Số ca mắc COVID-19 ở Đức và Ba Lan tăng đột biến
Viện Robert Koch – cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức – ngày 11/3 cảnh báo làn sóng thứ 3 của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã bắt đầu ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận 14.356 ca mắc mới – mức cao chưa từng thấy kể từ ngày 4/2 vừa qua. Trước tình hình này, Viện Robert Koch khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc các quy tắc phòng dịch như đeo khẩu trang hoặc giữ giãn cách xã hội.
Đức bắt đầu nới lỏng dần các lệnh hạn chế xã hội từ cuối tháng 2 vừa qua, với việc cho phép học sinh tiểu học được trở lại trường và một số cửa hàng nối lại hoạt động. Quyết định nới lỏng này đã phần nào giải tỏa tâm lý chán chường trong dân chúng, sau khi các cơ sở giải trí, văn hóa và thể thao buộc phải đóng cửa để phòng dịch kể từ tháng 11/2020 và tiếp đó là các trường học và hầu hết các cửa hàng vào giữa tháng 12/2020.
Mặc dù vậy, các nhà dịch tễ học đã nhiều lần cảnh báo rằng quyết định nới lỏng một phần các hạn chế xã hội này là quá sớm, trong khi chỉ ra rằng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn, cũng như tỷ lệ lây nhiễm đang gia tăng ở các nước láng giềng của Đức là Cộng hòa Séc hoặc Ba Lan.
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới ngày 11/3, Giám đốc Viện Robert Koch – ông Robert Wieler cho biết có những dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy chiến dịch tiêm chủng tại Đức đã bắt đầu có hiệu quả. Ông nêu rõ: “Chúng tôi đã nhận thấy những tác động đối với những người trên 80 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh đang giảm rất nhiều”. Chiến dịch tiêm phòng ngừa COVID-19 của Đức được khởi động cuối tháng 12/2020, với đối tượng ưu tiên là những người cao tuổi.
Cũng trong ngày 11/3, giới chức y tế Ba Lan cho biết nước này đã ghi nhận thêm 21.045 trường hợp mắc COVID-19 – mức cao nhất kể từ tháng 11/2020. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia Đông Âu này có 1.849.424 ca mắc COVID-19 và 46.373 trường hợp tử vong vì đại dịch này.
Nga trục xuất nhân viên ngoại giao ba nước
Nga trục xuất các nhân viên ngoại giao Ba Lan, Thụy Điển và Đức vì tham gia biểu tình ủng hộ nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny.
Người dân tham gia biểu tình phản đối bắt giam nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny ở Moskva, Nga, hôm 2/2. Ảnh: Reuters,
Các nhà ngoại giao từ Thụy Điển, Đức và Ba Lan, bị trục xuất với cáo buộc tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp hồi tháng trước để phản đối việc bắt giam nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga hôm nay.
Moskva tuyên bố họ coi hành động của các nhà ngoại giao ba nước trên là điều "không thể chấp nhận". Nga yêu cầu các nhà ngoại giao bị trục xuất phải rời khỏi nước này "trong tương lai gần", song chưa nêu cụ thể thời gian.
Bộ ngoại giao Thụy Điển trước đó cũng xác nhận nhân viên ngoại giao của họ tại Nga đã nhận được thông báo trục xuất. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thụy Điển cũng bác cáo buộc của Moskva rằng nhà ngoại giao của họ đã tham gia cuộc biểu tình ủng hộ Navalny.
Bộ Ngoại giao Ba Lan cùng ngày cho biết đã triệu tập Đại sứ Nga ngay sau quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao của Moskva. "Phía Ba Lan hy vọng chính quyền Nga sẽ đảo ngược quyết định sai lầm này. Nếu không, Ba Lan sẽ tự thực hiện các động thái phù hợp", phía Ba Lan tuyên bố.
Thủ tướng Angela Merkel cũng lên án hành động của Nga và gọi đây là động thái khiến Nga tiếp tục xa rời chế độ pháp quyền. Lãnh đạo Đức tuyên bố sẽ coi quyết định trục xuất của Nga là "không thỏa đáng".
Động thái của Nga được thực hiện vài giờ sau khi quan chức giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell gặp Ngoại trưởng Sergei Lavrov tại Mokva, trong đó ông mô tả mối quan hệ của EU với Nga đang ở mức "thấp" sau khi Navalny bị bắt.
Hàng chục nghìn người dân Nga cuối tuần qua đã tham gia biểu tình tại nhiều thành phố lớn trên cả nước, yêu cầu giới chức thả tự do cho nhà hoạt động đối lập Navalny. Cảnh sát Nga được cho là đã bắt hơn 5.100 người tham gia biểu tình, trong đó khoảng 1.600 ở thủ đô Moskva, bao gồm cả Yuli, vợ của Nalavny. Tuy nhiên, Yuli đã được thả vài giờ sau phiên điều trần hôm 1/2 với cáo buộc tham gia biểu tình chưa được cấp phép.
Trước khi nổ ra cuộc biểu tình quy mô lớn, Nga cuối tháng trước đã cáo buộc đại sứ quán Mỹ tại Moskva công bố các tuyến đường trong cuộc biểu tình ủng hộ Navalny và yêu cầu nhà ngoại giao Mỹ giải thích. Đại sứ quán Mỹ tại Moskva sau đó tuyên bố đang theo dõi các cuộc biểu tình, thêm rằng Washington ủng hộ "quyền của tất cả mọi người được biểu tình hòa bình, tự do ngôn luận".
Bộ Nội vụ Nga trước đó đã cảnh báo người dân không tham gia các cuộc biểu tình trái phép. Luật liên bang Nga yêu cầu nhà tổ chức phải nộp đơn xin phép cho chính quyền địa phương ít nhất 10 ngày trước khi tiến hành biểu tình.
Navalny bị bắt hôm 17/1, ngay khi vừa về nước cùng vợ sau nhiều tháng điều trị tại Đức. Nhà hoạt động đối lập này và nhiều nước châu Âu cáo buộc Nga "đầu độc" ông bằng bằng chất độc thần kinh Novichok có từ thời Liên Xô, nhưng Moskva bác bỏ. Phiên tòa hồi đầu tuần đã quyết định chuyển án treo hai năm tám tháng với Navalny thành án tù giam.
Việc Nga bắt Navalny hứng chỉ trích từ Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, Nga nhiều lần đáp trả, yêu cầu các lãnh đạo nước ngoài "tôn trọng luật pháp quốc tế" và "xử lý các vấn đề trong đất nước" của họ. Điện Kremlin cũng khẳng định sẽ không xem xét yêu cầu thả Navalny của các nước phương Tây bởi đây là vấn đề nội bộ.
Châu Âu tin Trung Quốc sẽ là cường quốc số một thế giới Khảo sát mới cho thấy khoảng 60% người châu Âu tin Trung Quốc sẽ thế vị trí cường quốc số một thế giới của Mỹ, dù Biden lên làm tổng thống. Kết quả khảo sát của tổ chức nghiên cứu thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), thực hiện với 15.000 người ở 11 quốc gia, chỉ ra cứ 10 người có...