Số ca Covid-19 mới tại Mỹ thấp nhất trong 11 tháng qua
Các ca nhiễm Covid-19 mới trên khắp nước Mỹ đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong hơn 11 tháng, tăng thêm niềm tin về tính hiệu quả của chiến dịch tiêm vắc xin.
Chương trình tiêm vắc xin hiệu quả tại Mỹ giúp số ca nhiễm mới giảm mỗi ngày. Quy định đeo khẩu trang đã được nới lỏng đối với những người tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ (Ảnh: AP).
AP dẫn số liệu của Đại học Johns Hopkins cho biết, Mỹ ghi nhận 28.600 ca mắc Covid-19 vào ngày 21/5. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ, số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày gần nhất giảm xuống dưới 30.000 ca/ngày. Theo Giám đốc CDC Rochelle Walensky, đây là mức thấp nhất kể từ ngày 18/6.
Số ca tử vong mỗi ngày xuống còn 552 ca, một con số chưa từng thấy kể từ tháng 7/2020. Chỉ mới hồi tháng 4 vừa qua, số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ vượt 1.500 mỗi ngày.
Những con số này cho thấy làn sóng Covid-19 đã giảm mạnh tại Mỹ kể từ khi đại dịch đạt đỉnh điểm tàn phá hồi tháng 1 vừa qua.
Khi số ca nhập viện và tử vong đều giảm trong tuần này, cuộc sống trước đại dịch ở Mỹ đã bắt đầu hồi sinh. Những cái ôm nồng ấm, quy định bắt buộc đeo khẩu trang được nới lỏng và du lịch dự kiến tăng trở lại.
Video đang HOT
“Khi mỗi tuần trôi qua và khi chúng tôi ghi nhận những tiến triển trong công cuộc chiến đấu dịch bệnh, các dữ liệu này mang lại cho tôi hy vọng”, Giám đôc CDC Walensky cho biết tại một cuộc họp báo hôm 22/5.
Các chuyên gia y tế cho rằng, đây là thành quả của chiến dịch tiêm vắc xin hiệu quả của Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, nhiều người Mỹ vẫn chưa tiêm vắc xin và khi các biến thể mới xuất hiện, nguy cơ bùng nổ đại dịch có thể rất cao.
Hơn 60% người trên 18 tuổi ở Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin và gần 50% đã tiêm đủ hai liều. Tuy nhiên, ở hầu hết các bang hiện nay, nhu cầu tiêm vắc xin đã giảm. Vì vậy, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tìm mọi cách thuyết phục người dân đi tiêm với thông điệp lạc quan rằng “vắc xin sẽ mang lại cuộc sống bình thường chúng ta”.
Nhiều chiến dịch hấp dẫn được đưa ra để khuyến khích người Mỹ đi tiêm. Các quan chức y tế Mỹ thậm chí đang tìm cách hợp tác với các ứng dụng hẹn hò để nhắc nhở và thưởng cho người đi tiêm. Các bang như Ohio, New York, Oregon và thậm chí mời gọi người dân đi tiêm bằng giải thưởng xổ số lên tới 5 triệu USD.
Mối lo ngại nhất hiện nay của giới chức Mỹ là những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Alabama, nơi mới đạt tỷ lệ tiêm chủng 34% (một liều). Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất ở Mỹ. Các chuyên gia y tế lo ngại, những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể làm bùng nổ các biến thể virus mới có khả năng kháng vắc xin cao hơn.
“Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là các biến thể virus mới, vì vậy người dân cần phải cảnh giác trong những tháng tới”, Tiến sĩ Philip J. Landrigan – chuyên gia sức khỏe cộng đồng từ trường Cao đẳng Boston nói.
Theo ông Landrigan, khi tỷ lệ tiêm vắc xin trên toàn quốc đạt ít nhất 85%, có thể loại bỏ hoàn toàn virus. Trong bối cảnh số ca mắc mới đang giảm mạnh, ông hy vọng Mỹ sẽ sớm tuyên bố kiểm soát được đại dịch.
“Mọi việc đang dần trở thành hiện thực vào ngày 4/7 tới, thời điểm chúng tôi có thể tuyên bố hoàn thành mục tiêu tiêm vắc xin”, ông nhấn mạnh, nhắc tới ngày Quốc khánh Mỹ.
