễm nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 30/3, tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này đã vượt ngưỡng 3.000 ca.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt các tài xế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 ở Rozvadov, CH Séc ngày 14/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Séc hiện là 3.001 ca tính đến hết ngày 30/3, trong đó có 23 ca tử vong và 25 bệnh nhân đã hồi phục.
Trong khi đó, tại Romania, Bộ trưởng Nội vụ nước này Marcel Vela ngày 30/3 cho biết Chính phủ Romania đã cách ly thị trấn miền Đông Suceava và 8 ngôi làng xung quanh để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Động thái này diễn ra sau khi Romania tuyên bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19 hôm 16/3 sau khi ghi nhận tổng cộng 2.109 ca mắc bệnh và 65 ca tử vong.
Theo Bộ trưởng Y tế của Romania Nelu Tataru, nguyên nhân khiến dịch bênh lây lan ở nước này là do việc quản lý yếu kém và người dân không tôn trọng các quy định về tự cách ly.
Tại Anh, hãng hàng không British Airways (BA) ngày 31/3 cho hay đã tạm thời ngừng các chuyến bay từ sân bay Gatwick, sân bay lớn thứ 2 ở nước này do COVID-19
Tại Tây Ban Nha, Ngoại trưởng nước này Arancha Gonzalez cùng ngày đã đề xuất tăng ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với cuộc khủng hoảng do COVID-19.
Phát biểu trên đài phá thanh Pháp Europe1, Ngoại trưởng Gonzalez nêu rõ: “Có lẽ chúng ta nên tăng dòng tiền của châu Âu và ngân sách châu Âu cũng nên lớn hơn”. Bà cho hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu Âu (EC) đang nỗ lực để đối phó với khủng hoảng, song cần có sự đoàn kết hơn nữa giữa các nước thành viên EU.
Video đang HOT
Trong diễn biến liên quan, tại Bồ Đào Nha, Hiệp hội Du lịch nước này (CTP) ngày 30/3 cho biết dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch và thể thao của nước này.
Theo Chủ tịch CTP Francisco Calheiros, dịch bệnh COVID-19 đã tác động “cực mạnh” tới ngành du lịch và hiện vẫn chưa ra con số cụ thể về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh này do quy mô các hoạt động liên quan đến ngành trên rất lớn.
Tại Bulgaria, Bộ trưởng Tài chính nước này Vladislav Goranov ngày 31/3 cho rằng cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 sẽ khiến cho Bulgaria phải huy động 4,2 tỷ lev (2,36 tỷ USD) thông qua phát hành trái phiếu trong năm nay để bù đắp cho thâm hụt tài chính và thực hiện những cam kết về bảo lãnh vay đối với các doanh nghiệp. Theo ông Goranov, theo kịch bản xấu, tăng trưởng kinh tế của Bulgaria dự kiến sẽ giảm 3% so với dự đoán trước đó là tăng 3,3%.
Văn Khoa
Trường hợp đầu tiên trên thế giới nhiễm 2 chủng SARS-CoV-2 đồng thời
Một người dân Iceland xét nghiệm dương tính với Covid-19 bị nhiễm tới 2 biến chủng virus SARS-CoV-2 và đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện trường hợp như vậy.
Kari Stefansson, giám đốc DeCode - công ty dược phẩm sinh học có trụ sở tại Iceland, đã xác nhận sự lây nhiễm bất thường trên, theo trang Reykjavik Grapevine.
Stefansson nói biến chủng thứ hai là một dạng đột biến của virus SARS-CoV-2. Nó có thể nguy hiểm hơn vì những người bị lây nhiễm từ người này chỉ bị nhiễm biến chủng thứ hai.
Stefansson nói cần có thêm nghiên cứu để khẳng định giả thuyết trên. Ông cũng không loại trừ khả năng đây là sự trùng hợp.
Stefansson nhấn mạnh, biến chủng thứ hai chưa từng được phát hiện bên ngoài Iceland, theo Grapevine.
Đây là phát hiện mới nhất của DeCode - công ty hiện đang phân tích mẫu gene của SARS-CoV-2 ở Iceland. Công ty phát hiện sự đa dạng về kiểu gene của virus lây nhiễm ở Iceland, cho thấy chúng đến từ nhiều vùng khác nhau.
Những nguồn SARS-CoV-2 lây nhiễm chính ở Iceland đến từ Italia, Áo và Anh. Một trận bóng đá tại Anh được cho là nguyên nhân khiến 7 ca nhiễm Covid-19 tại Iceland.
Iceland có số người nhiễm Covid-19 cao trên tổng dân số.
Iceland là đảo quốc có số dân chỉ 365.000 người nhưng lại có đến 1.086 ca nhiễm Covid-19, chiếm tỉ lệ tương đối lớn, bao gồm 2 ca tử vong.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học phương Tây đề cập đến khả năng SARS-CoV-2 đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người từ hàng thập kỷ, đến khi tạo đột biến để bùng phát thành đại dịch.
DeCode thông báo hiện đã xét nghiệm cho khoảng 10.000 người ở Iceland, bao gồm cả những người có triệu chứng hoặc nằm trong nhóm dễ lây nhiễm.
Khoảng 5.000 tình nguyện viên không có triệu chứng tham gia xét nghiệm và kết quả cho thấy có 48 người nhiễm SARS-CoV-2, dấu hiệu cho thấy virus đã lây nhiễm trong cộng đồng.
Stefansson nói mục tiêu tiếp theo của DeCode là đánh giá xem virus biến đổi ra sao và từ đó tìm hiểu chuỗi lây nhiễm ở Iceland. "Chúng tôi còn phát hiện trường hợp sau khi virus đột biến, biến chủng ban đầu tự triệt tiêu chỉ còn dấu vết của biến chủng mới", Stefansson nói.
Derek Gatherer, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Đại học Lancaster, Anh, nói phát hiện trên là không quá bất ngờ. "Virus liên tục đột biến do những tác động trong quá trình nhân bản nhưng chỉ số ít kết quả đột biến tạo ra sự thay đổi rõ rệt", Gatherer nói.
Hiện tại, phát hiện của DeCode khẳng định có nhiều nguồn lây nhiễm Covid-19 khác nhau, du nhập vào Iceland từ nước ngoài.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Người vô gia cư thêm khốn khổ vì lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19 Người vô gia cư được cho là một trong những nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất trong nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Người vô gia cư ngủ dưới nhà ga Westminster tại London, Anh. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, những người vô gia cư có nguy cơ mắc các bệnh...