Số ca Covid-19 tăng kỷ lục, hệ thống y tế Myanmar “nguy kịch”
Myanmar ghi nhận số ca Covid-19 tăng kỷ lục kể từ sau cuộc đảo chính 4 tháng trước, khiến hệ thống y tế có nguy cơ sụp đổ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Các tình nguyện viên chuẩn bị hỏa thiêu một nạn nhân Covid-19 ở thị trấn Cikha, bang Chin (Ảnh: Reuters).
Truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin, nước này hôm 19/6 ghi nhận 546 ca Covid-19 mới và 7 người tử vong, mức tăng cao nhất kể từ cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2. Chưa rõ bao nhiêu xét nghiệm đã được tiền hành hoặc bao nhiêu người Myanmar đã tiêm vắc xin tính tới lúc này.
Kể từ sau khi quân đội giành quyền điều hành đất nước từ chính phủ dân sự, nỗ lực chống Covid-19 của Myanmar đã “rơi vào tình trạng hỗn loạn”, theo Guardian .
Theo truyền thông địa phương, các bệnh viện nhà nước gần như không hoạt động, trong khi Liên Hợp Quốc cảnh báo về viễn cảnh khủng hoảng nhân đạo tại một số khu vực. Ví dụ, tại bang Kayah, xung đột giữa quân đội với một nhóm vũ trang dân tộc thiểu số phản đối đảo chính, đã khiến 100.000 người phải tháo chạy khỏi nơi ở giữa lúc dịch bệnh.
Video đang HOT
Giới quan sát lo ngại một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới có thể bùng phát trong những tháng gần đây, khi các biến chủng nguy hiểm hơn có thể đã xâm nhập Myanmar từ các nước láng giềng như Ấn Độ và Thái Lan. Trong đợt bùng dịch đầu tiên, hơn 3.000 người Myanmar đã chết vì đại dịch.
Joy Singhal, trưởng phái đoàn Myanmar tại Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, mô tả số ca Covid-19 tăng hôm 19/6 là đáng báo động. Ông Singhal nói: “Điều này khẳng định những lo lắng của chúng tôi rằng virus đang loang ra nhanh chóng khi các biến thể dễ lây lan và nguy hiểm hơn đang được xác định ở nhiều vùng khác nhau của đất nước”.
Hệ thống y tế “run rẩy” trước dịch bệnh, đảo chính
Các bệnh viện và toàn bộ hệ thống y tế Myanmar đang bị ảnh hưởng từ chính biến, trong bối cảnh chính phủ quân sự hiện vẫn đối phó với phong trào biểu tình phản đối đảo chính và các cuộc xung đột với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở biên giới.
Ông Singhal kêu gọi Myanmar phải tăng tốc điều trị, xét nghiệm và thực hiện các biện pháp ngăn chặn để tránh “lặp lại bi kịch mà một số quốc gia Nam Á đã gặp phải trong thời gian qua”.
Y tế Myanmar đang đối mặt với hàng loạt thách thức. Tuần trước, truyền thông nhà nước cho biết, cựu lãnh đạo chương trình tiêm chủng Covid-19 Myanmar Htar Htar Lin đã bị bắt vì cáo buộc phản quốc do hợp tác với các chính trị gia phe đối lập. Hàng trăm nhân viên y tế bị bắt hoặc truy nã vì cáo buộc kích động bạo loạn khi tham gia vào phong trào bất tuân dân sự phản đối đảo chính. Các cuộc đình công diễn ra tại nhiều thành phố trên cả nước.
Chính quyền quân sự Myanmar đã đưa việc chống Covid-19 lên làm ưu tiên hàng đầu. Họ đã kêu gọi các bác sĩ quay trở lại làm việc, nhưng có rất ít người ủng hộ thông điệp này.
Myanmar hiện ghi nhận 148.000 ca Covid-19 và 3.262 người chết, nhưng giới chuyên gia cho rằng, con số này có thể không phản ánh đúng thực tế vì hoạt động chống dịch ở Myanmar đã gần như bị đình trệ sau đảo chính.
Sandra Mon, nhà nghiên cứu dịch tễ học cấp cao tại Trung tâm Y tế Công cộng và Nhân quyền thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ), cho biết, bà vẫn chưa rõ chính quyền quân sự có kế hoạch dập dịch như thế nào.
Bà Mon cho rằng, phương án đưa bên thứ 3 vào quản lý hoạt động tiêm chủng ở Myanmar đáng để cân nhắc. Nhiều nhân viên y tế và dân thường không tham gia chương trình tiêm chủng của chính quyền quân sự, do căng thẳng dâng cao trong những tháng qua.
Triều Tiên viện trợ tài chính nước ngoài lần đầu sau hơn 15 năm
Mặc dù tình hình lương thực trong nước "căng thẳng" do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Triều Tiên vẫn đóng góp vào chương trình của Liên Hợp Quốc để viện trợ nhân đạo cho Myanmar.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters).
Reuters dẫn thông tin từ Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, hôm 24/5, Triều Tiên đã đóng góp 300.000 USD vào Quỹ viện trợ Nhân đạo cho Myanmar. Đây là quỹ kêu gọi khoảng 276 triệu USD để hỗ trợ Myanmar - nơi hàng trăm người đã thiệt mạng kể từ cuộc binh biến hồi đầu tháng 2.
Lần gần đây nhất Triều Tiên viện trợ tài chính cho nước ngoài thông qua Liên Hợp Quốc là vào năm 2005 khi Bình Nhưỡng dành 150.000 USD hỗ trợ các nước bị tàn phá bởi sóng thần năm 2004 gồm Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Maldives và Sri Lanka.
Hiện tại, Triều Tiên cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai và đại dịch. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 16/6 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết, kinh tế Triều Tiên đã có dấu hiệu cải thiện trong nửa đầu năm 2021 nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn "căng thẳng".
"Tình hình lương thực của người dân đang căng thẳng hơn do ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa gạo do thiệt hại từ trận bão năm ngoái", ông Kim nói.
Ông Kim cũng nhấn mạnh, đại dịch kéo dài đòi hỏi Đảng Lao động Triều Tiên phải đẩy mạnh nỗ lực cung cấp thực phẩm, quần áo và nhà ở cho người dân.
Đến nay, mặc dù đã xét nghiệm và cách ly hàng chục nghìn trường hợp nhưng Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào nhờ nhanh chóng đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước mặc dù việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế, thương mại.
Việt Nam nêu 4 nhóm biện pháp hợp tác Mekong - Lan Thương Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nhóm biện pháp hợp tác để giải quyết các vấn đề cấp bách khi dự hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong - Lan Thương. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 6 diễn ra hôm nay tại Trùng Khánh, Trung Quốc, với sự tham...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025