Theo thống kê của worldometers, Mỹ cho tới nay ghi nhận gần 34 triệu ca Covid-19 và trên 603.000 người chết vì dịch bệnh.
Giá dầu tiếp tục giảm 1% khi hàng loạt nước EU siết lệnh phong tỏa trở lại
Giá dầu mất hơn 1% trong phiên ngày 22/3 do gia tăng lo ngại rằng các lệnh phong tỏa mới tại châu Âu sẽ cản trở đà phục hồi của nhu cầu nhiên liệu.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu Brent giảm 69 xu Mỹ, tương đương 1,1%, về còn 63,84 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ mất 1,03 USD, tương đương 1,7%, xuống 60,39 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu này đã lao dốc hơn 6% trong tuần trước.
Giá dầu tiếp tục mất hơn 1% trong phiên ngày 22/3.
Làn sóng Covid-19 mới đang bùng phát tại châu Âu trong những tuần gần đây dẫn tới những cảnh báo về sự bùng nổ số ca nhiễm tại Đức và buộc thủ đô Paris (Pháp) phải ban lệnh phong tỏa.
Biến chủng của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Anh được xem là nguyên nhân chính của làn sóng lây nhiễm mới này. Giới khoa học cho rằng biến chủng Anh có mức độ lây lan mạnh mẽ hơn nhiều so với các biến chủng trước đó.
Paris và một số vùng thuộc phía Bắc của nước Pháp đã áp lệnh phong tỏa từ hôm 20/3. Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 mới bình quân mỗi ngày ở Pháp tăng vượt mức 25.000 ca lần đầu tiên kể từ tháng 11/2020.
Theo đề xuất, chính phủ Đức có thể kéo dài lệnh phong tỏa nhằm chặn đợt lây nhiễm mới của dịch Covid-19 sang tháng thứ 5 do số người mắc tăng đột biến đang được cảnh báo sẽ khiến các bệnh viện quá tải.
Trong khi đó, Italia đã tạm dừng các kế hoạch cho lễ Phục sinh bằng cách tái áp lệnh phong tỏa toàn quốc do Thủ tướng Mario Draghi công bố. Italia hiện có số trường hợp tử vong vì Covid-19 cao thứ 6 trên thế giới, với 103.855 ca, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Nhà phân tích về thị trường Jeffrey Halley tại OANDA cho rằng việc Đức gia hạn lệnh phong tỏa và Pháp thực hiện phong tỏa một phần tiếp tục tạo áp lực đối với tâm lý tiêu dùng tại châu Âu.
Kết quả thăm dò công bố ngày 22/3 cho thấy mức độ tin tưởng vào độ an toàn của vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất đã bị ảnh hưởng lớn tại Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Italia sau báo cáo nói rằng vaccine đã kích hoạt tiểu cầu trong máu trong cơ thể người được tiêm, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông.
Nhận định về triển vọng nhu cầu của nhiên liệu, ông Stephen Innes - người phụ trách chiến lược thị trường toàn cầu của Axi, cho biết: "Nhu cầu dầu mỏ sẽ mất nhiều thời gian mới hoàn toàn phục hồi. Đồng thời, việc giảm nguồn cung của các nước sản xuất chủ chốt sẽ là động lực chính cho đà đi lên của giá dầu mỏ".
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC , đã cắt giảm sản lượng kỷ lục để thắt chặt thị trường toàn cầu sau khi nhu cầu sụt mạnh do đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ đang bắt đầu tăng tốc hoạt động khai thác trở lại khi giá dầu phục hồi mạnh trong 2 tháng đầu năm.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu khí - dấu hiệu ban đầu về sản lượng trong tương lai, tăng 9 chiếc lên 411 chiếc trong tuần trước. Số giàn khoan tăng liên tục trong 7 tháng qua và hiện tăng gần 70% so với mức thấp kỷ lục là 244 chiếc vào tháng 8/2020.
Người giàu chi bộn tiền cho việc giãn cách xã hội Theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, những người kiếm được 230.000 USD/năm có khả năng đáp ứng các biện pháp phòng, chống dịch cao hơn số còn lại. Theo New York Post , giới nhà giàu đang có nhu cầu sống giãn cách xã hội cao hơn so với các hộ gia đình thu nhập thấp. Mức thu nhập cao cùng...